Saturday, 27 December 2014

Quốc Hội Mỹ Tăng Cường Giám Sát Biển Đông (Vi Anh)





26/12/2014

Lâu nay lưỡng viện Quốc Hội Mỹ có ý kiến về vấn đề Trung Cộng xâm lấn Biển Đông, nhưng thường bằng cá nhân hay nhóm dân biểu nghị sĩ lên tiếng khuyến cáo hay nghị quyết không có tinh cưỡng hành đối với chánh phủ hay các bộ có liên quan. Khác với các lần trước, lần này, lưỡng viện Quốc Hội sử dụng sáng quyền lập pháp của mình, đưa ra một điều luật kèm theo trong đạo luật ngân sách năm 2015 để tăng cường sự kiểm soát, can dự của Quốc Hội vào vấn đề Biển Đông trước đà bành trướng ngày càng trầm trọng, ngang ngược của TC.

Tin cho biết ngày 13/12, khoáng đại Thượng Viện Mỹ đã chung quyết dự thảo luật ngân sách mà Hạ Viện đã biểu quyết thông qua và chuyển lên Thượng Viện. Và gần như ngay sau đó TT Obama đã ký ban hành thành luật ngân sách cho năm 2015. Như đã biết luật ngân sách là một đạo luật quan trọng nhứt trong năm, tổng hợp hết mọi bộ, nha, cục, vụ viện, thường do Hành Pháp dự thảo và tổng thống chuyển sang Quốc Hội. Quốc Hội lưỡng viện luôn dùng luật này để ảnh hưởng Hành Pháp. Thí dụ ngân sách năm 2015, Quốc Hội chỉ cấp ngân sách cho Bộ Nội An tới tháng Hai thay vì tới thàng 9 như các bộ khác vì Quốc Hội không đồng ý việc TT Obama sử dụng sắc lịnh là biện pháp hành chánh để hoãn trục xuất khoảng 5 triệu di dân nhập cư bất hợp pháp, điều mà theo quí vi dân biểu, nghị sĩ Cộng hoà cho là TT Obama vượt quyền lập pháp. Quốc Hội không cấp tiền thì Hành Pháp bó tay.

Nhưng TT Obama không phủ quyết ngân sách và ký ban hành ngay vì Quốc Hội phần lớn có thiện ý muốn tạo điều kiện dễ dàng cho TT điều hành chuyện nước việc dân trong khi chánh quyền phải đối phó với nhiều khó khăn, vụ Nga hậu CS xâm lấn Ukraine, TC hiện CS xâm lấn Á châu Thái bình dương, và phiến quân Nhà Nước Hồi giáo tàn bạo nổi lên ở Iraq và Syria.TT Obama trước mắt được việc lớn, khỏi lo chánh quyền bị đóng cửa từng phần như năm rồi vì Hạ Viện đa số thuộc Cộng Hoà không thông qua ngân sách, nên TT Obama ký một cái rẹt ban hành và cùng gia đình bay sang Hawaii quê nhà để trú đông và nghỉ cuối năm.

Điều khoản tăng cường giám sát Biển Đông của Quốc Hội kèm trong luật chi tiêu ngân sách, ở mục kinh phí quốc phòng 2015 qui định trong vòng 180 ngày kể từ thời điểm Dự luật chi tiêu ngân sách quốc phòng 2015 có hiệu lực, Bộ Quốc phòng Mỹ phải đệ trình một phúc trình lên Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện và Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về các hành động nhằm thay đổi hiện trạng của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông, cũng như những tác động của những hành động này của TC đối với lợi ích an ninh của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Phúc trình phải đánh giá về ảnh hưởng của các chiến lược, năng lực hải quân và biển, vũ khí và công nghệ của Trung Quốc đối với chiến lược của Mỹ trong khu vực. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng phải trình bày rõ ràng những sáng kiến song phương hoặc khu vực về xây dựng năng lực biển hoặc hải quân tại Châu Á-Thái Bình Dương.

Quốc hội Mỹ cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng thông báo thường niên về ảnh hưởng của các hoạt động giao lưu quân sự Mỹ-Trung trong việc làm giảm nguy cơ tính toán sai lầm và căng thẳng tại Biển Đông và Hoa Đông, đặc biệt là trong các vụ liên quan đến Trung Quốc.

Có thể nói Quốc Hội phải dùng một thủ tục khá đặc biệt như vậy vì tình hình Biển Đông do TC gây ra trở thành mối lo lớn nếu không nói là mối đe doạ của TC đối với chính Mỹ khi Mỹ chuyển trục quân sự và Á châu Thái bình Dương và đồng minh của Mỹ như Nam Hàn, Nhựt hiện hai nơi này còn gần cả trăm ngàn quân nhân Mỹ trú đóng.

