Tuesday 24 June 2014

UPR : TÌM ĐOÀN CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐỂ PHẢN ĐỐI (Vietnam UPR)




June 23, 2014 10:27 pm

Người đàn ông ngồi bên cạnh Tiến sĩ Nguyễn Quang A tìm đoàn chính phủ Việt Nam để phản đối

Phạm Lê Vương Các, 23/6/2014 – Vào chiều ngày 23/6, trong phiên họp Thảo luận Chung của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) về UPR, phái đoàn XHDS chúng tôi đã ghi lại một câu chuyện rất bất ngờ, đó là: Có một người đàn ông đi tìm đoàn Chính phủ Việt Nam để phản đối…

Nhìn thấy phái đoàn chúng tôi  có vẻ là người Việt Nam, người đàn ông này tiến lại ngồi gần với  Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Ông có ngoại hình của người phương Tây, da trắng, đầu hói, ăn mặc lịch sự như một quan khách ngoại giao. Rồi ông lân la hỏi Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Ông có phải đến từ đoàn Việt Nam không?”.
Tiến sĩ Quang A trả lời: “Đúng rồi. Tôi đến từ phái đoàn Việt Nam”.

Một phút chần chừ, rồi vị khách nọ lấy từ trong túi áo ra một tờ giấy và nói: “Tôi muốn gửi đến chính phủ của các ông bản phản đối vì Chính phủ Việt Nam đã ủng hộ chính phủ Iran. Trong khi đó, Chính phủ Iran thường xuyên vi phạm nhân quyền, ủng hộ Chính phủ Iran là đồng lõa với vi phạm nhân quyền”.

Trao bản phản đối “lộn chỗ”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A vội đáp: “Không! Không! Tôi chỉ là phái đoàn dân sự chứ không phải của chính phủ. Phái đoàn Chính phủ Việt Nam ngồi ở phía trên kia kìa. Ông đến chỗ đó mà phản đối”.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A chỉ chỗ ngồi của phái đoàn Chính phủ Việt Nam

Ngay lập tức người nọ đứng dậy đi theo chỉ dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông tiến lại chỗ ngồi của đoàn Chính phủ Việt Nam.

Trong buổi chiều hôm nay, đại diện cho Chính phủ Việt Nam chỉ có một người ngồi dự trong cuộc họp. Từ xa, chúng tôi thấy người đại diện cho Chính phủ Việt Nam khá lung túng khi được một vị khách lạ đến trình bày vấn đề.

Họ trao đổi trong khoảng 5 phút, và qua cử chỉ, chúng tôi thấy rằng người đại diện cho đoàn Nhà nước Việt Nam đang cố gắng giải thích gì đó.

Cuối cùng, vị khách đã trao bản phản đối được “đúng cửa” và đi trở lại về cuối phòng họp. Thấy vậy,  Tiến sĩ Nguyễn Quang A lại gần bắt chuyện làm quen. Được biết, tên ông là Rouhani Hassan. Ông là một người Đức gốc Iran, đến từ tổ chức Südwind Verein Österreich.

Ông Rouhani Hassan cho biết, tháng 10 này, nhân việc Iran báo cáo kết quả UPR, ông sẽ có bài phát biểu lên án tình trạng vi phạm nhân quyền ở Iran, và phản đối các quốc gia đồng lõa với Iran, trong đó có Chính phủ Việt Nam.

Toàn bộ câu chuyện đã được UN Web TV quay lại:

TS Nguyễn Quang A 'chỉ điểm' tại UPR   -   Dân Làm Báo

-----------------------------------


Nguyễn Quang A
Thứ Ba, ngày 24 tháng 6 năm 2014

Có hai loại tổ chức XHDS ở Việt Nam. Các tổ chức có đăng ký (các tổ chức phi chính phủ, NGO, có đăng ký, thường dưới trướng của VUSTA) nằm trong khu vực chính thức (formal), không kể các tổ chức đoàn thể chính thức của chính quyền, và các tổ chức không có đăng ký (informal). Cũng tương tự như trong lĩnh vực kinh tế có các tổ chức hình thức, chính thức (formal) như các doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty và các tổ chức phi chính thức. Các tổ chức phi chính thức có vai trò to lớn trong kinh tế. Tương tự, trong lĩnh vực XHDS, các tổ chức phi chính thức cũng có vai trò quan trọng.

Tại Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, đã có những ý kiến của các tổ chức quần chúng Việt Nam, tổ chức XHDS chính thức Việt Nam có cơ hội phát biểu. Nhưng đại diện của các tổ chức XHDS phi chính thức Việt Nam (nhưng hoàn toàn hợp pháp chứ không phải bất hợp pháp như chính quyền thường gán cho họ) chưa bao giờ có cơ hội như vậy.


Hôm nay tại phiên thảo luận chung về UPR của Hội đồng nhân quyền liên hiệp quốc, một đại diện của các tổ chức XHDS độc lập Việt Nam đã có cơ hội phát biểu trước Hội đồng.

9h15 giờ Geneve (14h15 giờ Việt Nam) ngày 24-6-2014 luật gia Trịnh Hữu Long, thay mặt cho 10 tổ chức XHDS Việt Nam độc lập đã phát biểu trước Hội đồng. Những sự vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam đã được nhắc đến. Tên của Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, Nguyễn Hữu Vinh (anh Ba Sàm) và Bùi Thị Minh Hằng đã được nhắc đến như các thí dụ điển hình.

Khó đối thoại với chính quyền và các tổ chức XHDS hãy nói với các tổ chức quốc tế. Đó là 1 kinh nghiệm bổ ích của các nước Đông Âu, nhất là Ba Lan khoảng 30-40 năm trước. Và các tổ chức XHDS độc lập Việt Nam ngày nay cũng làm vậy. Nói với Hội đồng nhân quyền LHQ là một thí dụ như vậy bên cạnh hàng loạt cuộc tiếp xúc với các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế khác.

Toàn bộ bài phát biểu sẽ được cập nhật trong bài riêng.

Được đăng bởi btv01 vào lúc 15:10



No comments:

Post a Comment

View My Stats