Được đăng ngày Thứ ba, 03 Tháng 6 2014 16:29
Đất nước đang trải qua một giai đoạn khó khăn, biển
hải bị lấn chiếm. Trước hành động thô bạo của tập đoàn Bắc Kinh, chính quyền cộng
sản đã tỏ vẽ lo sợ và rụt rè, không dám phản ứng mạnh mẽ làm cho toàn dân thất
vọng và mất tự tin. Mọi người, ai cũng mong đợi một phép lạ nào đó đem lại một
giải pháp để cứu vãng tình thế, giúp dân Việt Nam bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải.
Mọi người đều bức xúc.
Nhưng lúc này hơn bao giờ hết, chúng ta cần giữ bình
tĩnh để nhân định tình hình cho đúng. Nhìn kỹ và nghe rõ mọi người để tìm hiểu
sự thật nấp sau những lời phát biểu và hành động của các thành phần can dự. Chúng
ta không nên, vì nôn nóng và quá đợi chờ một giải pháp hay một vị cứu tinh,
"thấy áo cà sa cho là Phật". Đôi khi thấy vậy mà không phải vậy.
Muốn nhận định đúng, chúng ta không được nóng vội và
gạt bỏ tất cả các thành kiến, các quyền lợi vị kỷ, tình cảm cá nhân và, nếu có
thể, luôn cả những ảnh hưởng của xã hôi, gia đình và giáo dục mà mỗi người
chúng ta nhận chịu.
Càng khách quan, chúng ta càng nhìn rõ những gì đang
xảy ra.
Trong những ngày qua, báo chí trong nước và chính
quyền Hà Nội nhắc đi nhắc lại là chính phủ Việt Nam đang thương lượng với Hoa Kỳ
để liên minh và được sự yểm trợ quân sự trong vấn đề tranh chấp về lãnh hải với
Trung Quốc. Mặt khác, chính quyền Hà Nội cũng loan tin là họ đang nghiên cứu để
kiện Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc. Điểm quan trọng khác là, sau một thời
gian dài thụ động tạo hoang mang trong lòng dân, các lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt
Nam có vẻ năng động hơn trong việc tìm giải pháp cứu đất nước ra khỏi cảnh nguy
nan. Vai trò của Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng đã nổi bật trước sự rụt rè lo sợ của
hai vị Chủ tịch nhà nước và Tổng bí thư Đảng.
Về việc thương lượng với Hoa Kỳ, vấn đề mà chúng ta
cần hiểu là, trong những cuộc gặp gỡ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hai bên trao đổi
với nhau những gì? Thương lượng ở những điểm nào? Và có lợi ích gì cho mỗi
bên?
Chẳng có bên nào cho biết cả. Nhưng ai cũng biết là
đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù không còn xem Hoa Kỳ là kẻ thù địch như trong thời
kỳ chiến tranh nhưng lúc nào cũng giữ thái độ nghi ngại đối với nước này vì chủ
trương dân chủ hoá của họ. Điều mà chính quyền cộng sản Viêt Nam lơ sợ nhứt là
mất vị trí độc tôn của Đảng, không giữ được chế độ độc tài toàn trị trong nước.
Do vậy, muốn trở thành đồng minh với Hoa Kỳ không phải là chuyện đơn giản.
Có giả thuyết cho là Hoa Kỳ đòi hỏi ở chính quyền Hà
Nội một sự cố gắng tối thiểu về nhân quyền và dân chủ vì nhân dân của họ không
chấp nhận những chế độ độc tài toàn trị. Ngược lại, chính quyền cộng sản Việt
Nam cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ quyền lợi của Đảng trong thế độc tôn, song
song với việc bảo vệ lãnh thổ và độc lập đối với Bắc Kinh. Như vậy, đảng Cộng Sản
Việt Nam lấy gi để đánh đổi?
Mặt khác, vấn đề của Hoa Kỳ là Trung Quốc.
