Thứ
Năm, 18/12/2014
Dân
Luận:
Theo tin của gia đình và của nhà văn Phạm Xuân Nguyên từ Hà Nội, nhà văn Bùi
Ngọc Tấn đã qua đời vào lúc 6h15 sáng nay (18/12/2014) tại Hải Phòng sau một thời
gian bị bệnh ung thư, hưởng thọ 81 tuổi. Ông Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Thủy
Nguyên (Hải Phòng), năm 1954 trong đoàn quân về tiếp quản Hà Nội, sau đó làm
báo Tiền Phong, rồi chuyển về Hải Phòng tiếp tục viết báo và viết văn.
Năm
1968, ngày 8/12, ông bị bắt vì bị coi là liên quan đến vụ án “xét lại” và phải ở
tù năm năm (1973). Sau hơn hai mươi năm bị im tiếng trên văn đàn, ông trở lại
viết và xuất bản bằng những hồi ức về nhà văn Nguyên Hồng, bằng những truyện ngắn
nổi bật, và đặc biệt là bằng cuốn tiểu thuyết mang tính tự thuật “Chuyện kể năm
hai nghìn”. Ngoài ra ông còn sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị văn học cao,
trong đó tiểu thuyêt "Biển và chim bói cá" (2008) đã được giải thưởng
Văn học Henri Queffenlec của Pháp.
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn.
(Vietnamthoibao) - Thương tiếc nhà
văn Bùi Ngọc Tấn, anh vừa từ giã chúng ta lúc 6:30 sáng nay. Xin gửi các bạn,
các anh chị lá thư tôi viết cho anh sau khi đọc bản thảo "Thời biến đổi
gien", được anh đưa thành bài Tựa cuốn sách sắp ra mắt ở Mỹ với tên
"Hậu chuyển kể năm 2000".
Cầu chúc hương hồn anh an bình.
Cầu chúc hương hồn anh an bình.
Hoàng Hưng
Thư gửi Bùi Ngọc Tấn sau
khi đọc “Thời biến đổi gien”
Anh
Tấn ơi!
Tôi
đã đọc một mạch xong bản thảo cuốn sách trên 300 trang của anh trên suốt chặng
đường Đà Nẵng – Sài Gòn 20 giờ xe đò, trừ mấy giờ ngủ chập chờn. Và cũng như
cái lần đọc Chuyện kể năm 2000 (CKN2000) mà anh còn nhớ rất rõ và kể lại trong
sách này, nước mắt và cả sự nghẹn ngào phải kìm để không thành tiếng nấc, cứ tự
nhiên bật ra. Để rồi ngay sau đó tiếng nghẹn ngào lại biến thành tiếng “cười
rinh rích” không kìm nổi.
“Đi
đến cốt lõi ngọn nguồn” của Sự thật, không né tránh, không sợ hãi, cái Sự thật
bi phẫn mà anh đã trải qua, mà bạn bè anh trong đó có tôi, mà cả dân tộc này đã
trải qua trong hơn nửa thế kỷ, anh đã phơi bày nó chính xác đến từng chi tiết
rùng mình y như từng nắp chai nước mà hai đứa con anh chắt chiu để sống mỗi
ngày; nhưng anh luôn vượt qua nó, vượt lên trên nó bằng cái hài hước quen thuộc
của mình. Cái hài hước chỉ có ở những tâm hồn mạnh mẽ, không thể khuất phục, của
những con người “đắm đuối cuộc sống” – chữ của một hoạ sĩ bạn đọc CKN2000 mà
anh tâm đắc.
