Thursday 18 December 2014

Andrei Illarionov trả lời VOA về tình hình Nga (Bản dịch của TamHmong)





Bản dịch của TamHmong
Thursday, December 18th, 2014 at 1:56 pm

Để hiểu tình hình kinh tế nước Nga hiện nay và điều gì chờ đón nước Nga trong tương lai gần chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của ông Andrei Illarionov.

Ông Andrei Illarionov sinh năm 1961 tại ngoại ô Sankt-Peterburg. Tốt nghiệp đại học Tổng hợp quốc gia Leningrad. TS kinh tế, ông đã thực tập Postdoc tại Đại học tổng hợp Birmigham (Anh). Ông Andrei Illarionov hiện đang làm việc tại Cato Institute ở Washington DC.

Dưới thời chính quyền TT Boris Eltsin 1992-2000, ông Andrei Illarionov đã làm việc tại  một số Cơ quan phân tich chiến lược kinh tế. Từ 1994-2000 là Viện trưởng Viện phân tích kinh tế. Năm 1998, ông đã kiến nghị nhiều lần về việc phải thả nổi đồng rúp dần dần. Ông đã phê phán chiến lược của Ngân hàng TW giữ giá đồng rúp một cách giả tạo và tiên đoán chính xác thảm họa phá giá đồng rúp vào tháng 8-2018.

Nhìn chung ông là một nhà phân tích kinh tế nổi tiếng ở Nga với những dự đoán rất chính xác . Ông cũng rất có uy tín vì không dính dáng đến bất cứ vụ việc tai tiếng nào trong các chiến dịch LIỆU PHÁP SHOCK, TƯ HỮU HÓA,… đầy tai tiếng thời đó và cũng không liên quan đến bất cứ phe nhóm nào.

Chính vì vậy, ông Putin đã mời ông Andrei Illarionov làm cố vấn khi lên nhậm chức TT. Ông Andrei Illarionov đã từng là cố vấn kinh tế chính của TT Putin trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên 2000-2004. Cuối năm 2005 ông  Andrei Illarionov đã chính thức từ chức vì thấy TT Putin đã ngày càng xa rời đường lối kinh tế thị trường, dung túng cho tham nhũng và thể hiện khuynh hướng độc tài.
Ông đã tuyên bố lý do từ chức: “Tôi không thể tiếp tục làm việc trong quốc gia mà chúng ta đang có hiện nay…. Khi tôi nhậm chức đó là một quốc gia khác, có những khả năng và hy vọng cho sự tiến hóa lành mạnh…Trong quốc gia này đã diễn ra sự hồi sinh một quốc gia khác. Đã hình thành trong quốc gia chúng ta mô hình kinh tế tư bản Nhà nước thân hữu….”

Dươi đây chúng tôi xin giới thiệu bài ông Andrei Illarionov trả lời phóng viên  VOA Alexander Panov ngày 16.10.2014  lúc 22:03 ( Chú ý đây là LƯỢC DỊCH một lần nữa LƯỢC DỊCH).

Phóng viên Panov (PV): Đầu tiên, xin hỏi ông với tư cách CỰU CỐ VẤN kinh tế của TT Putin. Qua phát biểu của TT Putin và bài trả lời phỏng vấn truyền hình Mỹ gần đây của Thủ Tướng Medvedev tôi có cảm tưởng các nhà lãnh đạo Nga nhất quyết “không nhận ra” các vấn đề kinh tế nguy kịch của nước Nga, có lẽ họ có những số liệu thống kê khác chăng?
ANDREI ILLARIONOV: Không, số liệu thống kê chỉ có một thôi. Vấn đề là ở chỗ đã một thời gian rất dài rồi, TT Putin và cộng sự của ông ở Điện Kremlin sử dụng một CHUẨN MỰC ĐẶC BIỆT khi nói về kinh tế Nga. Bất kể thực trạng kinh tế Nga thế nào, đang phát triển tốt hay khủng hoảng cận kề, họ chỉ luôn nói về kinh tế Nga với giọng điệu lạc quan. Đây là một kiểu tác động tâm lý đặc biệt trước hết nhằm vào công dân Nga.  Phải thừa nhận là cách làm này ở mức độ nhất định đã có tác dụng.

Phóng viên Panov (PV): Kinh tế  Nga đã ‘’’TRƯỢT VẤP” không phải chỉ từ dầu năm nay mà đã từ khá lâu. Từ đầu năm nay, có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến KT Nga: các biện pháp trừng phạt của Phương Tây(PT) sau khi Nga chiếm Crimea, can thiệp vào Đông Ucraina và giá dầu thế giới giảm mạnh. Các biện pháp “trừng phạt trả đũa” của Nga đối với PT ít hiệu quả . Theo tôi, chúng chỉ làm hàng thực phẩm nhập khẩu biến mất khỏi các quầy hàng và đánh mạnh trước hết vào người tiêu dùng ở Nga. Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, ông đánh giá thế nào về ảnh hưởng của hai yếu tố này đến KT Nga?
ANDREI ILLARIONOV: Nói một cách nghiêm túc sự suy thoái trong KT Nga bắt đầu không phải gần đây mà đã bắt đầu đã xảy ra từ khoảng 5 năm trước. Hôm qua, hôm nay các số liệu về sự thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế (TĐTTKT) Nga trong vòng 5,5 năm sau  khủng hoảng 2008-2009 đã được công bố.

