Thursday 6 March 2014

TỪ "GIẤY VỤN" ĐẾN "DÂN KHÍ" : MỪNG NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CHÂN CHÍNH BẮT ĐẦU TÁI SINH (Bà Đầm Xòe)




Tháng Ba 6, 2014

Cách đây bốn, năm năm Nhà xuất bản Giấy Vụn quyết không cần giấy phép của nhà nước cho in hàng loạt tác phẩm văn học có giá trị ở trong nước và thế giới (chẳng hạn như các tập thơ của nhóm Mở Miệng, tập thơ Chẹc Chẹc của nhà văn Nguyễn Đình Chính, tiểu thuyết cấm kỵ của cả khối xã hội chủ nghĩa: Trại Súc Vật của nhà văn gốc Ấn Độ và hiện tại đang chuẩn bị xuất bản một số tác phẩm văn học có giá trị khác), thì nay có thêm Nhà xuất bản Dân Khí cũng cho in tác phẩm mà không cần xin giấy phép của nhà nước với cuốn sách xuất bản đầu tiên là tiểu thuyết Nguyên Khí của nhà văn Hoàng Minh Tường, cuốn tiểu thuyết này vừa bị cơ quan quản lý nhà nước cấm xuất bản cách đây chưa đến một tháng.

Đây là một bước tiến của quyền năng làm người ở Việt Nam đã đến hồi mọi công dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực thi hiến pháp, “được làm những gì luật pháp không cấm ( Thông điệp đầu năm 2014 của TT Nguyễn Tấn Dũng). Thực tế, Hiến pháp của Việt Nam chưa từng có điều khoản nào ngăn cấm việc tự do tư tưởng trong đó có tự do xuất bản. Thế nhưng điều này không những chưa từng được nhà nước thực thi mà nhà nước còn ra những quy định trái với Hiến pháp, đồng thời tổ chức một bộ máy khổng lồ từ địa phương đến trung ương ngăn cấm tự do xuất bản.

Một thời gian quá dài, in ấn phải cần đến giấy phép, tức được phép của nhà nước, đã dẫn đến những tác phẩm văn học ( nói riêng) của nước nhà trong mấy chục năm qua chỉ “vẻ” được những bức tranh thô thiển minh họa cho đường lối của nhà cầm quyền với nhân vật giả dối, thổi đủ đủ cho con người bay bổng lên hay ngược lại. Tóm lại nó chỉ cho xuất bản những tác phẩm giả dối xuyên tạc cuộc sống. Chính vì vậy mà một “hào quang chói loại” của nền văn nghệ nước nhà, nhà văn Nguyễn Khải, cuối đời phải gào lên “Đi tìm cái tôi đã mất” và khi nhận “huân chương chiến công” là giải thưởng văn học Hồ Chi Minh, ông đã ngâm ngùi, xâu hổ mà than: … “đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc”.

Việc Nhà xuất bản Dân khí công khai tuyên bố và thực thi quyền xuất bản và thực tế đã xuất bản, tức là “nói đi đôi với làm”, rõ ràng, đây là một bước tiến tiếp theo của dân chủ sau Giấy Vụn trong việc tự do xuất bản, vì trước đây Giấy Vụn chỉ lặng lẽ xuất bản thì nay Dân khí có tuyên bố đàng hoàng trước khi xuất bản.

Xin chúc mừng Dân khí.

Chúc mừng cuốn sách xuất bản đầu tiên của Dân Khí.

Mừng một nền văn học nghệ thuật chân chính bắt đầu tái sinh.

BĐX.


No comments:

Post a Comment

View My Stats