Ai cũng biết Hoa Kỳ là một quốc gia từ trước đến giờ
được xem như đệ nhất cường quốc, không những về mặt kinh tế, tài chính, quân sự,
mà còn là nước đứng đầu trong số những quốc gia dân chủ Tây phương. Trong những
thập niên gần đây, để có thêm địa bàn mậu dịch và trao đổi, Mỹ cùng với một số
quốc gia dân chủ tiên tiến khác đã tạo điều kiện để Trung Quốc có dịp phát triển
qua đầu tư, giao thương, và chuyển giao công nghệ, với thầm vọng sẽ đưa từ từ
Trung Quốc vào quỹ đạo của khối những quốc gia dân chủ và tự do.
Giờ đây Trung Quốc đã đạt được một mức phát triển nhất
định, do vậy họ tự xem như một đại cường quốc nên bắt đầu có chủ trương bành
trướng lấn át đối với cộng đồng thế giới.
Bắc Kinh đơn phương quyết định nới rộng các định mức
lãnh hải và không phận, bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối của những nước
láng giềng. Họ tỏ ra thách thức và ngạo mạng đối với cộng đồng thế giới và đơn
phương tuyên bố thu gồm trong vòng kiểm soát và khai thác hầu hết 90% lãnh hải
vùng Biển Đông (từ vùng biển thuộc Đài Loan, Phi Luật Tân cho tới Mã Lai,
Brunei, Indonesia và Singapore), quyết định lấy quyền kiểm soát phần lớn không phận
ở biển Thái Bình Dương và chiếm cứ một số hải đảo, quần đảo thuộc khu vực,
trong đó có các đảo thuộc Việt Nam.
Như vậy Hoa Kỳ và và các nước khác trong vùng, không
yêu kém như Việt Nam, có thể chấp nhận để cho Bắc Kinh lấn ép không?
Trong bối cảnh này, nước Việt Nam do địa thế có một
vị trí đặc biệt về mặt quân sự. Cũng vì là một quốc gia đang bị lấn ép, Việt
Nam có thể trở thành một đối tác tốt.
Vấn đề đặt ra là Hoa Kỳ và một số nước dân chủ khác,
có thể liên minh với một nước có tập đoàn lãnh đạo công sản độc tài và trước
đây đã tự nguyện lệ thuộc Trung Quốc như vậy không?
Quan trọng hơn, có gì bảo đảm là lãnh đạo cộng sản
Việt Nam thực sự muốn chống Trung Quốc để giành lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ, nếu vì đó mà họ phải mất quyền lãnh đạo trong nước ?
Và nếu phải bảo vệ quyền lợi của Đảng tới cùng trong
việc thương lượng, đồng thời phải tranh thủ sự yểm trợ quân sự của Hoa kỳ và
các đồng minh trong vùng, lãnh đạo cộng sản có thể nhân nhượng tới đâu và đánh
đổi, chấp nhận những điều kiện gì? Những điều kiện đó có tác dụng tai hại đến
tương lai của đất nước không?
Thái độ do dự cũng như những phản ứng rụt rè của cấp
lãnh đạo đảng Cộng sản phơi bày sự lưỡng lự và lo sợ của họ, cho phép chúng ta
đặt những câu hỏi trên.
Tuy câu hỏi khó có trả lời, nhưng chúng ta cũng cố
tìm hiểu thái độ và hành động của tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản trong thời
gian qua.
Chúng ta thấy rõ là từ Ban Chấp Hành đến Bộ Chính Trị
và Ủy bạn Trung ương Đảng, mọi người (trong đó có ông Trương Tấn Sang là Chủ tịch
nước, và ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí Thư, hai nhân vật cao cấp nhất trong
nước, một bên là Nhà nước bên kia là Đảng) đã tỏ ra lo sợ, phản ứng yếu ớt trước
thái độ hung hăng của tập đoàn Bắc Kinh, không đáp ứng sự mong đợi của nhân
dân. Không những vậy, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hành động rất mâu thuẫn.