Giá dầu (xanh) xuống kéo theo giá rúp (đỏ)

Năm đầu tiên sau khủng hoảng tốc độ phát triển công nghiệp Nga là 11%, có thể nói là phát triển thần kỳ. Sau đó tụt dần còn 6%, một thời gian sau còn dười 2% và đến 2013 chỉ còn là 0.4%. Cuối cùng từ tháng tư 2014, nghĩa là trong khoảng 5 tháng gần đây, chỉ còn là âm (-3,5)%.
Từ các số liệu này chúng ta thấy suy thoái KT Nga là một khuynh hướng đã có từ khá lâu. KT Nga trong những năm gần đây ngày càng đi xuống. Nguyên nhân từ đâu? Tất nhiên, việc giá dầu thế giới (GDTG) giảm có vai trò nhất định. Nhưng GDTG chỉ thực sự giảm mạnh từ giưa năm 2014. Các biện pháp trừng phạt chỉ liên quan đến một nhóm không lớn nhân vật của chính trường và thương trường Nga. Về nguyên tắc, không ảnh hường  nhiều đến KT Nga.
Nguyên sâu xa của sự suy thoái KT Nga là  môi trường kinh doanh Nga ngày càng kém thuận lợi một cách rõ rệt. Điều này liên quan đến việc bảo vệ sở hữu cá nhân, tình trạng tham nhũng sách nhiễu và đặc biệt  là tình trạng chiến tranh trên thực tế của Nga chống  Ucraina từ giữa 2013.
Triển vọng Nga phải đối đầu toàn diên vớ PT và có thể là xung đột vũ trang với NATO làm cho tất cả các nhà dầu tư người Nga hoăc người nước ngoài PHẢI CHÙN BƯỚC. Phần lớn các nhà dầu tư quyêt định phải chờ xem.

Phóng viên Panov (PV): Dù là như vậy nhưng chắc ông cũng đồng ý là các biện pháp trừng phạt chỉ làm tình trạng đầu tư vào  Nga tồi tệ thêm. Nếu trước đây các nhà đầu tư nước ngoài , như ông đã nói, nhìn vào nước Nga bằng con mắt nghi ngại thì bây giờ họ bị CẤM đầu tư vào Nga. Trong khi đó Trung Quốc đối tác chiến lược đã ký kết một Hợp đồng năng lượng lớn vơi chúng ta có vẻ cũng không vội đầu tư vào Nga, không vội hỗ trợ các ngân hàng Nga. Tiền từ quĩ dự trữ họ lại dùng để hỗ trợ các nước thua thiệt vì “trừng phạt trả đũa” của Nga.
ANDREI ILLARIONOV: Tình hình đúng là phức tạp hơn so với thoạt nhìn ban đầu. Các biện pháp trừng phạt đúng là không làm tình hình đầu tư sáng sủa hơn. Đóng góp chủ yếu của các biện pháp trừng phạt là tạo tâm lý căng thẳng. Trước hết là đối với Ban lãnh đạo Kremlin và giới kinh doanh hàng đầu.
Họ luôn phải tìm cách khẳng định và trấn an người Nga là  do Châu Âu và Mỹ có quan điểm đạo đức chính trị khác Nga trong cuộc xung đột Nga-Ucraina nên cố gắng thể hiện bằng các biện pháp trừng phạt hạn chế, chọn lọc.
Các biện pháp này hoàn toàn không giống các biện pháp Mỹ trừng phạt Liên Xô thời LX đưa quân vào Afganistan những năm 70 thế kỷ trước. Các biện pháp này cũng tuyệt nhiên không giống việc Mỹ trừng phạt IRAN hiện nay. Chúng ta hãy chờ xem.

PhóngviênPanov (PV): Tôi không biết người tiêu dùng Nga hàng ngày phải mua thực phẩm có thể đồng ý với ông không?
ANDREI ILLARIONOV: Người tiêu dùng thực phẩm không phải là nạn nhân của các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và Châu Âu. Họ là nạn nhân của chính các biện pháp “trừng phạt trả đũa” mà ông Putin và các cộng sự ở Kremlin thực hiên. Các biện pháp này dẫn đến việc biến mất hàng loạt mặt hàng thực phẩm trên các quầy hàng. So với các biện pháp trừng phạt của PT, các biện “trừng phạt trả đũa’’ của ông Putin tỏ ra hữu hiệu hơn hẳn trong việc “trừng phạt” người tiêu dùng Nga. KT Nga sẽ bước vào một giai đoạn suy thoái và trì trệ kéo dài…và lối thoát ở cuối đường hầm có thể sẽ còn lâu mới xuất hiện.