Tinh
thần kép nói trên, thấm nhuần trong những trang miêu tả và kể chuyện hấp dẫn, hồi
hộp vô cùng, là sức mạnh những trang viết của anh, ở đây cũng như ở CKN2000. Ấn
tượng khó quên của tôi về CKN2000 chính là ở những đoạn “căng thẳng” kỳ lạ như
đoạn tả cảnh chia cơm tù ở trại, những con mắt tù hau háu, đau đáu theo dõi việc
“cân” các suất cơm bằng chiếc que, những con mắt có khả năng phát hiện chính
xác đến từng gam cơm thừa thiếu; còn ở “chuyện kể” mới này, là ở những đoạn gom
sách nộp lại cho nhà xuất bản - những âm mưu tính toán, những cuộc điện thoại bằng
“mật mã”, những cuộc hẹn hò “bí mật” với vai chính mặc áo Phổ Nghi, đội mũ
“ninja”… – li kỳ như truyện trinh thám…
Vâng,
14 năm sau “Chuyện kể”, Bùi Ngọc Tấn lại hiến cho người đọc một “chuyện kể”, lần
này là chuyện kể về “chuyện kể”. Tất cả những gì liên quan đến việc viết, in,
phát hành, thu hồi CKN2000, với tất cả những con người liên quan, những bình luận,
những hậu quả khôn lường của nó. Anh đã gọi cuốn tiểu thuyết dựa trên nguyên mẫu mình là Chuyện kể…, ngược lại, bây giờ đặt cái tên rất “tiểu thuyết” cho cuốn hồi ức – tư liệu về Chuyện kể… là Thời biến đổi gien.
những hậu quả khôn lường của nó. Anh đã gọi cuốn tiểu thuyết dựa trên nguyên mẫu mình là Chuyện kể…, ngược lại, bây giờ đặt cái tên rất “tiểu thuyết” cho cuốn hồi ức – tư liệu về Chuyện kể… là Thời biến đổi gien.
Có
lẽ bởi anh không muốn người đọc chỉ đọc nó như một hồi ức riêng tư. Mà là hồi ức
về một thời đại. Một thời đại ghê gớm trên quê hương chúng ta mà cái “gien” NGƯỜI
đã bị biến đổi đến thảm hại!
Những
con người tốt nhất, bản thân anh, người vợ thủy chung lặng lẽ kiên cường, bạn
bè anh – những nhà văn nhà báo khăng khăng một niềm tin ngây thơ vào Cái Đẹp –
suốt đời bị nghi ngờ, bị rình rập, bị săn đuổi, đã phải lay lắt để tồn tại như
những PHÓ NGƯỜI. Những người tốt khác, ông giám đốc một nhà xuất bản hiếm có,
những biên tập viên tâm huyết… dám in tiểu thuyết của anh, những người âm thầm
hỗ trợ cho nó ra đời và đến tay người đọc… đã phải sống hai mặt, mặt NGƯỜI ở chốn
riêng tư, mặt CÔNG CỤ ở chốn hành nghề. Những kẻ khác thì tùy mức độ, phần NGƯỜI
và phần CÔNG CỤ tỷ lệ nghịch với nhau, ý thức CÔNG CỤ khác nhau từ chỗ ý thức
rõ rệt, đến chỗ vô thức, bản năng, hay chỉ là một thói quen tập nhiễm.
Tôi
nhớ đến cái vườn tượng trên một sườn đồi ở Praha. Rải rác từ chân đến đỉnh đồi,
là tượng những NGƯỜI không toàn vẹn hình hài, kẻ mất tay, kẻ mất chân, kẻ không
đầu, kẻ không tim… Nếu nói đến tội ác của một chế độ, thì tôi xin nói rằng tội
ác lớn nhất của nó chính là phá hủy TÍNH NGƯỜI trong nhiều thế hệ. Một nền kinh
tế lụn bại có thể nhanh chóng phục hồi với sự tự cải tổ và trợ giúp từ bên
ngoài, một nhà nước bất lực có thể được thay thế với sự đồng thuận của dân
chúng, một đất nước thất trận có thể khôi phục lực lượng quân sự của mình bằng
tiền bạc, kỹ thuật… Nhưng một dân tộc mà TÍNH NGƯỜI bị phá hủy thì không biết cần
đến mấy thế hệ để trở lại làm NGƯỜI toàn vẹn.