Thay vì kêu gọi đoàn kết dân tộc để chống xâm lược, họ tiếp tục đàn áp và bịt
miệng dân, cấm biểu tình chống Trung quốc. Thêm vào đó, những người yêu nước
trước đây bị bắt chỉ vì lý do duy nhất là chống sự lấn ép của Trung Quốc, vẫn bị
giam cầm không được tha. Đối với chính quyền họ vẫn là những người có tội.
Nói về lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, ai là người
cầm đầu trong nước? Có phải ông Chủ tịch nước? Hay ông Tổng Bí thư Đảng ?
Theo hiến pháp vừa được biểu quyết, quân đội và công
an phải phục vụ Đảng và Chủ tịch nước có quyền tuyệt đối trong việc bổ nhiệm
các thành phần chính phủ. Nhưng trên thực tế không phải vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng vẫn là người cầm đầu trong nước vì ông nắm được các lực lượng công an (nơi
xuất thân của ông), quân đội và một số ủy viên trong Ủy Ban Trung ương.
Ông Dũng là người như thế nào?
Ông Nguyễn Tấn Dũng là người cầm nắm vận mệnh của đất
nước từ 12 năm qua, ngay từ thời kỳ ông còn là môt vị Phó Thủ tướng thứ nhất của
ông Phan văn Khải. Vì vai trò của ông Khải rất mờ nhạt nên ông đã là người nắm
nhiều quyền lực nhất và thấy thế ông Khải sau đó. Như vậy, từ năm 2002, ông nắm
gần như trọn quyền quyết định trong tay.
Từ đó, ông đã làm gì?
Trong khoảng thời gian cầm quyền gần như độc tôn của
ông, có lẽ chưa bao giờ có sự đàn áp các thành phần dân chủ yêu nước một cách
thô bạo như vậy, và có lẽ cũng chưa bao giờ, từ khi đất nước được thống nhất đến
nay, ảnh hưởng của Trung Quốc có tốc độ gia tăng nhanh và đè nặng trên vận mệnh
của Việt Nam như vậy.
Thiết tưởng cũng nên nhắc lại cho mọi người biết là
những vụ án đàn áp dân chủ trước đây chỉ bị xử 2 hoặc 3 năm tù. Từ sau khi ông
Dũng nắm được toàn quyền trong chế độ, các án tù đã lên đến 9 hay 10 năm, và phần
nặng nhất dành cho các thành phần chống Trung Quốc. Điếu Cày chỉ vì tổ chức vài
cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc mà bị xử 12 năm tù; Tạ Phong Tần 9 năm. Đinh
Đăng Định chỉ vì chống lại dự án bô-xít Tây Nguyên mà bị xử 6 năm tù. Đến lúc sắp
chết, Đinh Đăng Định còn nói là anh đã bị đầu độc.
Cũng đừng quên ông Dũng là cấp lãnh đạo cao nhất đã
lên tiếng bênh vực dự án Bô-Xít Tây Nguyên một cách hung hăng nhất (trích lời "dự
án bô-xít Tây Nguyên không thể đặt lại, đó là một chủ trương lớn của Đảng").
Dự án này cũng như việc cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn, đã có tác dụng tạo
ra những khu tự trị Trung Quốc trên thực tế ở Việt Nam. Nhiều khu công nghiệp
cũng gần như những khu tự trị Trung Quốc.
Nhu vậy, ông Dũng có phải thực sự là người chống
Trung Quốc không? Xin để mỗi người tìm lấy câu trả lời.
Thật ra những gì chúng ta biết và hiểu được thì thế
giới cũng đã biết từ lâu, có điều là đến nay không việc gì đến họ nên họ không
lên tiếng hoặc chỉ nói qua loa lấy lệ, để không làm mất hòa khí với Việt Nam.
Nay tình thế đã đổi khác, quyền lợi trực tiếp của họ đang bị hăm dọa. Họ cần có
đồng minh tin cậy để đối đầu với Trung Quốc.
