Nguồn: 赤瓜礁海战秘闻
2011-07-27 11:20:48 环球网
Người dịch: Trung Thuần
Posted by News on March 19th,
2014
Nam Hải, truyền thông nước
ngoài thường gọi là biển Nam Trung Hoa, tất cả những hòn đảo san hô nằm ở Nam
Hải luôn là lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc, vùng biển này do vị trí địa
lý đặc thù của nó nên cũng đã trở thành một vùng biển không yên tĩnh. Những
tranh chấp Nam Hải gần đây khiến cho người ta không khỏi nhớ lại những xung đột
Nam Hải trong lịch sử. Trận hải chiến phản kích tự vệ Bãi đá Gạc Ma đối với mọi
người vẫn luôn đầy những bí ẩn: Trận hải chiến ấy rốt cuộc vì sao lại xảy ra?
Kết quả cuối cùng ra sao? Đã có những gợi mở nào cho việc xây dựng hải quân
Trung Quốc sau này?
Đem theo những câu hỏi ấy, các phóng viên Trang mạng Hoàn Cầu là Điền Phi, Trương Gia Quân đã phỏng vấn độc quyền Thiếu tướng hải quân Trịnh Minh, cựu Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật trang bị hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và Thiếu tướng hải quân Trần Vĩ Văn, viên chỉ huy trên biển bên quân ta trong trận hải chiến này, để vén được bức màn bí mật của trận hải chiến ấy.
Đầu thập niên 70 của thế kỷ
trước mở đầu cho những tranh chấp không dứt giữa Việt Nam với Trung Quốc
Thiếu tướng Trịnh Minh khi ôn
lại căn nguyên xảy trận hải chiến này đã nói rằng: “Việc nổ ra trận hải chiến
Bãi Đá Gạc Ma tuyệt đối không phải là chuyện của riêng một ngày 14 tháng 3, mà
là một trận chiến dẫn đến do sự phát triển không ngừng của cục diện Nam Hải, do
sự leo thang không ngừng của tình thế tranh chấp dài ngày ”.
Vào thập niên 70 của thế kỷ 20,
cùng với sự phát hiện thấy nguồn tài nguyên dầu khí dưới đáy Nam Hải, lợi ích
kinh tế của Nam Hải ngày càng trở nên nổi trội, các nước xung quanh bắt đầu
dùng vũ lực để cưỡng chiếm các đảo san hô thuộc các quần đảo ở Nam Hải với mưu
đồ đưa vào lãnh thổ của mình, có những nước còn sử dụng cả đầu tư nước ngoài
vào việc khai thác nguồn dầu khí dưới đáy biển. Lúc này, lãnh thổ các đảo ở Nam
Sa nước ta tuy đã có đường cương giới đứt đoạn đã được tuyên bố công khai,
nhưng trên thực tế ngoài hòn đảo Thái Bình có chính quyền Đài Loan đóng ở đó ra,
vào thập niên 70, chưa có bất cứ hòn đảo nào thậm chí là đảo san hô trong quần
đảo Nam Sa được Trung Quốc chiếm cứ thực tế. Khi ấy, Trung Quốc đang ở vào thời
kỳ đầu của cuộc mở cửa cải cách, đòi hỏi phải xây dựng được một môi trường hòa
bình, tức vừa cần một môi trường xung quanh ổn định, lại vừa cần bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, Trung Quốc phải kềm chế để tìm cách đàm phán với các nước xung
quanh nhằm giải quyết sự tranh chấp những hòn đảo này. Ngặt nỗi các nước xung
quanh Nam Hải, bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ 20, lại liên tục dùng các thủ
pháp quân sự để chiếm lĩnh một phần các hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa.
Hải quân Trung Quốc, trong bối
cảnh nền kinh tế nước ta còn đang rất khó khăn vào thập niên 50-60 của thế kỷ
trước, đã chi viện vô tư cho Hải quân Việt Nam, thậm chí còn trực tiếp điều
quân đội tới tham gia tác chiến chống Mỹ. Vào thập niên 70, đã từng bất chấp
hiểm nguy hiệp trợ cùng nhân dân miền Bắc Việt Nam rà phá bom mìn, tiến hành
phản kích tự vệ trước nguy cơ tập đoàn Ngô Đình Diệm của Nam Việt xâm chiếm Tây
Sa uy hiếp nhân dân Bắc Việt, ủng hộ mạnh mẽ cho công cuộc giải phóng thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Cho đến thời kỳ cuối thập niên 70, sự chi viện
của quân ta đối với Việt Nam vẫn không hề gián đoạn.