Nỗi
ám ảnh ấy đã theo tôi nhiều năm nay. Và trong tâm thế ấy, tôi tâm đắc với Bùi
Ngọc Tấn về ý nghĩa của việc Viết: Viết là “cuộc chiến đấu vô vọng” để “giữ sự
trong sáng trong đôi mắt nhìn đời của các con tôi”. Tôi xúc động vì lời ông bác
sĩ ung thư đang chờ chết nói ông đã được tiếp sức từ những trang sách như thế
nào: “Tôi hiểu rằng con người không được phép bi quan, không được phép đầu
hàng. Tập sách của anh đã nâng đỡ tôi sống những ngày còn lại. Còn một ngày
cũng sống cho ra sống”.
Vì
thế, chúng ta phải viết. Vì những người đọc như thế. Vì chính chúng ta. Có những
kẻ không muốn ta viết, ta phải viết. Họ sợ ta viết, ta phải viết. Họ cấm ta viết,
ta phải viết. Họ truy lùng, tiêu hủy những trang viết của ta, ta phải viết. Họ
ngăn cản những trang viết của ta đến người đọc, ta phải viết. Ta phải viết “khi
cuộc sống chúng ta bị nén xuống sát gần cái chết”, phải không anh Tấn!
Sài
gòn, sau ngày biểu tình lớn chống Trung Quốc xâm lược 11/5/2014
Hoàng Hưng
Nhà
văn Bùi Ngọc Tấn qua đời
Tác
giả của "Biển và chim bói cá" tạ thế lúc 6h15 sáng nay, ngày 18/12,
sau những năm tháng chống chọi với bệnh ung thư.
Nhà
văn Bùi Ngọc Tấn qua đời tại nhà riêng ở Hải Phòng, hưởng thọ 81 tuổi. Gia đình
ông đã báo tin cho các nhà văn, trong đó có nhà thơ, dịch giả Dương Tường - người
bạn thân của Bùi Ngọc Tấn.
Bùi
Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại thành phố Hải Phòng. Trước khi viết văn ông làm báo.
Theo đoàn quân tiếp quản Hà Nội năm 1954, ông tới Hà Nội, sau đó làm phóng viên
báo Tiền Phong với bút danh Tân Sắc.
Ở
tuổi ngoài đôi mươi, ông đã có tác phẩm in ở các nhà xuất bản như Văn học, Lao
động, Thanh Niên, Phổ thông.
Năm
1969, ông trở về quê làm biên tập viên tại báo Hải Phòng Kiến thiết và tập
trung viết báo để nuôi gia đình. Giai đoạn từ tháng 11/1968 đến tháng 3/1973
ông vướng vào lao lý. Bùi Ngọc Tấn có một thời gian "ẩn dật" với văn
chương, ngừng viết từ 1974 tới 1994.
Sau
20 năm im tiếng trên văn đàn, ông trở lại với bạn đọc bằng những trang hồi ký về
nhà văn Nguyên Hồng và những truyện ngắn nổi bật.
Nhà
văn Bùi Ngọc Tấn (thứ ba từ trái sang, hàng sau) cùng bạn bè hồi tháng 11/2014
Độc
giả biết tới Bùi Ngọc Tấn qua nhiều tác phẩm như tập truyện Những người rách việc
(1996), Rừng xưa xanh lá (2004), tiểu thuyết Biển và chim bói cá (2009). Bên cạnh
đó, ông còn có nhiều tác phẩm nổi bật như Mùa cưới, Đêm tháng 10, Nhằm thẳng
quân thù mà bắn, Nguyên Hồng thời đã mất, Một thời để mất, Một ngày dài đăng đẳng...
Tiểu thuyết Biển và chim bói cá của ông được trao tặng giải thưởng Henri
Quefenlec tại Liên hoan sách và biển diễn ra tại Pháp năm 2012.
Hiện
gia đình nhà văn đang bàn bạc để định ngày đưa tang ông.
Lam
Thu
----------------------------
Người Việt
Wednesday,
December 17, 2014 6:49:49 PM
HẢI
PHÒNG, Việt Nam (NV) -
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả “Chuyện Kể Năm 2000,” vừa qua đời tại nhà
riêng ở Hải Phòng, lúc 6 giờ 15 phút sáng (giờ địa phương) Thứ Năm, 18 Tháng Mười
Hai, ông Bùi Ngọc Hiến, con trai của ông cho nhật báo Người Việt biết.
