Bài
liên quan :
-------------------
Quý độc giả sẽ bàng hoàng hoặc sửng sốt hay một tâm
trạng nào đó thật khó diễn tả, khi ngỡ những điều bản thân đinh ninh bấy lâu là
sự thật, nay bất thình lình, người khác nói rằng "hoàn toàn đơm đặt"???
"Tôi
kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng, nếu tôi không chống được tham nhũng
tôi xin từ chức ngay".
Quý độc giả có bất ngờ hay không, khi tác giả viết
bài này nói với bạn đọc rằng, dù mất bốn tiếng đồng hồ, chỉ để tìm lời tuyên bố
trên bằng văn bản hay video, do chính ông Nguyễn Tấn Dũng phát ra, nhưng đã
hoàn toàn thất bại. Không những thế, tôi nhờ BBT Dân Làm Báo kiếm giùm với kết
quả: Không tìm ra nổi!!!
Tôi cố tìm cho ra "đầu mối", bởi nó vô
cùng quan trọng để thuyết phục độc giả khi nghe hay xem tin tức, cần quan tâm đến
sự thật có căn cứ. [1]
Người ĐẦU TIÊN nhắc đến "khẩu hiệu" đó (nếu
độc giả nào có căn cứ cho thấy là người khác, xin vui lòng báo ngay cho BBT DLB
để hiệu đính kịp thời, bởi việc này ảnh hưởng quá lớn danh dự con người, vốn dĩ
tác giả viết bài này không có ý định làm hoen ố, chỉ nêu Sự Thật cho bạn đọc
theo khả năng hạn hẹp và hết sức của bản thân) chính là bà... Trần Khải Thanh
Thủy.
Ngày 07/07/2008, trả lời phỏng vấn đài RFA, bà Thủy
nói [2]: "Cái nỗi thất vọng của em với ông thủ tướng này nó cùng cực
quá. Ông ấy tuyên bố cái lời rất là hào sảng, không chống được tham nhũng thì
ông ấy sẽ xin từ chức".
Người THỨ HAI, nhắc đến câu nói đó với nội dung
tương tự, là ông... Bùi Tín.
Ngày 09/7/2008, trả lời phỏng vấn đài BBC, ông Tín
nói [3]: "Hiện nay, rõ ràng cái chống tham nhũng, ông Dũng đánh trống bỏ
dùi rồi,". "Ông đã cam kết là 'nếu tôi không chống được tham nhũng
thì tôi sẽ từ chức', thế mà bây giờ người ta lật ngược lại vụ PMU18, rồi người
ta lại bỏ tù những nhà báo có gan xâm xỉa vào vấn đề tham nhũng".
Có lẽ, từ phát ngôn của hai vị nói trên, "khẩu
hiệu" được cho là của chính bản thân Nguyễn Tấn Dũng phát ra, ngày càng được
lặp đi lặp lại trong rất nhiều bài viết khác, kéo dài cho đến nay.
Nhạc sĩ Tô Hải cho biết [4]: "...câu nói nổi
tiếng của Goebbels, Bộ Trưởng Tuyên Truyền của chính phủ Đức Quốc Xã mà tớ thuộc
lòng bằng tiếng Pháp “mentir, mentir encore, mentir toujours... il en restera
quelque chose”, mà sau này, chẳng hiểu tiếng Đức nguyên văn là thế nào, mà chuyển
sang tiếng Việt thì có đủ kiểu dịch hoặc “tạm dịch”... theo thời, theo thế! Còn
với tớ, thời đại @ này tớ xin phép dịch như sau: “Nói láo! nói láo nữa, suốt đời
nói láo...".
Ân
oán tình thù từ dạo đấy?!
Ngày 20/1/2006, Bùi Tiến Dũng bị bắt [5] trong một vụ
gọi là "cá độ bóng đá". Vụ việc ngỡ nhỏ bé, nhưng chính nó mở màn cho
một cuộc chiến kinh hoàng và tàn khốc từ đó đổ đi.
Ngày 27/6/2006, ông Nguyễn Tấn Dũng được xem là Thủ
tướng, khi ông Phan Văn Khải xin từ nhiệm sớm một năm và đề cử người
thay.