Vào thời kỳ cuối thập niên 70,
nhà cầm quyền Việt Nam, với sự xúi giục và hỗ trợ của một nước lớn nào đó, xuất
phát từ dã tâm điên cuồng của chủ nghĩa bành trướng dân tộc của mình, đã vong
ân bội nghĩa, liên tục tiến hành xâm phạm và gây hấn vũ trang với nước ta, xâm
chiếm lãnh thổ nước ta, uy hiếp và phá hoại nghiêm trọng sự nghiệp xây dựng và
nền an ninh ở khu vực biên giới nước ta. Chính phủ và lãnh đạo nước ta đã nhiều
lần ra các lời khuyến cáo, cảnh cáo và phản đối, song nhà cầm quyền Việt Nam
vẫn một mực bất chấp, nước ta không thể chịu đựng thêm được nữa, đã buộc phải
tiến hành trận đánh phản kích tự vệ với Việt Nam. Trận đánh bắt đầu vào ngày 17
tháng 2 năm 1979, trải qua 28 ngày, quân ta tấn công Lạng Sơn…, phá hủy một
lượng lớn các thiết bị quân sự ở khu vực Bắc Bộ, Việt Nam, nhằm vào các công
trình của nước ta. Bộ đội tham chiến của quân ta đã rút toàn bộ về nước vào
ngày 16 tháng 3 sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ trừng phạt nặng nề quân xâm lược
Việt Nam.
Thắng lợi của trận phản kích tự
vệ lần này đã nâng cao được danh tiếng của nước ta trong công cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa bá quyền quốc tế. Nhà cầm quyền Việt Nam không hề thỏa mãn, vẫn
tiếp tục quấy nhiễu và phá hoại sinh hoạt sản xuất của các cư dân vùng biên
giới nước ta, tháng 5 năm 1981, bộ đội biên phòng nước ta lại một lần nữa đánh
trả đập tan, tiêu diệt quân Việt Nam xâm lược ở vùng núi Pháp Khả tỉnh Quảng
Tây và vùng Khấu Lâm tỉnh Vân Nam.
Bước sang thập kỷ 80, Trung
Quốc từ thời kỳ động loạn của cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa” chuyển sang thời kỳ
mở cửa cải cách, các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu
Bang, Triệu Tử Dương… đã tăng cường mối quan tâm với vùng biển cùng biên giới
biển của tổ quốc, còn đã từng đích thân tới Hải Nam, Tây Sa… để thị sát các đơn
vị bộ đội có liên quan tới hạm đội Nam Hải… đã đề ra phương châm nhìn xa trông
rộng “chủ quyền thuộc ta, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”.
Tháng 5 năm 1981, nước ta lần
đầu tiên phóng tên lửa vũ trụ ra vùng biển Thái Bình Dương và đã đạt được thành
công mỹ mãn. Biên đội tàu khu trục của hải quân Trung Quốc đã bảo đảm hộ tống
cho hoạt động xa bờ lần này; tháng 10 năm 1982, nước ta đã phóng thành công từ
dưới nước tên lửa vũ trụ bằng tàu ngầm trên biển, đánh dấu một bước phát triển
mới về công nghệ của hải quân nhân dân nước ta. Khi ấy, cả nước dồn trọng tâm
vào xây dựng kinh tế, biên chế quân đội phải tinh giảm, xây dựng quân đội phải
nhẫn nại, hải quân nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, đã kiên
quyết chấp hành nhiệm vụ củng cố phòng thủ Tây Sa, khởi động thêm các hoạt động
tuần tra mặt biển, tuần tiễu không trung và diễn tập huấn luyện trang bị quân
sự ở Nam Sa. Những hành vi xâm lược của Việt Nam khi ấy đều là thừa hành chính
sách bắt giữ giáo dục rồi khoan hồng phóng thích. Tháng 11-12 năm 1985, biên
đội Hữu hảo Hạm thuyền Hải quân nhân dân nước ta lần đầu tiên đi thăm nước
ngoài, được hợp thành từ tàu khu trục đạn đạo 132 và tàu cung cấp dầu X615, đều
là tàu nội địa một trăm phần trăm. Đi qua biển Nam Trung Hoa, vào Ấn Độ Dương
tới thăm 3 nước Pakistan, SriLanka và Bangladesh, trên đường trở về còn gặp
biên đội tàu của Mỹ, thăm hỏi nhau và tiến hành các hoạt động giao lưu, hữu
nghị trên biển. Tất cả những điều đó đều là hoạt động thể hiện trước thế giới
và châu Á việc thừa hành chủ quyền của nước ta đối với các đảo ở Nam Sa cùng
các vùng biển có liên quan.