Ông
Hiến kể: “Cha tôi bị bệnh phổi lâu nay, có vào nhà thương nằm một thời gian,
nhưng về nhà từ hôm 12 Tháng Mười. Cụ ra đi rất nhẹ nhàng.”
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn. (Hình: Phạm Xuân Nguyên)
Theo
tác giả Vũ Quốc Văn trong bài “Tân Sắc Bùi Ngọc Tấn, một nhà văn đặc sắc” đăng
trên trang mạng báo Tiền Phong ngày 25 Tháng Mười Hai, 2005, nhà văn Bùi Ngọc Tấn
sinh năm 1934. Quê ông ở làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ năm 1954, và có sáng tác
in ở các nhà xuất bản Văn Học, Lao Ðộng, Thanh Niên, Phổ Thông,... khi mới
ngoài 20 tuổi.
Theo
Wikipedia, trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, viết
với bút danh Tân Sắc. Sau đó, năm 1959, ông trở về quê và là biên tập viên báo
Hải Phòng Kiến Thiết. Ðể có thể nuôi gia đình 6 người, ông tập trung vào viết
báo.
Blogger
Osin, tức nhà báo Huy Ðức, viết trên trang Facebook cá nhân như sau: “Nhà văn
Bùi Ngọc Tấn bắt đầu viết văn từ năm 1954. Theo ông: 'Trong thời kỳ này
(1954-1968), những sáng tác của tôi đều ca ngợi con người mới cuộc sống mới, ca
ngợi đảng Cộng Sản Việt Nam, ca ngợi những người làm ra lịch sử. 14 năm đầu
tiên, tôi viết theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, mô tả cuộc sống dưới
sự lãnh đạo của đảng, đang phát triển, đang đi lên, một xã hội không có bi kịch
như nhà thơ Tố Hữu, người lãnh đạo văn nghệ Việt Nam đã khẳng định.'”
“Một
bi kịch cho ông, nhưng cay đắng thay lại là một may mắn cho văn học: Năm 1968,
ông bị vô cớ bắt giam, bị cầm tù 5 năm,” nhà báo Huy Ðức viết.
Nhà
báo này viết tiếp: “Phải đến năm 1995, sau 27 năm bị 'ngắt tiếng,' Bùi Ngọc Tấn
mới được trở lại văn đàn. Ðây là thời kỳ ông bắt đầu 'viết về những người cam
chịu lịch sử, về những thân phận bé nhỏ, về những người cố gắng tồn tại giữa những
bánh xe của lịch sử, đặc biệt là những phận người rơi vào thảm cảnh tù đầy, những
người chịu sự khinh bỉ của xã hội.' Ðỉnh cao các tác phẩm của ông là 'Chuyện Kể
Năm 2000,' được nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 2000, chưa kịp phát hành
thì bị 'cấm, thu hồi và tiêu hủy.' Nhưng, 'Chuyện Kể Năm 2000' vẫn có sức sống
mãnh liệt.”
“Phải
đọc ‘Chuyện
kể năm 2000' mới có một cảm nhận đầy đủ về khái niệm 'nhà tù lớn, nhà tù nhỏ,'
theo nhà báo Huy Ðức. “Bi kịch Bùi Ngọc Tấn kể về 5 năm ở tù tưởng đã là tận
cùng; nhưng phải khi đọc những gì ông kể về những ngày ra tù, mới thấy cái chế
độ miền Bắc thời ông sống không có chỗ cho con người làm con người.”
“Nhiều
lần ông nói: 'Tôi sợ nhất là những người đã hơn 70 tuổi mà chưa một lần phạm
sai lầm, họ cứ hành xử như là họ có quyền để ban phát chân lý,'” blogger Osin
viết tiếp.
Ông
cũng đã hoàn thành “Hậu Chuyện Kể Năm 2000,” và theo dự trù, tác phẩm này sẽ được
tủ sách Tiếng Quê Hương ở Hoa Kỳ ra mắt vào cuối năm nay.