Trong phát biểu từ nhiệm, ông Khải nói [6]: "Tôi
hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục khoét của
công. Về những vụ đục khoét của công đã phát hiện thời gian gần đây, cùng với
trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư, còn có khuyết điểm và trách nhiệm của
Chính phủ và của cá nhân tôi là người đứng đầu. Với chức trách được giao mà không
ngăn chặn, phát hiện sớm những vụ nghiêm trọng, kéo dài, tôi xin nhận lỗi, nhận
trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng và QH. Tôi mong đồng chí kế nhiệm sẽ rút
ra được bài học từ những cái được và những cái yếu kém của tôi. Tôi cũng xin
phép Quốc hội cho tôi được nghỉ trong thời gian sắp tới".
Phải chăng, "Vụ án PMU 18" là "chất
xúc tác" tạo ra lời "nhận lỗi" của ông Khải trong nỗi
mệt mỏi tột cùng và hoàn toàn bất lực? Đó phải chăng cũng là lý do ông Khải rút
lui sớm với lời từ nhiệm đầy cay đắng?
Ngày 25/7/2007, Nguyễn Tấn Dũng chính thức được bầu
làm Thủ tướng [7], với số phiếu đạt 96,96%.
"Vụ án PMU 18" cũng là vụ án kéo theo hàng
loạt "tên tuổi" đình đám dính theo nhiều góc độ, lúc bấy giờ: Nguyễn
Việt Tiến (Thứ trưởng Bộ GTVT), Đào Đình Bình (Bộ trưởng Bộ GTVT), Đặng
Hoàng Hải (con rể Nông Đức Mạnh), Đoàn Mạnh Giao (Chủ nhiệm VPCP), Phạm
Xuân Quắc (Thiếu tướng), Đỗ Quý Doãn (Thứ trưởng Bộ TT-TT, nghỉ hưu
10/2013), Nguyễn Quốc Phong (Phó TBT báo Thanh Niên), Bùi Văn Thanh (Phó
TBT báo Tuổi Trẻ), Huỳnh Kim Sánh, Dương Đức Đà Trang v.v... cùng
hai nhà báo Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) và Nguyễn Việt Chiến
(báo Thanh Niên).
"Vụ án hồn siêu phách lạc" này xem như kết
thúc với cái chết của Phạm Tiến Dũng, 36 tuổi, nguyên trưởng phòng kinh
tế - kế hoạch PMU 18 đã bất ngờ "đột tử" (?!) trong trại giam vào
ngày 11/7/2009.
Lưu ý, vụ án này cũng kéo theo liên quan đến Nhật Bản.
Ông Masayoshi Taga, cựu chủ tịch công ty Pacific Consultants International
(PCI) và ba quan chức đồng nhiệm đã bị nhà chức trách Nhật bắt vì bị tình nghi
đã hối lộ 2 lần tổng cộng 820.000 đôla trong tháng 12/2003 và tháng 8/2006 cho
người đứng đầu ban quản lý phụ trách giao thông công chính ở TP HCM và Ban Quản
lý PMU Đông-Tây. Kết quả là Huỳnh Ngọc Sĩ, Lê Quả cùng nhiều nhân vật khác
"dính chùm". Trong đó, dư luận cho rằng Sĩ là sui gia với Lê Thanh Hải
- Bí thư Tp. HCM.
Tuy nhiên, người viết không có ý định "lạc vào
rừng già" của người CS.
Trong vụ án PMU 18, người viết muốn nhắc riêng 2 cái
tên lúc bấy giờ:
1.
Nguyễn Văn Lâm (Phó chủ nhiệm VPCP)
Vụ bê bối khủng này đã buộc Nguyễn Văn Lâm xin từ chức.
Báo Thanh Niên số ra ngày 07/7/2006 với tựa "Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng chỉ đạo thôi chức Thiếu tướng Cao ngọc Oánh và chấp nhận Phó chủ nhiệm
VPCP Nguyễn Văn Lâm từ chức" [8]. Trong bài báo, phóng viên phỏng
vấn 3 ông: Nguyễn Minh Thuyết, LS. Phạm Hồng Hải và Trần Quốc Thuận.
Trong ý kiến của ba người này, ông Thuận có sử dụng
cụm từ "từ chức ngay", trích dẫn như sau:
Phóng viên: Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Lâm sẽ không việc
gì nếu báo chí không vào cuộc?