Phóng viên Panov (PV): Tình hình KT Nga càng xấu, mức độ tín nhiệm (rating) TT Putin càng cao. Ông giải thích thế nào về tình trạng này? Chẳng hạn ở Serbia cũng vậy Rating của lãnh đạo cao chót vót. Liệu tình trạng này ở Nga còn tiếp diễn đến khi nào?
ANDREI ILLARIONOV: Theo tôi không nên so sánh tình trạng nước Nga với Serbia mà nên so sánh với Bắc Triều Tiên hoặc Cu Ba. Tốt nhất là so vơi Liên Xô trước đây. Ở các nước này,  dù cho kinh tế luôn trì trệ như Liên Xô trước đây hoặc Cu Ba hiện nay, thậm chí thảm họa như Bắc Triều Tiên nhưng  mức độ ủng hộ đường lối chính trị và rating lãnh đạo theo điều tra xã hội học luôn cao. Đôi khi là chót vót. Hầu như không phụ thuộc vào biến động trong đời sống chính trị xã hội.
Rất tiếc là có lẽ nước Nga hiện nay đang tiến gần đến nhóm gồm một số nhỏ các nước loại này. Đó là các nước mà sự ủng hộ về chính trị đối với lãnh đạo đất nước hầu như không phụ thuộc vào tình hình kinh tế cụ thể. Các quốc gia này đặc trưng bởi xã hội thậm chí không phải nửa tự do mà là không tự do. Điều này cũng  đặc trưng cho các chế độ độc tài có yếu tố toàn trị. Khi xã hội chỉ tiếp nhận bức tranh do lãnh đạo vẽ ra, không phụ thuộc vào điều gì xảy ra trong cuộc sống thực.
Người Nga có câu:” Cha ơi vodka  lại tăng giá rồi, cha có bớt uống không? Không con thân yêu ạ, con sẽ phải bớt ăn đi!”

Phóng viên Panov (PV): Sắp đến mùa Đông (phỏng vấn tiến hành hôm 16.10.2014. ND). Việc Châu Âu sẽ dùng dầu khí Mỹ là dự án của tương lai, việc hôm nay là việc của hôm nay. Nếu tình hình Ucraina bị  “ĐÓNG BĂNG”. Liệu quan hệ Nga và Mỹ có KHỞI ĐỘNG LẠI ĐỢT 2 và quan hệ Nga với Châu Âu có diễn ra theo cách business as usual  không?
ANDREI ILLARIONOV: Ở PT luôn tồn tại một số lượng không nhỏ những kẻ mà Vladimir Lenin lúc sinh thời gọi là “những kẻ dại khờ hữu ích” theo nghĩa hữu ích cho chế độ Kremlin. Rất tiếc là cho đến tận gần đây, số lượng những kẻ này không hề ít đi.
Chúng ta đã chứng kiến là khoảng ba tháng sau cuộc chiến Nga-Georgia, sau hành động xâm lược của Nga đối với Georgia hầu như toàn bộ quan hệ Châu Âu-Nga đã được tái lập. Những người Pháp hiện nay  vẫn không từ bỏ việc bán tầu đổ bộ Mistral cho Nga.
Như chúng ta biết, nhiều nhân vật ở Washington và Bruxell và các thủ đô Châu Âu khác  thường xuyên tuyên bố sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Nga bất cứ lúc nào……
Chúng ta cũng biết ở Châu Âu có những lực lượng sắn sàng tái lập và tiếp tục quan hệ với chế độ Kremlin, một kẻ xâm lược đã phá hủy biên giới và trật tự quốc tế được thiết lập ở Châu Âu và trên thế giới sau 1945. Điều này liệu có xảy ra không? Hãy chờ xem.

Phóng viên Panov (PV): Ostav Bender (nhân vật phiêu lưu huyền thoại trong tiểu thuyết ‘’Mười hai chiếc ghế» của Ilf và Petrov rất nổi tiếng ở Liên Xô và Nga.ND) thường nói: “Nước ngoài sẽ giúp chúng ta”. Theo những gì chúng ta thấy sẽ chẳng có nước ngoài nào giúp Nga. Vậy theo ông ai sẽ giúp?
ANDREI ILLARIONOV: Chỉ có nhân dân Nga mới có thể giúp được nước Nga. Tất nhiên ở Châu Âu và Mỹ có một số người có thiện cảm với một nước Nga thực sự dân chủ và làm một vài điều gì đó. Tuy nhiên đó là những đóng góp rất nhỏ so với khối lượng công việc phải tiến hành. Không ai, ngoài chính bản thân công dân Nga có thể đưa nước Nga đến mục tiêu cuối cùng-xây dựng một nước Nga tự do dân chủ đích thực.

Bản dịch lược của TamHmong.

Trong khi chờ đợi đồng rúp trở lại thời xa xưa, mời các bạn yêu Nga nghe vài bài quen






No comments:

Post a Comment

View My Stats