4-6-2014
Trang
Bô Xít có đăng bài của hai tác giả LS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt mang tựa đề :
« Công
ước Kế tục Quốc gia của Liên Hiệp Quốc không đòi hỏi thừa kế các hiệp định liên
quan đến lãnh thổ »
Công ước ở đây là công
ước « Vienna Convention on Succession of States in respect of Treaties
1978 ».
Phần
2 bài viết các tác giả cho rằng : Công ước không đòi hỏi thừa kế hiệp định
liên quan đến lãnh thổ
Các
tác giả đã dựa vào các điều 8.1, 9.1 và điều 13 để kết luận như vậy.
Tôi cho rằng các tác giả đã sai.
Điều
11 của Công ước ghi :
Article
11
Boundary
regimes
A
succession of States does not as such affect:
(a)
a boundary established by a treaty; or
(b)
obligations and rights established by a treaty and relating to the regime of a
boundary.
Tạm
dịch :
Điều
11
Các
chế độ về biên giới :
Việc
kế thừa quốc gia không được vi phạm đến :
a)
đường biên giới đã được thiết lập bằng một hiệp ước hoặc
b)
quyền và nghĩa vụ được xác định bằng một hiệp ước liên quan đến chế độ của đường
biên giới.
Tức
là, việc kế thừa giữa hai quốc gia không được làm thay đổi đường biên giới được
thiết lập trước đó bằng một hiệp ước, cũng như vi phạm đến bất kỳ nội dung điều
ước nào có liên quan đến quyền và nghĩa vụ (của quốc gia tiền nhiệm) đã ký kết
về chế độ của biên giới.
Trang Bô Xít có viết lời
giới thiệu :
hai tác giả Tạ Văn Tài
và Vũ Quang Việt đưa ra một văn kiện quan trọng: Công ước Kế tục Quốc gia đối với Hiệp ước 1978, theo đó / Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với tư cách là quốc gia kế tục có thể bác bỏ các
hiệp ước về lãnh thổ bất bình đẳng hoặc do sức ép mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đã phải chịu nhận
Lại
càng sai.
Công
ước Vienne về kế thừa quốc gia (trên phương diện tài sản hay các kết ước) vốn
đã hiện hữu trước đó năm 1969 (Vienna Convention on Succession of States in
respect of Treaties 1969). Hai điều khoản về « Các chế độ về đường biên giới »
của hai công ước (1969 và 1978) không khác một chữ, một hàng. Các công ước này
tôi đã nghiên cứu từ năm 2000 khi viết tập sách « Biên giới Việt-Trung 1885-2000 : Lịch sử thành hình và những tranh
chấp ».
Ta
thấy đường biên giới giữa hai nước Việt Nam và TQ do Pháp và nhà Thanh thiết lập
từ năm 1885, đã làm cho VN thiệt hại rất nhiều lãnh thổ, các vùng có tầm kinh tế
quan trọng và có tầm chiến lược cao (vùng Móng Cái, biên giới đáng lẽ phải mở
ra tới Phòng Thành), vùng Tụ Long, thuộc Hà Giang (có nhiều mỏ đồng, khoảng
700km²), vùng Hải Ninh (khoảng 1.500km²), vùng Đèo Lương, thuộc Cao Bằng (khoảng
300km²)...
Pháp
đã nhượng đất đai của VN cho TQ để được lợi nhuận về kinh tế.
Đây
là đường biên giới được thiết lập bằng một kết ước « bất bình đẳng ».
Đây cũng là một đường biên giới « bội ước », chứ không phải
« qui ước », vì Pháp đã phản bội Hiệp ước Patenôtre 1884 (cam kết bảo
vệ toàn vẹn lãnh thổ của VN).
Nhưng
nó vẫn có hiệu lực, làm căn bản cho hiệp ước 1999 phân định về biên giới sau
này.
Ta
cũng thấy TQ, đã phải nhượng cho Nga hàng triệu Km² do hệ quả của các hiệp ước
bất bình đẳng ký vào thế kỷ 18, 19. Đường biên giới này vẫn có hiệu lực, đã làm
căn bản cho hai bên phân định lại biên giới sau này.
Ta
cũng có thể đưa ra vài chục thí dụ tương tự ở Châu Phi. Đường biên giới ở đây
được các cường quốc (Anh, Pháp...) hoạch định trong văn phòng, lấy đường kinh
tuyến, vĩ tuyến để phân chia. Việc này làm cho nhiều dân tộc phải chia làm hai,
làm ba... sống trên nhiều nước khác nhau. Cũng có khi gom hai ba bộ lạc thù nghịch
nhau cho sống chung trong một nước (trường hợp các sắc dân Hutu và Tutsi ở
Rwanda), hoặc một dân tộc lớn (như dân Kurde, dân Palestine...) lại không có quốc
gia v.v...
Các
đường biên giới này vẫn còn hiệu lực.
Vì thế, các tác giả, cũng như BBT Bô Xít, đã sai lầm khi
cho rằng « quốc gia kế tục có thể bác bỏ các hiệp ước bất bình đẳng về
lãnh thổ... »
Publié
par Nhan Tuan Truong à 07:48
No comments:
Post a Comment