Chính TT Obama cũng đang điều chỉnh nhân sự lãnh đạo của Bộ Quốc Phòng để thích nghi với Quốc Hội mới mà đối lập Cộng Hoà chiếm đa số ở lưỡng viện. TT Obama đồng ý Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel từ chức và đề cử Ông Ashton Carter, Cựu Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng lên thay thế. Ô Hagel là một cựu thượng nghị sĩ của Đảng Cộng Hòa, nhưng quá độc lập, nhiều khi thảo luận biểu quyết không khớp với lập trường của Khối Cộng Hoà lắm. Còn đối với Bộ Tham Mưu thân cận và Hội Đồng An ninh của TT Obama, Ông cũng không phải là người thân tín, không có đường dây đi thẳng. Và đối với hàng tướng lãnh trong bộ tổng tham mưu Quân Lực và viên chức cao cấp trong bộ, Ông có nhiều bất bất đồng ý kiến khi Ông quyết liệt giảm quân và giảm ngân sách quốc phòng.

Còn Ô. Carter được đề cử thay là nhân vật kiên trì ủng hộ TT Obama nói chung và chính sách chuyển trục quân sự về Á châu của TT Obama nói riêng. Thêm vào đó Ông Carter là một nhà quản trị giỏi, rất cần cho Bộ Quốc Phòng đang trong thời kỳ kiệm ước. Ông đã chứng tỏ khả năng đó trong thời làm thứ trưởng quốc phòng.

Và lập trường của hai đảng Cộng Hoà, Dân Chủ đối với Á châu Thái bình dương không mâu thuẫn mà nhiều đồng thuận. Quốc Hội với Cộng Hoà đa số “We support our troops” và chủ trương Mỹ hùng mạnh trên thế giới nên dễ ủng hộ chiến lược Mỹ chyển trục sang Á châu Thái bình dương và chủ trương thành lập hiệp ước đối tác xuyên Thái bình dương. Đầu năm 2015, Chủ Tịch Uỷ Ban Quốc Phòng Thượng Viện sẽ vào tay TNS McCain, người đã kêu gọi Thượng Viện ra nghị quyết yêu cầu TC rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của VN và vận động Mỹ bán vũ khi sát thương cho VN.

Và quan trọng nhứt TC bây giờ không còn là đối tác mà là đối thủ đáng gờm của Mỹ. Thời đại này chiến tranh nặng về không chiến và hải chiến. Dù tạp chí Mỹ National Interest (ngày 09/12) đánh giá Mỹ vẫn còn đứng hàng đầu về không lực với hai loại chiến đấu cơ tàng hình F-22 và F-35 tân tiến và vô địich và với 5.600 phi cơ trong tay, còn dự định mua thêm 1.763 máy bay chiến đấu F-35 và có khả năng mua đến 100 oanh tạc cơ Long-Range Strike Bomber.

Nhưng Không quân TC đã vọt lên hạng tư, cao hơn Nhựt với tổng cộng 1321 chiến đấu cơ các loại, 134 oanh tạc cơ hạng nặng, 700 trực thăng chiến đấu. TC có vũ khi đủ sức tấn công vào nội địa Mỹ là điều nhiều tổ chức chuyên môn, độc lập trên thế giới sưu khảo, phân tích, công bố công khai. Máy bay TC đủ sức cất cánh từ Trung Quốc bay thẳng đến tấn công các căn cứ Mỹ tận đảo Guam.Tàu lặn tàng hình của TC có len lỏi vào phục kích sát bờ biển của TC. Ủy ban Xét duyệt quan hệ Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung của Hoa Kỳ báo cáo cho Quốc hội Mỹ vào tháng 11 vừa qua, rằng TC sắp trang bị cho loại tàu lặn gọi là «tàng hình» của họ những hoã tiễn JL-2 có đầu đạn nguyên tử, và nhất là có khả năng bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ.

Mỹ là đệ nhứt siêu cường lâu năm, quyền lợi bàng bạc khắp thế giới, nên phải trải mỏng quân lực, và quân lực lúc nào cũng phải sẵn sàng cho hai ba mặt trận. Hai năm qua Mỹ chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương. Chuyển 60% hải lực trên thế giới về Á châu. Nhưng Mỹ gặp thời kỳ suy trầm kinh tế dài hạn, nợ nần chống chất nên Quốc Hội phải kiệm ước ngân sách, ngân sách quốc phòng bị giảm 500 tỷ trong 10 năm. Trong thời gian này rất khó tăng quân, thêm khí tài, khó sản xuất những phương tiện chiến tranh quan trọng mới để vào sữ dụng.

Trong khi đó từ khi tăng trưởng được kinh tế, Trung Cộng tăng ngân sách quốc phòng với hai con số. TC đã, đang và sẽ tăng ngân sách quốc phòng, hiện đại hoá quân đội, trở thành đối thủ đáng gờm của Mỹ và đang tranh giành thế hải thượng của Mỹ và giành giựt biển đảo của các nước láng giềng Á châu Thái bình dương. Do vậy, Mỹ không thể không lo. Quyết định của Quốc Hội Mỹ tăng cường giám sát Biển Đông là vì thế./. (Vi Anh)







No comments:

Post a Comment

View My Stats