Friday, 28 August 2015

Kinh tế : Giới đầu tư vẫn lo ngại tai họa Trung Quốc (Trọng Nghĩa - RFI)





Trọng Nghĩa  -  RFI
Đăng ngày 27-08-2015 

Vào trưa nay, 27/08/2015, các thị trường châu Âu và Châu Á đã vươn lên trở lại sau nhiều ngày đen tối. Tín hiệu tích cực tuy nhiên không đến từ Trung Quốc, nơi xuất phát cơn chấn động vừa qua, mà lại đến từ Wall Street, đã khôi phục sinh khí vào hôm qua, sau sáu ngày lao đao. Cho dù vây, các chuyên gia phân tích đều cảnh cáo rằng bóng ma của tình trạng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại vẫn ám ảnh tương lai.

Để đối phó với tình trạng thị trường chứng khoán của minh bị tuột giá thê thảm, chính quyền Trung Quốc vào hôm qua đã lại dùng đến vũ khí lãi suất và thanh khoản. Lần thứ hai trong vỏn vẹn hai tháng, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm các lãi suất chủ chốt của mình, đồng thời nới lỏng việc cung ứng tiền mặt cho các ngân hàng.

Các biện pháp này không chỉ nhằm thúc đẩy sự lưu thông của thanh khoản tại Trung Quốc, mà còn nhắm mục tiêu chính trị là khôi phục niềm tin vào khả năng Bắc Kinh lèo lái nền kinh tế, tránh khỏi tình trạng hạ cánh thô bạo, đồng thời duy trì được chỉ tiêu tăng trưởng dự trù.

Hôm nay Ngân hàng trung ương của Trung Quốc cũng hạ thêm tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ, xuống đến mức thấp nhất từ bốn năm nay, không đầy ba tuần sau quyết định phá giá đột ngột hôm 11/08, một động thái được cho là nhằm cứu nguy nền xuất khẩu nói riêng, và nền kinh tế nói chung.

Vấn đề được giới quan sát nêu bật là thị trường chứng khoán Thượng Hải đang bị rơi vào tình trạng trồi sụt thất thường, sau khi bị sụp đổ vào tháng Sáu vừa qua, buộc chính quyền Trung Quốc phải mạnh tay can thiệp, kể cả việc tung tiền ra mua lại cổ phiếu trên thị trường để giữ giá.

Theo các chuyên gia phân tích được hãng tin Pháp AFP trích dẫn, cho sự suy sụp của thị trường chứng khoán Thượng Hải có thể sẽ chỉ tác động hạn chế trên nền kinh tế Trung Quốc, thế nhưng sự kiện đó đã khiến cho giới đầu tư nhận thức rõ là mức giá cao ngất ngưởng của các công ty được niêm yết ở đấy không phản ánh được giá trị thực của các các công ty này, vốn thấp hơn rất nhiều.

Cảm nhận về trị giá giả tạo đó sẽ không trấn an được giới đầu tư, khiến cho tình hình thêm bất ổn.

Bên cạnh đó, còn một mối quan ngại lớn về sức tăng trưởng thực thụ của nền kinh tế Trung Quốc, và theo các nhà quan sát, chính nỗi lo ngại đó đã làm dấy lên những biến động tài chánh vừa qua.

Trong một bài trả lời phỏng vấn của nhật báo Thụy Sĩ Le Temps, kinh tế gia Pháp Patrick Artus ghi nhận : « Trung Quốc đang ở trong tình trang không sử dụng được tất cả các năng lực sản xuất của mình : giá hàng công nghiệp giảm mạnh, đầu tư cũng giảm, kết quả là sự mất mát đáng kể của công ăn việc làm trong một nền kinh tế công nghiệp phát triển cao ».

Đối với chuyên gia kinh tế này, tỷ lệ tăng trưởng thực thụ của kinh tế Trung Quốc không phải là 7% mỗi năm, mà chỉ vào khoảng 2% mà thôi. Nếu quả thực là như vậy thì rõ ràng đây là mức thấp nhất từ khi thời kỳ Mao Trạch Đông cáo chung từ năm 1976 đến nay.

Theo Wikileaks, chính ông Lý Khắc Cường, từ thời chưa làm Thủ tướng vào năm 2007, đã từng công nhận rằng không thể tin tưởng được số liệu thống kê kinh tế của Trung Quốc.

-----------------------------

Anh Vũ  - RFI
Đăng ngày 27-08-2015 

Theo đà tăng của thị trường Wall Street, ngày 27/08/208, chứng khoán Châu Á bắt đầu được hồi phục tăng trở lại. Tuy nhiên cơn bão có vẻ như chưa tan hẳn, các thị trường vẫn lo ngại bởi kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh.

Sau khi rơi vào tâm bão mất 8% hôm thứ Hai (24/08/2015) và tiếp tục rơi thêm trong ngày tiếp theo, thị trường Thượng Hải đã có dấu hiệu sống lại với mức tăng 5,34% cho tới khi đóng cửa hôm nay. Các thị trường Sydney, Seoul và Tokyo cũng đồng loạt được khởi sắc, trong khi đó thị trường Hồng Kông cũng kết thúc một ngày giao dịch với mức tăng 3,60%. Tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn ám ảnh lo ngại trước việc kinh tế Trung Quốc ngày càng lộ rõ dấu hiệu hụt hơi. Mặc dù những ngày qua, chính quyền Bắc Kinh liên tục đưa ra các biện pháp hỗ trợ, nhưng các chỉ số kinh tế Trung Quốc vẫn không hề được cải thiện.

Năm 2014, Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 7,4%, mức thấp nhất kể từ 25 năm qua. Bắc Kinh ấn định chỉ tiêu tăng trưởng của năm 2015 là 7%. Tuy nhiên đến lúc này, nhiều nhà phân tích đều nhận định mục tiêu này khó có thể đạt được. Từ giữa tháng Sáu đến nay, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị mất tới 40% giá trị. Sau nhiều thập kỷ luôn giữ mức tăng trưởng ở hai con số do được kích thích bởi xuất khẩu và chi tiêu công ồ ạt cho xây dựng hạ tầng cơ sở, giờ đây nền kinh tế Trung Quốc bị chững lại : Công nghiệp giảm tốc, khu vực chế biến cũng thu hẹp hoạt động, xuất khẩu sụt giảm.

----------------------
27 tháng 8 2015

Chứng khoán Trung Quốc bắt đầu tăng điểm trở lại, sao đợt lao dốc làm chấn động thị trường toàn cầu.

Chỉ số Shanghai Composite tăng 2,3% lên 2.991,91 điểm.
Tuy nhiên sự đảo hướng này vẫn không đủ để bù đắp lại tổn thất trong tuần qua.
Sàn chứng khoán ở một số nước châu Á khá cũng tăng điểm trong phiên đầu ngày nhờ các diễn biến tích cực tại Phố Wall hôm 26/8.
Tâm lý các nhà đầu tư được cải thiện sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tại New York, ông William Dudley, nói hiện 'chưa phải thời điểm thích hợp' để tăng lãi suất.

Tại các thị trường châu Á khác ngày 27/8:
Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong tăng 2,6% lên 21.635,32 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 2% lên 18.736,90 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng điểm trong ngày thứ hai liên tiếp, đạt 1.915,23 điểm.

Đợt trượt dốc nghiêm trọng tại thị trường chứng khoán Trung Quốc hồi tuần trước đã gây chấn động thị trường toàn cầu.
Động thái cắt lãi suất cho vay của ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm 25/8 đã thất bại trong việc bình ổn thị trường.






No comments:

Post a Comment

View My Stats