Sunday, 30 August 2015

Luận điệu của Bắc Kinh về Thế chiến II (Andrew Browne - WSJ)





Andrew Browne  -  WSJ
Trà Mi dịch
Posted on August 27, 2015 by editor — 0 Comments

Lịch sử do Bắc Kinh viết lại rất ít đề cập đến Chiang Kai-shek, (Tưởng Giới Thạch) người đã lãnh đạo cuộc chiến của Trung Hoa chống lại Nhật Bản trong Thế chiến II.

Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc diễn binh lớn vào tuần tới để kỷ niệm lần thứ 70 kết thúc Chiến tranh Thế giới II, Andrew Browne của WSJ giải thích “lịch sử” Trung Hoa mà Bắc Kinh đang cổ xuý. Ảnh: EPA

Khi quân Nhật tràn ngập trên toàn lãnh thổTrung Quốc vào năm 1938, người lãnh đạo Trung Hoa thời chiến, Chiang Kai-shek, đã ra lệnh cho binh sĩ phá đê Hoàng Hà trong một nỗ lực liều lĩnh để làm chận bước tiến của kẻ thù.

Một bức tường nước tràn như thác đổ xuống đồng bằng màu mỡ của miền trung Hoa Lục, phá hủy tất cả mọi thứ trên giòng chảy. Trận lụt đó đã làm thiệt mạng khoảng 500.000 người và  khiến 5 triệu người mất nhà cửa, vô gia cư.

Trong thời Thế chiến II, hay hay dở, thì họ Tưởng là người đã lấy quyết định đó khi tương lai của Trung Hoa như chỉ mành treo chuông.

Chiang Kai-shek năm 1938 tại Trùng Khánh (Chonqing), Trung Hoa. Ông đang duyệt đội binh tình nguyện trong cuộc chiến chống lại Nhật Bản. Nguồn: ASSOCIATED PRESS

Viên tướng của Quốc Dân Đảng là tổng tư lệnh đoàn quân đã tham dự trong gần như tất cả các trận đánh lớn, đối đầu với một kẻ thù lớn hơn hẳn, suốt tám năm trời. Và cuối cùng ông đã ngồi xuống với Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill để bàn luận và xếp đặt thời hậu chiến cho châu Á, Tưởng Giới Thạch là biểu tượng của cuộc kháng chiến anh hùng đã giành cho Trung Hoa một chỗ ngồi giữa các cường quốc hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, trong lúc  Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc diễn binh lớn vào tuần tới để kỷ niệm lần thứ 70 kết thúc Chiến tranh Thế giới II, trang sử của Bắc Kinh [viết lại] hôm nay đã đổi vai trò cao chót vót của Tưởng Giới Thạch thành một vai phụ. Ở ngoại ô Bắc Kinh – nơi mà tiếng súng đầu tiên đã bắn đi trong cái gọi là “Cuộc chiến đấu của nhân dân Trung Quốc trong kháng chiến chống xâm lược Nhật Bản” – một viện bảo tàng quốc gia chiến tranh vừa được mở rộng gần như hoàn toàn không đề cập đến Tưởng Giới Thạch.

Poster quảng cáo phim “Tuyên Ngôn Khai La (Cairo)” để hình Mao Trạch Đông. Nguồn: http://sinosphere.blogs.nytimes.com/

Thay vào đó, chiến thắng vinh quang đánh bại Nhật Bản đã rơi vào tay Mao Trạch Đông và quân du kích Cộng sản, những người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chống trả lại 800.000 quân Nhật ở Trung Quốc, mặc dù phần lớn đều ở hậu tuyến. Những người Cộng sản để dành lực lượng cho cuộc nội chiến tiếp theo, đối đầu với và đánh bại Quốc Dân Đảng vào năm 1949.

Bắc Kinh viết lại lịch sử nhằm hai mục đích: để nhấn mạnh tội ác chiến tranh của Nhật Bản, kẻ thù truyền kiếp của Trung Hoa, và nâng cao vai trò của Đảng Cộng sản Trung Hoa trong việc đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Cả hai mục đích đó là cột trụ của khát vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình muốn Trung Hoa vứt bỏ thứ tự ở châu Á thời hậu chiến và để quyết đoan mạnh mẽ hơn nữa.

Đó là thông điệp mà CHND Trung Hoa sẽ gửi đi vào vào tuần tới với máy bay chiến đấu vượt bầu trời Bắc Kinh cùng hoả tiễn, xe tăng và những đoàn quân bước ngỗng diễn hành qua Quảng trường Thiên An Môn. Họ Tập ngụ ý thách thức một thứ tự an ninh khu vực mà Mỹ đang thống trị và có liên minh quân sự với Nhật Bản.

Trung Quốc, chắc chắn có lý do chính đáng để nhắc nhở thế giới về sự hy sinh to lớn của họ trong Thế chiến II -14 triệu người chết, 80 triệu người tị nạn – đã giúp quân Đồng minh giành được chiến thắng trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phát xít.

Ở phương Tây, những tổn thất đó đã bị lãng quên trong thời kỳ là thù địch Chiến tranh Lạnh với chế độ Cộng sản mới ở Trung Hoa.

Ở Trung Quốc ngày nay cũng có hội chứng mất trí nhớ tương tự về vai trò của Quốc Dân Đảng trong Thế chiến II.