Việt Nam can thiệp vào việc xây
dựng trạm quan trắc biển của nước ta đã khiến cho mâu thuẫn Trung-Việt càng gay
gắt hơn
Tháng 2 năm 1987, đại diện hơn
100 quốc gia và khu vực đã tới tham dự Hội nghị Thường niên Ủy ban biển lần thứ
14 tại Trụ sở UNESCO đóng tại Paris, Pháp. Ngày 21 tháng 2, các đại biểu tham
dự hội nghị đã nhất trí thông qua “Chương trình liên minh quan trắc mặt biển
toàn cầu”. “Chương trình liên minh quan trắc mặt biển toàn cầu” này yêu cầu
phải xây dựng các trạm quan trắc biển có số hiệu đăng ký thống nhất trên mặt
biển toàn cầu, đồng thời quyết định để cho các nước chịu trách nhiệm xây dựng
các trạm quan trắc biển trong địa phận nước mình, mọi nguồn quan trắc trong
tương lai sẽ do các nước cùng hưởng.
Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc
tham dự hội nghị khi ấy là Cục trưởng Cục biển Quốc gia La Ngọc Như đã tỏ ra
nhạy bén khi hiểu được đây vừa là một cơ hội thỏa mãn được nhu cầu về an ninh
hàng hải trên vùng biển Nam Trung Hoa rộng lớn cho các nước trên thế giới, lại
vừa là cơ hội để có thể thể hiện chủ quyền đối với Nam Hải của Trung Quốc, tuy
biết rằng sức mạnh kinh tế công nghệ trong nước khi ấy còn hết sức hạn chế,
nhưng cũng đã vẫn chủ động đề xuất để Trung Quốc chọn địa điểm và xây dựng trạm
quan trắc ở Nam Hải. Khi ấy, đại biểu của Việt Nam và Philipines cùng các đại
biểu tham dự hội nghị khác đã thống nhất chấp thuận để Trung Quốc xây dựng 5
trạm quan trắc biển, trong đó xây 3 trạm ở Trung Quốc đại lục, còn ở quần đảo
Tây Sa và quần đảo Nam Sa mỗi nơi xây 1 trạm. Trạm quan trắc biển ở quần đảo
Nam Sa có số hiệu đăng ký là “74”.
Để bảo đảm cho việc xây dựng
trạm quan trắc được tiến hành một cách thuận lợi, Quốc Vụ viện và Quân ủy Trung
ương đã giao nhiệm vụ này cho hải quân. Thế là, đến tháng 5 và tháng 10 năm
1987, hải quân cùng với Cục biển Quốc gia 2 lần điều tàu đến quần đảo Nam Sa để
khảo sát chọn địa điểm. Tháng 11 cùng năm, Trạm 74 được định địa điểm tại Bãi
đá Vĩnh Thử.
Cơ sở cho việc lựa chọn địa
điểm này là những tích lũy có được qua công tác khảo sát và vẽ bản đồ biển suốt
trong thời gian dài về Nam Hải của Hải quân Trung Quốc và ngành giao thông vận
tải của nước ta, đồng thời cũng là sự biểu hiện về trách nhiệm của Trung Quốc
đối với an ninh lãnh thổ biển của mình và an ninh đường biển trọng yếu của quốc
tế.
Bãi đá Vĩnh Thử là một bãi đá
ngầm nằm trong quần thể bãi đá Doãn Khánh, dài khoảng 15 hải lý, rộng khoảng 5
hải lý. Trạm quan trắc biển số 74 nằm trên Bãi đá Vĩnh Thử được hoàn thành
thiết kế tháng 12 năm 1987, tháng 2 năm 1988 bắt đầu thi công. Nhiệm vụ này do
hải quân đảm nhận, các bộ và ủy ban có liên quan của nhà nước, đặc biệt là Ủy
ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Giao thông… đã hỗ trợ rất tích cực, khi ấy nhà nước
không chỉ điều các tàu tác nghiệp công trình, mà còn cung ứng cả các loại
nguyên vật liệu ra ngoài khơi xa Nam Hải, sĩ quan binh lính hải quân, trong một
môi trường khốc liệt, đầy sóng gió, mặn chát, đã nhất mực không sợ khổ sợ chết
khi làm việc trên quần đảo Nam Sa để hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đã được Liên
Hiệp quốc quyết định.