Theo
nhà văn Trần Phong Vũ, “Hậu Chuyện Kể Năm 2000” ghi lại nhiều diễn biến quanh
tác phẩm “Chuyện Kể Năm 2000” từ các đoạn đường hoàn thành tới khi tác phẩm
chào đời và những ngày kế tiếp. Tựa đề đầu tiên của “Hậu Chuyện Kể Năm 2000” là
“Thời Biến Ðổi Gien” được Hoàng Hưng diễn giải là “Một thời đại ghê gớm trên
quê hương chúng ta mà cái 'gien' NGƯỜI đã bị biến đổi đến thảm hại!”
“Ðó
là thời đại quét sạch mọi quyền sống căn bản của con người buộc toàn thể xã hội
luôn cúi đầu quỳ gối tôn thờ những kẻ thủ đoạt quyền lực - thời đại mà hết thẩy
người dân không được phép có một hành vi, một ý nghĩ nào khác ngoài việc tự biến
thành công cụ phục vụ ý đồ của kẻ thủ đoạt quyền lực được coi là tín ngưỡng tối
cao độc nhất vô nhị,” ông Vũ viết.
Ngoài
hai tác phẩm trên, nhà văn Bùi Ngọc Tấn còn được biết đến qua một số tác phẩm
như “Mùa Cưới,” “Ngày và Ðêm Trên Vịnh Bái Tử Long” (phóng sự), “Ðêm Tháng Mười,”
“Người Gác Ðèn Cửa Nam Triệu” (truyện ký), và “Nhật Ký Xi Măng”...
Ông
từng nhận được nhiều giải thưởng văn chương trong nước, và giải Henri Queffenlec
(Pháp) năm 2012 cho tác phẩm “Biển và Chim Bói Cá.”
Ông
Bùi Ngọc Hiến cho biết đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn sẽ được tổ chức vào Thứ Bảy,
20 Tháng Mười Hai. (Ð.D.)
------------------------
03:05:am
18/12/14
Tác
giả tiểu thuyết “Chuyện Kể Năm 2000” mô tả hệ thống lao tù cộng sản Việt Nam vừa
qua đời hồi 6h15 sáng nay 18.12.2014, tại nhà riêng, hưởng thọ 81 tuổi.
Ông
sinh năm 1934, tại làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, Hải
Phòng.
Ông
bắt đầu sáng tác và làm báo từ năm 1954. Bạn đọc biết đến ông như một nhà văn.
Tại
liên hoan sách với chủ đề “Sách và Biển” tại Cộng hòa Pháp, cuốn “Biển và Chim
Bói Cá” của ông đã nhận được giải thưởng cao quý Henri Queffelec, năm 2012.
Những
tập chuyện “Những Người Rách Việc”, “Rừng Xưa”, “Nguyên Hồng Thời Đã Mất”, v.v
đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho bạn đọc Việt Nam.
Tuy
vậy, tiểu thuyết “Chuyện Kể Năm 2000” được đánh giá là đỉnh cao sáng tác của
tác giả. Ông bắt đầu viết tiểu thuyết này từ 1990 cho đến năm 2000 thì hoàn tất.
Tiểu thuyết đã được dịch ra tiếng Anh, Đức và Pháp. Câu chuyện 600 trang về người
tù tên Tuấn mô tả lại cách “chính quyền Việt Nam trấn áp trí thức”. Chính vì vậy
mà “Chuyện Kể Năm 2000″ vừa in tháng Hai năm 2000 thì tháng Ba, Bộ Văn
hóa-Thông tin quyết định, đình chỉ, thu hồi và tiêu hủy ngay.
Nhà
văn bị tù từ 11/1968 đến 3/1973 với tội danh “Tuyên truyền phản cách mạng”
trong vụ án “Xét lại chống Ðảng, làm tay sai cho nước ngoài”.
Những
năm cuối đời, ông dấn thân cổ võ cho phong trào dân chủ hóa đất nước.