Ông Trần Quốc Thuận: Rõ ràng nó có dấu hiệu của sự
chìm xuồng rồi. Bởi vì việc này cũng đã kéo dài mấy năm rồi. Đây cũng là một
cái tích cực của báo chí. Nhưng mà như tôi nói, việc từ chức là quá trễ. Từ chức
là một thái độ tự nguyện nhưng mà tự nguyện và tự giác nên đề cao, tích cực
hơn. Đối với những trường hợp khác nên có sự chủ động hơn đừng có để báo chí,
dư luận rồi đại biểu Quốc hội nói đi nói lại rất nhiều. Tích cực ở đây có hai mặt,
một là những người ở bên trên phải tỏ thái độ rõ ràng. Ông Lê Huy Ngọ và ông
Đào Đình Bình từ chức là thế chẳng đặng đừng chứ không phải bị kỷ luật rồi người
ta mới từ chức. Nếu có ý thức, văn hóa cao hơn, khi xảy ra tiêu cực thì nên từ
chức ngay. Coi việc đó cũng là bình thường.
Phải chăng từ đó, bà Trần Khải Thanh Thủy và ông Bùi
Tín "áp dụng" thành ngữ châu Âu: "Một nửa ổ bánh mì là bánh
mì, một nửa sự thật không phải là sự thật"???
2.
Cao Ngọc Oánh (Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an).
Chính vụ tai tiếng quá ồn ào này, đẩy Oánh "một
đi không trở lại" chức thứ trưởng công an đang tràn trề hy vọng (!). Cũng
từ bài báo Thanh Niên cho biết, đích thân Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh thôi chức Cao
Ngọc Oánh.
Tháng 12/2009, Oánh trở thành... "Tù Trưởng"
(!) chịu trách nhiệm cao nhất trên tất cả các nhà tù tại Việt Nam.
Đường tương lai đang thênh thang rộng mở của Oánh,
coi như tan tành mây khói cũng bởi ông... "Tân Thủ Tướng" lúc bấy giờ!
Oan nghiệt?! Cay đắng?! Hận thù ngùn ngụt?! Nuốt nhục chờ thời?! Và..."đồng
bọn" của Oánh vẫn còn đầy bên ngoài?! Lo gì!.
Không biết có phải vì cay cú tột độ Nguyễn Tấn Dũng
mà không biết làm sao, nên Oánh trút mọi căm hờn và uất ức vào những người tù
vô tội, thông qua "khẩu dụ" xuống từng "trưởng trại tù" khắp
Việt Nam?
Và cũng từ dạo Oánh cùng cả chục "đ/c của hắn"
mất miếng/mất tiếng và mất hết cơ hội, việc đàn áp ngày càng khốc liệt khôn
cùng?
Xin nhớ cho, người CS vốn thù rất dai! Bầu Kiên từng
nói [9]: "Tôi không định truy cứu trách nhiệm cá nhân của phóng viên vì
bạn còn rất trẻ, nhưng tôi nhớ rất rõ bạn đã viết gì về tôi, tôi có trí nhớ rất
tốt và thù rất dai," bầu Kiên mạnh miệng tuyên bố trước hàng trăm
phóng viên trong một buổi họp báo chính thức". Bầu Kiên vốn xuất thân
từ "quân đội" và từ Đông Âu về, nghĩa là một tên "cộng sản chính
hiệu", dưới lớp áo doanh nhân (!).
Chỉ đau thương, cũng từ dạo đó, các trại tù ngày
càng sắt máu và thú tính hơn rất nhiều, đối với tù nhân, đặc biệt không khoan
nhượng Tù Nhân Lương Tâm, họ bị hành hạ trong những "Trại Súc Vật"! Với
cái chết của nhà giáo Đinh Đăng Định (ung thư), ông Huỳnh Anh Trí (chết vì
AIDS) và nhiều tù nhân thân tàn ma dại khác, khi ra khỏi tù: Nguyễn Tuấn Nam
(ngồi không nổi), Trần Hoàng Giang (dù mới ngoài 30, nhưng mất đến 5 - 6 cái
răng), Lô Thanh Thủy (líu lưỡi, nói đớt) v.v... cùng những màn hành hạ bằng
cách biệt giam với: Trần Huỳnh Duy Thức, Đặng Xuân Diệu, Paulus Lê Văn Sơn
v.v... và đau đớn nhất là cái chết mới nhất của Vũ Hồng Tố (bị án 5 năm tù
giam, trong vụ đòi phá lăng tên gián điệp tàu mang tên HCM)! Quá đau xót!