Nhưng như Rana Mitter, tác giả cuốn “Forgotten Ally: China’s World War II, 1937-1945” nói bản kết toán đúng dắn về Thế chiến II, phải đi xa hơn một bảng so điểm đơn giản chỉ có hai phía Trung Cộng và Quốc Dân Đảng. Mitter nói “Lập luận cho rằng chỉ có một bên đã làm tất cả mọi thứ và phía bên kia đã không làm gì không đứng vững.” Hơn nữa, ông cho biết thêm, không bên nào có thể thắng [ở Hoa Lục] mà không nhờ sự can thiệp quan trọng của Mỹ vào cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.

Vấn đề của Tập Cận Bình là phần lớn thế giới không phải là khách chịu mua cuốn sử chính thức [và đã biên tập lại] mà CHND Trung Hoa đang bày bán.

Sơ qua đã thấy những trang sử đó đã dần thay đổi trong những năm qua. Trong Chiến tranh Lạnh, khi Trung Cộng còn đang cố gắng để kéo Nhật Bản ra khỏi liên minh với Mỹ, Trung Cộng đã không nói về tội ác chiến tranh của Nhật Bản. Điều đó đã thay đổi sau khi Bắc Kinh dùng bạo lực đàn áp sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989 đồng thời khuếch trương chủ nghĩa dân tộc chống Nhật để củng cố tính hợp pháp mà chế độ đang mất dần.

Hơn nữa, ngoài Trung Quốc ra (và một ngoại lệ đáng chú ý là Hàn Quốc), phần lớn thế giới không ai đi phỉ báng một nước Nhật Bản yêu chuộng hòa bình và dân chủ sau chiến tranh hay để ăn mừng sự gia tăng quân sự của nước CHND Trung Hoa, điều này giải thích tại sao rất ít người trong giới lãnh đạo thế giới có kế hoạch đến xem cuộc diễn binh ở quảng trưởng Thiên An Môn vào tuần tới. Hơn nữa địa điểm ấy lại là một điều làm nản lòng: Thiên An Môn mãi mãi gắn liền trong tâm trí của người phương Tây với hình ảnh quân đội Trung Công đã đàn áp, đè bẹp những người biểu tình ủng hộ dân chủ năm vào 1989.

Đây cũng không phải là khu vực muốn thấy vai trò của Mỹ giảm xuống nhường chỗ cho một Trung Quốc đang lên. Ngược lại, sự quyết đoán của Trung Quốc đã làm tranh chấp thêm ồn ào giữa các nước láng giềng khiến Mỹ phải tăng cường sự hiện diện quân sự ở đó.

Những vấn đề này sẽ đi đến đâu? Tranh chấp quyết liệt vì lịch sử chiến tranh khuấy đục chính trị ở châu Á, và có thể làm nẩy mầm những bi kịch mới. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc trong khu vực làm độ nguy hiểm trầm trọng thêm.

Tuy nhiên, không phải là tất cả đều bi quan. Ở Trung Quốc, ông Mitter ghi nhận, đang có áp lực để có một phán xét lịch sử đáng tin cậy hơn hiện hữu ở tầng lớp quần chúng trong xã hội. Một nguồn tin đáng ngạc nhiên: những videogames trực tuyến cho hàng triệu người trẻ chơi kể rõ về các viên tướng hàng đầu thời Thế chiến II của Quốc Dân Đảng, các trận đánh và những chiến thắng của họ. Sách hình cũng đóng một vai trò tương tự.

Chiang Kai-shek, trái, với Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, giữa, và Thủ tướng Anh Winston Churchill ở Cairo vào năm 1943. Nguồn: ASSOCIATED PRESS

Một poster quảng cáo cho một bộ phim chiến tranh tháng này đường như đã mô tả Mao Trạch Đông có mặt tại Hội nghị lịch sử Cairo, nơi giới lãnh đạo Đồng minh vạch ra kế hoạch hậu chiến cho châu Á – đã bị chế giễu trên các mạng truyền thông xã hội. Mao Trạch Đông, tất nhiên, không bao giờ có mặt ở Hội nghị Cairo. Tưởng Giới Thạch là người đại diện cho Trung Hoa.

Đoạn quảng cáo phim chiến tranh “Tuyên ngôn Cairo” của Trung Cộng.

Tại Đài Loan, nơi Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Quốc Dân Đảng lưu vong cho đến khi ông qua đời vào năm 1975, kế hoạch kỷ niêm ngày kết thúc Thế chiến II có vẻ nhẹ nhàng hơn.
Sử gia Trung Quốc công nhận Tưởng Giới Thạch là một người yêu nước nhưng miêu tả quyết định phá đê Hoàng Hà của ông là một nước cờ nhẫn tâm mà không làm được gì nhiều để chận đoàn quân Nhật Bản. Li Zongyuan, Phó giám đốc của bảo tàng chiến tranh ở Bắc Kinh nói, “Khách quan mà nói nó đã tạo ra một thảm họa nhân đạo lớn.”

Nhưng sự chế giễu tấm poster phim chiến tranh trên mạng xã hội đã chứng minh một phần của quần chúng Trung Hoa đang chống trả những trang lịch sử viết lại. Đó là bước đầu tiên để đi đến việc hòa giải mà châu Á đang rất cần.

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ 
trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

Nguồn: In Beijing’s World War II Narrative, Communists Get Starring Role. By ANDREW BROWNE, WSJ. Aug. 25, 2015. DCVOnline minh hoạ bổ túc.






No comments:

Post a Comment

View My Stats