Gần đây ông Dũng tỏ ra năng động và có thái độ cứng
rắn hơn đối với Trung Quốc về sự xâm lấn lãnh hải. Một số người nhẹ dạ
nghe qua những lời phát biểu của ông gần đây, cho ngay ông là người đã chứng tỏ
tư cách của một nhà lãnh đạo dám chống Trung Quốc trong lúc đất nước nguy cơ.
Trên thức tế, ngoài vài lời tuyên bố và vài bản tin
của báo chí nhà nước, chính quyền Hà Nội đã làm gì cụ thể để chống trả mưu đồ
xâm lược của Trung Quốc chưa? Tất cả vẫn còn trong vòng "dự tính" và
"nghiên cứu", không có gì cụ thể.
Những sự kiện nêu trên chỉ nhằm mục đích nhắc lại
quá trình của ông Dũng trong thời gian ông cầm quyền trước đây, để chúng ta cảnh
giác. Nhưng không phải vì thế mà nghĩ rằng tất cả những gì ông Dũng và tập đoàn
lãnh đạo cộng sản làm, từ dây và trong thời gian sắp tới, đều hoàn toàn không
phù hợp với quyền lợi của đất nước.Cũng có thể là trong tình cảnh nầy, các nhà
lãnh đạo cộng sản đó đã có thay đổi tư duy, hồi tâm nghĩ lại, đặt quyền lợi của
đất nước trên quyền lợi của một đảng đã mất lý tưởng từ lâu và chỉ còn là một tập
đoàn lợi ích. Dù sao cũng là con người nên có danh dự và tự trọng.
Một trong những câu hỏi mà chúng ta có thể đặt ra là
tại sao Bắc Kinh có thái độ kỳ quặc như vậy đối với một nước đàn em đã hoàn
toàn quy phục? Có phải tại vì họ nhận thức được Việt Nam có khả năng hoặc dự
tính đổi chiều, tách rời khỏi quỹ đạo của Trung Quốc?
Hy vọng được vậy và trong trường hợp này, hơn lúc
nào hết, chúng ta cần có sự đoàn kết. Nếu chúng ta thấy trong những việc làm và
hành động của đảng Cộng Sản có những gì có lợi cho đất nước và dân tộc, chúng
ta nên bỏ qua mọi thành kiến và tình cảm cá nhân để yểm trợ hết lòng, trong
tinh thần bảo vệ và xây dựng đất nước.
Không nên giữ lại hận thù và có thái độ quá khích, tự
tạo những ảo tưởng, gây thêm rối loạn cho đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh
hiện nay. Ngược lại phải dứt khoát đấu tranh để loại trừ tất cả những thành phần,
cá nhân hay tổ chức, lợi dụng thời cơ, lấy cớ đất nước đang có chiến tranh ngoại
xâm để đàn áp bịt miệng nhân dân hầu bảo vệ những quyền lợi vị kỷ.
Mặt khác, chúng ta cũng không nên chủ quán, quá chờ
đợi ở nước ngoài. Chúng ta cũng không nên cho rằng những gì xảy ra ở Việt Nam
và biển Đông là trọng tâm duy nhất của thế giới bắt buộc họ phải can dự
vào. Mỗi quốc gia đều có vấn đề cần phải ưu tiên giải quyết, đặc biệt là trong
tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Vấn đề Việt Nam có thể không phải là ưu
tiên của họ.
Đối với người Việt Nam chúng ta, vấn đề quan trọng
nhất phải theo sát và tìm hiểu rõ xem chính quyền cộng sản Việt Nam muốn hay
không muốn đấu tranh với Trung Quốc để giành lại lãnh hải bị xâm chiếm và thoát
khỏi ách lệ thuộc hay không?
Khi đó chúng ta sẽ rõ ai là thủ phạm, ai là thù địch.
Nguyễn
Sơn Bá
1/06/2014
1/06/2014
No comments:
Post a Comment