Sự lồng lộn của phe đối chọi đổ trút lên tù nhân, vô
hình chung biến ông Thủ tướng đúng như thành ngữ "bất chiến tự nhiên
thành", bởi dù Nguyễn Tấn Dũng vốn không đội trời chung với Tù nhân Lương
tâm, nhưng "Trời cao như lưới trời lồng lộng, sẽ có người giết chúng
thay ta" (lời nói của nghệ sĩ Thanh Nga (vai Trưng Trắc) trong vở Tiếng
Trống Mê Linh). Đằng nào, Nguyễn Tấn Dũng cũng thủ lợi mà không nhất thiết ra
tay trực tiếp. Điều đó cũng bộc lộ sự bế tắc, tàn ác và ngu dốt của phe kia,
khi chỉ biết lấy dân lành làm công cụ "đánh đ/c"... 3X (!). Hành động
như thế chỉ có hiệu quả khi nào? Thưa, chỉ với những nguyên thủ biết lấy dân
làm trọng mà thôi!
Nguyễn
Quang Lập và Hồng Lê Thọ
Nhà văn Nguyễn Quang Lập vừa bị khởi tố "tội
88". Một biểu hiện điên tiết mới nhất của người CS. Phải chăng "vụ
ông Lập" phản ánh câu nói cổ từ người Trung Hoa "Quân tử trả thù mười
năm chưa muộn" mà phe phái trong ĐCSVN áp dụng để đòi "nợ ân
oán" năm xưa tự gây ra cho nhau, đồng thời cho cả giành giựt hôm nay? Phải
chăng vụ Nguyễn Quang Lập, là hậu quả dắt dây từ "mối hận truyền kiếp",
thời của Lê Khả Phiêu (miệt thị Nguyễn Tấn Dũng là thằng y tá), Nông Đức Mạnh
v.v... kéo cho đến Nguyễn Phú Trọng cùng phe phái quyết triệt Nguyễn Tấn Dũng
và các thủ hạ bằng mọi cách có thể?
Đối với phe đối chọi, thời cơ đang tới với nhiệm kỳ
Nguyễn Tấn Dũng cận kề chấm dứt? Họ "quyết phen này sống chết mà
thôi"? Chắc là vậy.
Trước đây, Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể tận dụng
"vấn đề nhiệm kỳ" để cho Cao Ngọc Oánh, Đỗ Quý Doãn v.v... về hưu.
Nhưng dường như, thế thời và "ân oán tình thù" đối với Nguyễn Tấn
Dũng, không cho phép "người ta" nghĩ "con đường độc đạo"
mang tên "vui thú điền viên" (?!). Lầm to, nếu phe đối chọi nghĩ như
thế.
Nói đến ông Nguyễn Quang Lập, không thể không nhắc đến
ông Hồng Lê Thọ - một người vẫn còn quốc tịch Nhật.
Có người dân nào không biết, Nhật Bản là quốc gia
hàng đầu cung cấp viện trợ và cho vay ưu đãi đủ loại đối với nước CHXHCNVN,
trong khi toàn bộ nền "kinh tế thị trường định hướng XHCN" do ông Thủ
tướng nắm trọn quyền điều hành?!
Người ta còn nhớ cô con gái rượu của Tô Huy Rứa - Tô
Linh Hương, nhậm chức [10] Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
Vinaconex-PVC (PVV) vào tháng 4/2012 đến ngày 21/6/2012, vỏn vẹn chưa đầy hai
tháng, đã vội vàng tháo đôi giày gót nhọn màu hồng, vắc giò lên cổ bỏ chạy. Có
lẽ, đó là "hiệu lịnh" của cha cô gái? Cũng không biết, chức vụ đó là
cái bẫy ngọt ngào hay là một sự mua chuộc bất thành? Dù sao, cũng chúc mừng cô
gái ngoài 20, thoát khỏi những màn thanh trừng tàn ác của các "bậc ông
cha" (!).