Ngày 13 tháng 2 năm 1988, Bộ
Tổng tham mưu chính thức phê chuẩn một nhóm hải quân xây dựng trạm quan trắc
khí tượng biển trên quần đảo Nam Sa, xác định sẽ do căn cứ Du Lâm của hải quân
thành lập bộ máy chỉ đạo. Tiếp đó, Trạm quan trắc Bãi đá Vĩnh Thử chính thức
được khởi công xây dựng. Hiện trường thi công ở Bãi đá Vĩnh Thử do tàu đào đá
kiểu máy xúc đào mở một đường đi trên bãi san hô rắn chắc, lại còn phải dùng
bộc phá dưới nước, thứ mà hàng trăm con người áp dụng là lao động thủ công. Gần
2.000 tấn xi măng đều được các chiến sĩ hải quân vác từng bao đến hiện trường
thi công, họ chuyển chúng từ trong các khoang lớn của tàu hàng bụi bay mù mịt,
từ tàu lớn chuyển sang tàu nhỏ, rồi từ tàu nhỏ dỡ đưa xuống xuồng nhỏ, lại từ
xuồng nhỏ vác lên bãi đá ngầm. Cứ dựa vào sức người được hợp lại từ tay, chân,
vai, lưng như vậy mà đưa vật tư, nguyên vật liệu chở từ đại lục của tổ quốc tới
để chuyển lên Bãi đá Vĩnh Thử một cách đầy kỳ tích.
Trải qua sự phấn đấu gian khổ
tuyệt vời suốt hơn nửa năm trời, đã biến Bãi đá Vĩnh Thử thành bức thành khoa
học Nam Sa, thành trạm an ninh hàng hải ở Nam Hải. Con đường biển cửa ngõ cấp
ngàn tấn, với lầu quan trắc biển dài hàng trăm mét đã lấp đầy khoảng trống dự
báo quan trắc khí tượng thủy văn của thế giới, cung cấp sự bảo đảm đầy khoa học
cho an ninh hàng hải quốc tế. Trong khi thi công không chỉ phải chiến đấu với
môi trường đầy khắc nghiệt, mà còn phải lo vật lộn với tàu thuyền máy bay do
nhà cầm quyền Việt Nam ngang ngược bất chấp chỉ huy. Thiếu tướng Trịnh Minh
nói: “điều này đã gây khó dễ quá nhiều cho đội công trình của hải quân nhân dân
chúng ta”.
Công trình trên biển không lớn
cũng không nhỏ này đã tiêu tốn mất thời gian hơn nửa năm trời, cuối cùng đã
được hoàn thiện vào ngày 2 tháng 8 năm 1988. Ngày 3 tháng 8, Quốc vụ Viện và
Quân ủy Trung ương ra thông tư biểu dương toàn thể sĩ quan binh lính đã tham
gia xây dựng trạm. Việc xây dựng trạm này đã trở thành tư liệu hàng đầu chuẩn
xác đáng tin cậy nhằm cung cấp cho Trung Quốc nghiên cứu về quy luật biển và
quyển khí, đã cung cấp sự bảo đảm khoa học quan trọng cho việc khai thác, sử
dụng nguồn tài nguyên Nam Sa, bảo vệ sự đi lại trên đường biển Nam Sa, là một
món quà quý giá của nhân dân Trung Quốc đóng góp cho thế giới.
Nhưng ngay trong thời gian nước
ta tiến hành khảo sát, chọn địa điểm và chuẩn bị thi công, nhà cầm quyền Việt
Nam đã đột ngột trở mặt, thay thế đại biểu nước mình từng bỏ phiếu tán thành
tại Hội nghị của Ủy ban Biển, chỉ thị cho Bộ Ngoại giao của mình ra tuyên bố
“phải tiến hành can thiệp việc xây dựng Trạm quan trắc biển số 74 tại quần đảo
Nam Sa”. Ngay chính lúc tàu kỹ thuật của ta đang tác nghiệp, nhà cầm quyền Việt
Nam đã nhiều lần điều tàu đến tiến hành trinh sát và quấy nhiễu xung quanh Bãi
đá Vĩnh Thử, đồng thời âm mưu đưa người lên bãi đá ngầm để can thiệp, hủy bỏ
thay thế thi công của phía ta. Sau khi hành vi của họ bị thất bại, họ đã điều
binh khiển tướng, trắng trợn tới xâm chiếm một vài hòn đảo đá ngầm xung quanh
Bãi đá Vĩnh Thử trong quần đảo Nam Sa của nước ta. Để bảo đảm cho việc thi công
xây trạm được an toàn, từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 14 tháng 3 năm 1988, Hạm đội
Nam Hải của Trung Quốc đã lần lượt vào đóng quân ở nhiều đảo đá ngầm thuộc quần
đảo Nam Sa.
