Saturday, March 8th, 2014 at
3:30 am
Cả hai phía, một bên là EU, Mỹ,
Ukraine, và bên kia là Nga đã đưa ra những đòn mang tính phản ứng mềm nhưng đầy
cứng rắn.
Quốc hội tự trị Crimea đã nhất
loạt đồng ý để Crimea trưng cầu dân ý vào ngày 16-3 và họ đã gửi yêu cầu cho
phía Nga. Quốc hội Nga đã nhất loạt giơ tay.
Như thêm dầu vào lửa, chính phủ
Syria do Nga hậu thuẫn quyết tâm hạ sát phe đối lập vì Mỹ và EU đang lo Ukraine
sốt vó.
Phía Mỹ, EU, Ukraine ra sức
chống, cho rằng cuộc trưng cầu dân ý này là phạm luật quốc tế.
Cho dù phản đối, kêu gào, dọa dẫm, Crimea sẽ về Nga và khó có thể đảo
ngược. Với mấy chục ngàn lính Nga đã
tràn vào Crimea, hạm đội Sevastopol án ngữ, khó có lực lượng nào địch nổi.
Putin biết cái giá không nhỏ nhưng ông không bỏ cuộc nhằm lấy lại Crimea đã đầy
lính giấu mặt.
Cuộc chiến sẽ quay sang đấu đầu
về kinh tế, địa chính trị. Cấm vận kinh tế, tịch thu tài sản, hai bên quay lưng
lại nhau, chiến tranh lạnh
lần 2 bắt đầu từ bán đảo Crimea.
NATO sẽ tăng cường phòng thủ
cho Ba Lan và các nước gần với Nga. Nếu chính quyền mới ở Ukraine đứng vững
cũng sẽ theo kịch bản EU và NATO tiến gần hơn biên giới Nga. Chiếm được Crimea
nhưng mất Ukraine là một giá quá lớn cho nước Nga.
Nga có một vũ khí mạnh hơn
nguyên tử, đó là dầu hỏa và khí đốt cung cấp cho EU, và Ukraine. Họ sẽ tăng giá,
làm đủ kiểu để EU và Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán.
Có vẻ con bài này đang bị phía
Mỹ bắt vở.
Hôm nay, theo VOA, không phải
bỗng nhiên mà Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, ông Ernest Moniz, bắn một tin “muốn
xuất khẩu khí đốt cho Ukraine, giúp quốc gia non trẻ này ít lệ thuộc vào nguồn
khí đốt của Nga.
Ông Ernest Moniz nói rằng vụ
xung đột tại Ukraina, nơi các binh sĩ Nga chiếm đóng bán đảo Crimea của nước
này rõ ràng là một “tình hình rất nghiêm trọng và quan trọng” đáng để xem xét
liệu là xuất khẩu năng lượng có thể đóng một vai trò trong chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ hay không.
Trong nhiều thập niên Hoa Kỳ đã
là một nước nhập khẩu năng lượng lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với
tiến bộ trong công nghệ dùng thủy lực làm dập vỡ để khai thác năng lượng, Hoa
Kỳ ngày càng tiến tới độc lập về năng lượng.Theo đánh giá chung Hoa Kỳ có thể
vượt quá Nga trong năm nay là một nước sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới, và
vào năm tới, vượt Ả Rập Saudi, là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.” Hết trích.
Dầu khí đã đưa lên bàn ngoại
giao. Phía Nga không thể không đọc tin này, dù hai bên đã nói đi nói lại từ
lâu. Tin cho hay, họ đang trình lên TT Obama và có thể đưa ra Quốc hội Mỹ biểu
quyết.
Mấy năm trước, nàng Palin từng
ra ứng cử chức Phó Tổng thống Hoa Kỳ cùng với McCain, đã tuyên truyền cho việc
khai thác dầu mỏ ở gần bờ của Hoa Kỳ, nhưng bị phản đối. Obama lên nắm quyền
vẫn đi theo chiến lược cũ, lấy dầu ở bên ngoài, của mình để dành.
Drill, baby, drill là
khẩu hiệu đi tranh cử của dân biểu Michael Steel thuộc bang Maryland, muốn khai
thác dầu tại Mỹ để giá xăng giảm, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người dân.
Hoa Kỳ nhập khẩu dầu thô của
nước ngoài, để dành kho dầu khí tại quê nhà, khai thác rất hạn chế vì lý do
chiến lược và môi trường.
Nay đã đến lúc họ đưa con bài
dầu khí lên bàn ngoại giao. Đây cũng là cách tạo thêm công ăn việc làm cho
người Mỹ hiện có 7 triệu người đang thất nghiệp. Thu đô la ngay tại nước Mỹ do
cuộc chiến Crimea mang lại.
Nếu Mỹ và EU hợp tác tìm ra các
phương thức dùng năng lượng mà không cần ống dẫn dầu và khí đốt từ Nga thì đòn
trừng phạt kinh tế sẽ ngấm. Bởi cả hệ thống chính trị của Nga dựa hoàn toàn vào
tài nguyên thiên nhiên.
Cuối cùng, cuộc tranh chấp Đông
– Tây lại quay về con bài quen thuộc: năng lượng.
Hãy đợi xem ai sẽ thắng trong
cuộc chơi đầy tốn kém này.
HM. 7-3-2014
Bài vừa lên trang thì thấy có
bài của bà Condoleezza Rice, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ thời Bush, viết
về Ukraine và làm thế nào Hoa Kỳ tỏ rõ sức mạnh trong thử thách này. Bà cũng
nhắc đến việc khai thác dầu khí tại Mỹ và EU nên tìm cách không phụ thuộc vào
Nga.
The Russians need foreign
investment; oligarchs like traveling to Paris and London, and there are plenty
of ill-gotten gains stored in bank accounts abroad; the syndicate that runs
Russia cannot tolerate lower oil prices; neither can the Kremlin’s budget,
which sustains subsidies toward constituencies that support Putin. Soon, North
America’s bounty of oil and gas will swamp Moscow’s capacity. Authorizing the
Keystone XL pipeline and championing natural gas exports would signal that we
intend to do precisely that. And Europe should finally diversify its energy
supply and develop pipelines that do not run through Russia.
Người Nga cần đầu tư nước
ngoài, oligarchs phải đi Paris và London, rất nhiều tiền của kiếm được đã ở
trong nhà băng nước ngoài, những kẻ khống chế nước Nga không thể cho phép giá
dầu xuống thấp hơn, ngân sách Kremlin cũng thế, mà đó là những thứ giúp cho Putin
giữ ghế.
Sắp tới Hoa Kỳ sẽ khai thác dầu
khí và thay thế nước Nga. Xây dựng đường dẫn dầu Keystone và xuất khẩu khí đốt
là tín hiệu rõ ràng. Và Châu Âu cũng cần dùng nhiều loại năng lượng khác nhau,
xây dựng đường ống không cần đi qua Nga.
Xem
thêm Keystones Pipeline ở đây: Đường dẫn dầu này đi từ Canada xuống tận
vịnh Mexico và Texas.
Bài liên
hệ :
Xem thêm :
Hùng
Tâm/Người Việt
Wednesday, March 05, 2014 2:57:07 PM
No comments:
Post a Comment