Có lẽ phe đối chọi khi quyết định bắt ông Thọ, nhằm
một mặt vừa trả thù 3X, mặt khác "nhóng" phản ứng Nhật Bản ra sao với
việc tóm cổ "ông người Nhật gốc Việt"? Ông Thọ bị bắt trước ông Lập,
nhưng tại sao động thái không "mau mắn" bằng ông Lập và chưa thấy động
tĩnh gì? Há chẳng phải là thông điệp: "chúng tôi" chờ động tĩnh và phản
ứng từ phía Nhật Bản nhằm để đòi hỏi gì chăng? Và cho cả ông Thủ tướng Việt Nam
nữa?
Hay phe đối chọi định đá thốc vào hạ bộ ông Thủ tướng
trong tình hình vô cùng phức tạp và đảo điên hiện nay? Và cũng để tranh giành ảnh
hưởng mối lợi kinh tế bị cướp mất quá lâu?! Muộn. Quá muộn, nếu phe đối chọi
nghĩ như thế.
Người CS hình như chẳng dành thời gian để nghiên cứu
văn hóa sống và làm việc của các dân tộc khác.
Tất nhiên, mọi hình thức bên ngoài về bắt bớ, hành
hung, sách nhiễu lương dân, Nguyễn Tấn Dũng phải hoàn toàn gánh lấy tai tiếng từ
dư luận trong và ngoài nước, đặc biệt trong trường hợp Hồng Lê Thọ, ông Dũng sẽ
rất "khó ăn nói" với... Nhật Bản - quốc gia vốn dĩ có thiện cảm với
Việt Nam từ xưa cho đến nay, nhưng vốn không can thiệp vào chuyện chính trị nội
bộ của CSVN. Đừng trông chờ vào tín hiệu gì từ Nhật Bản về ông Hồng Lê Thọ. Vô
ích.
Và có thể việc bắt ông Thọ cũng là cách "bắn
tin" cho nhà họ Tập mà rằng: Đấy! "Nhà chúng em" đang
"chơi thằng Nhật", dằn mặt nó một phát thay cho bác (Tập Cận Bình) đấy?!
Tác giả không có ý binh vực Nguyễn Tấn Dũng, chỉ xin
nhắc lại khái niệm "cấm vệ quân" trong phần 2 loạt bài này. Nguyễn
Thanh Nghị không phải "muốn gì được đó", khi trượt khỏi ghế tại thành
ủy Tp. HCM và không dàn xếp được chỗ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, cuối cùng về củng cố
lực lượng tại quê nhà, chờ thời cơ và tín hiệu...?
Người ta cũng biết, Bộ Công an có tất cả "chi
nhánh" trên toàn quốc. Điều này có nghĩa, những người bất đồng chính kiến
và Tù nhân Lương tâm bị bắt và sách nhiễu, hành hung khắp các tỉnh thành, không
đồng nghĩa, người CS tại địa phương đó đứng về phe này hay phái kia. Nói cách
khác, "muốn bắt thằng nào, con nào thì bắt", tha hồ. Chỉ duy,
đừng bao giờ đụng đến "hầm vàng" tại "địa phương
tôi" là đủ và đừng bao giờ có ý định len lỏi vào đó, nếu như chưa được
phép và cả không muốn. Nguyễn Thanh Nghị là bằng chứng.
Ngày 27/01/2014, Chính Phủ ban hành nghị định số
07/2014/NĐ - CP về việc "quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ
phối hợp của ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp" [11], trong đó:
Ông Thủ tướng là trưởng ban và Bộ trưởng BCA là phó ban thường trực.
Tạm kết phần này, mời độc giả thư giãn với người CS
"Mùa Xuân trên Tp. HCM". Trong nhạc phẩm này có câu: "vui sao
nước mắt lại trào"...! Vấn đề "những ai vui" và "những
ai sẽ trào nước mắt"?!
______________________________________
Nhắn
tin: Chủ trang "blog 12 Bến Nước" liên tục bị
hacker quấy nhiễu bằng cách cố gắng cướp tài khoản. "Blog 12 Bến Nước"
là một trang không tiếng tăm lắm và rất ít độc giả. Hacker các loại, có ngon
"chơi" với Dân Làm Báo không??? Chơi như vậy mới đáng mặt hacker chứ?