Biên tập viên ĐCV
© Đàn Chim Việt
© Đàn Chim Việt
--------------------------------
Nhà
văn Bùi Ngọc Tấn - tác giả cuốn tự truyện nổi tiếng "Chuyện kể năm
2000" vừa qua đời tại nhà riêng (Hải Phòng) lúc 5 giờ sáng nay, ngày
18 tháng 12 năm 2014.
Lễ
viếng: 10 giờ sáng ngày 19.12.2014.
Lễ
Truy điệu: 10 giờ sáng thứ bảy ngày 20 tháng 12 năm 2014.
Lễ
An táng: Tại Nghĩa trang Ninh Hải, Hải Phòng.
Nhà
văn, Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934, quê ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu
viết văn, viết báo từ 1954 và là cây viết khá nổi tiếng khi còn trẻ.
Bùi
Ngọc Tấn từng bị bắt và phải ở tù 5 năm (1968-1973) trong vụ án "Xét lại,
chống Đảng", mà không được xét xử.
Wikipedia
viết: “Theo ông (Bùi Ngọc Tấn) thì người hạ lệnh bắt ông, cũng như đuổi vợ
ông khỏi trường Đại học trong thời gian ông bị cải tạo, ngăn chặn ông đi làm
sau khi ra tù là giám đốc công an thành phố Hải Phòng Trần Đông. Khi bị bắt giữ,
ông cũng bị tịch thu hơn nghìn trang bản thảo và sau này không được trả lại. Từ
khi được xóa án, sau hai năm thất nghiệp, Bùi Ngọc Tấn được tổng cục trưởng Tổng
cục Thuỷ sản Hoàng Hữu Nhân xếp vào làm nhân viên theo dõi thi đua khen thưởng ở
Liên hiệp Xí nghiệp Đánh cá Hạ Long. Trong khoảng thời gian làm công việc này từ
1974 đến 1994, ông trở thành một "người ẩn dật" với văn chương, ngừng
viết trong khoảng thời gian 20 năm này. Theo đài RFA, trong thời gian đó
"ông không được phép viết lách gì, ngay cả nhật ký cũng thường xuyên bị
công an văn hóa xét nhà, lục lọi tịch thu..."
Ông
trở lại với bạn đọc qua bài "Nguyên Hồng, thời đã mất" đăng
trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993”.
Một
số tác phẩm chính đã được xuất bản từ năm 1995 trở lại đây: Một thời để mất,
Những người rách việc, Một ngày dài đàng đẵng, Chuyện kể năm 2000, Rừng xưa
xanh lá...
Một
trong những tác phẩm văn học nổi tiếng sau này của Bùi Ngọc Tấn là cuốn tiểu
thuyết “Biển và chim bói cá”, xuất bản năm 2008.
Tuy
nhiên, nhắc tới Bùi Ngọc Tấn người ta nghĩ ngay tới “Chuyện kể năm 2000”.
Cuốn
tự truyện này đã gây được sự chú ý của quốc tế và trở thành một trong những cuốn
sách được giới bất đồng chính kiến trong nước quan tâm nhất. “Chuyện kể năm
2000” đã được dịch ra tiếng Anh, Đức và Pháp. “Theo tổ chức Phóng viên
không Biên giới (RSF), câu chuyện 600 trang về người tù mang tên Tuấn mô tả lại
cách “chính quyền Việt Nam trấn áp trí thức”. Chính vì vậy mà "Chuyện kể
năm 2000" vừa in tháng Hai năm 2000 thì ngày 16 tháng 3, bộ Văn
hóa-Thông tin đã ký quyết định số 395, đình chỉ, thu hồi và tiêu hủy cuốn này
do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. (Wikipedia).
Ngoài
các giải thưởng văn học trong nước, Nhà văn Bùi Ngọc Tấn từng nhận được một số
giải thưởng quốc tế như: “Giải Henri Queffenlec (Pháp) năm 2012 cho tác phẩm Biển
và chim bói cá”, giải Nhân quyền Hellman-Hammett do HRW trao tặng.
Bùi
Ngọc Tấn cũng là Hội viên danh dự Hội Văn bút Quốc tế. Hội viên danh dự Hội Văn
bút Canada.
-----------------------------
No comments:
Post a Comment