Đối phó bần tiện với "12 Bến Nước" như vậy, thật quá tồi tàn và hèn đớn!
______________________________________
[1] Tôi thành thật xin lỗi độc giả và cá nhân ông
Nguyễn Tấn Dũng. Lý do: Tôi từng tin ông Thủ tướng trực tiếp phát ngôn hoặc đọc
bằng văn bản như vậy. Điều này không có nghĩa, tôi ủng hộ ông Thủ tướng mọi việc.
Tất nhiên, tôi sẽ rút lại lời xin lỗi, nếu như có ai đó giúp tôi, đưa ra được bằng
chứng cho thấy Nguyễn Tấn Dũng đã nói. Và lúc đó, tôi sẽ chân thành tạ lỗi với
bà Trần Khải Thanh Thủy cùng ông Bùi Tín.
Lời xin lỗi của tôi, không chỉ với tư cách một
blogger được một số độc giả tin tưởng mà còn nhằm mục đích, phản ánh tinh thần
tự do ngôn luận luôn phải đi liền với Sự Thật có căn cứ. Quý độc giả nên cẩn
trọng khi đọc hay nghe thông tin, như đã cẩn trọng trước việc Điếu Cày bị vu khống
(đến sống sượng) "vụ Cờ Vàng".
Nguyễn Hữu Vinh - "người nhiệt thành yêu nước"
(danh hiệu được "tặng", khi một số người kêu gọi ký tên đòi trả tự do
cho ông ta, mời đọc theo đường link này:
từng vu khống: đích thân Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh trả
tự do cho Bùi Thị Minh Hằng, nhưng Vinh không hề đưa ra bất kỳ một căn cứ nào.
Mời xem lại phần 2 "sơ kết hai năm cho ông Thủ tướng.
______________________________________
Ghi
chú của BBT-Danlambao về câu "Tôi
kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng, nếu tôi không chống được tham nhũng
tôi xin từ chức ngay":
Nếu dùng Google để tìm kiếm "không chống được
tham nhũng, tôi xin từ chức ngay" bạn sẽ tìm thấy câu này được viết
vào Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote:
"Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng.
Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay." (Lễ nhậm chức Thủ Tướng)
Tuy nhiên Wiki là nguồn mở, ai cũng có thể vào để
cung cấp dữ kiện và không bảo đảm 100% xuất xứ của câu nói. Điển hình là Wiki
cho vào ngoặc đơn () hàm ý câu này từ Lễ Nhậm chức Thủ Tướng,
nhưng lại không cho nguồn dẫn về buổi lễ này với bài diễn văn của ông Dũng vào
ngày 2/8/2007, mà nhiều người cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã mạnh miệng tuyên
bố "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống
được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay."
Phát
biểu nhậm chức 2.8.07 của ông Nguyễn Tấn
Dũng tại đây:
Trong đó không có câu nói với nội dung không
chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay như thường được trích dẫn là lời
hứa của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu lấy thời điểm 2.8.07 là ngày ông Dũng đọc diễn
văn nhậm chức làm chuẩn và dùng Google search:
"không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức
ngay" hoặc
"nguyễn tấn dũng" and "từ chức"
với khoản thời gian (custom range): Aug 2, 2007 -
Dec 31,2007
kết quả: không có.
với khoản thời gian: Aug 2, 2007 - Dec 31,2007
kết quả: không có.
Tăng dần khoản thời gian cho đến Jul 1, 2008 - Aug
31, 2008 thì câu trên xuất hiện đầu tiên trong bài:
Nhà
văn Trần Khải Thanh Thủy gửi thư ngỏ cho TT Nguyễn Tấn Dũng do RFA đăng tải vào ngày 07.07.2008
và bài:
Nhà
báo Bùi Tín nói về Hội nghị TW 7 do BBC đăng tải
vào ngày 09.07.2008
Nếu bạn đọc tìm được những nguồn link để xác nhận
phát biểu có nội dung "Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi
xin từ chức ngay" là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin thông báo cho
Danlambao. Cám ơn các bạn.
No comments:
Post a Comment