Trong Trận hải chiến Bãi đá Gạc
Ma, hải quân Trung Quốc buộc phải phản kích 28 phút kết thúc trận chiến
Sự khiêu khích của nhà cầm
quyền Việt Nam đối với nhân dân Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn trong công
trình xây trạm. Chiều ngày 18 tháng 2 năm 1988, hải quân nhân dân Trung Quốc và
hải quân nhân dân Việt Nam lần lượt tranh nhau đổ bộ lên Bãi đá Hoa Dương, cả
hai bên đều cắm quốc kỳ của nước mình để đối đầu. Cuộc đối đầu diễn ra trong 3
giờ đồng hồ, trời đổ mưa, sóng biển dâng cao, quân Việt Nam bị mưa to gió lớn,
sóng biển đánh cho tơi tả, cuốn đi mất cả quốc kỳ. Sáu sĩ quan binh lính của
Trung Quốc đã cố thủ trên bãi đá ngầm suốt hơn 40 giờ đồng hồ, đồng thời đã xây
xong được nhà sàn. Hải quân Việt Nam tuy không dám liều mạng cưỡng chiếm các
Bãi đá Vĩnh Thử và Bãi đá Hoa Dương do hải quân nhân dân Trung Quốc đang khống
chế, nhưng từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 19 tháng 2, các nhân viên vũ trang của
Việt Nam đã xâm chiếm 5 hòn đảo đá ngầm là Tây Tiêu, Vô Dặc Tiêu, Nhật Tích
Tiêu, Đại Hiện Tiêu, Đông Tiêu, tạo thành thế bao vây Bãi đá Vĩnh Thử.
Xét thấy tình thế hiểm nguy của
cục diện, cuộc chiến có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, Hải quân Trung Quốc đã
yêu cầu tăng quân cho Nam Sa. Nhưng thực lực của Hạm đội Nam Hải khi ấy còn rất
hạn chế, ngày 22 tháng 2, Hạm đội Nam Hải điều tàu hộ tống 502 thuộc biên đội
502; ngày 5 tháng 3, các tàu hộ tống 531 và 556 thuộc biên đội 531 của Hạm đội
Đông Hải của hải quân vượt trùng khơi tới nơi, cộng thêm tàu của biên đội 552
đang ở Nam Sa, trên mặt biển gần Bãi đá Vĩnh Thử cũng tập trung một vài chiếc
tàu của Trung Quốc. Các tàu khi ấy đều tới bãi đá phòng thủ, hòng ngăn chặn
quân Việt Nam tiếp tục xâm chiếm các đảo đá ngầm của Trung Quốc và phá rối thi
công ở Bãi đá Vĩnh Thử, có thể nói, binh lực của Hải quân Trung Quốc vẫn là khá
phân tán.
Chiều tối ngày 13 tháng 3 năm
1988, tàu vận tải có vũ trang HQ604 của Hải quân Việt Nam đã neo lại ở Bãi đá
Gạc Ma gần Bãi đá Vĩnh Thử. Chỉ huy trên biển của hải quân nhân dân ta, Trần Vĩ
Văn, liền lập tức quyết định: Điều một phân đội đổ bộ lên bãi đá ngầm, cắm quốc
kỳ. Bên quân Việt nam do không nhìn thấy sự cảnh cáo lần nữa của sĩ quan binh
lính đóng trên bãi đá ngầm, đã điều hơn 40 lính có trang bị vũ khí đổ bộ lên
bãi đá ngầm cắm quốc kỳ, hình thành thế cục đối đầu với sĩ quan binh lính của
ta đang đóng trên bãi đá ngầm.
Chính giữa lúc hai bên đang vật
lộn giằng co với người bảo vệ cờ, một lính Việt Nam đã giương súng nhắm bắn vào
lính chống tàu ngầm Trương Thanh bên quân ta, phó đội trưởng pháo binh tàu 502,
Dương Chí Lượng, đưa tay trái ra túm chặt lấy báng súng của quân Việt hất lên.
Súng bên quân Việt Nam nổ, cánh tay trái của Dương Chí Lượng liền bị bắn xuyên
qua! Đúng 8 giờ 47 phút. Quân Việt Nam nổ phát súng đầu tiên. Bộ đội đổ bộ lên
đảo thuộc hải quân Trung Quốc lập tức nổ súng bắn trả, một trận hỗn chiến trên
bãi đá ngầm. Tàu HQ604 của quân Việt Nam đã nổ súng trước, tiếp đó tàu đổ bộ
505 và tàu HQ605 của bên quân Việt Nam cũng nổ súng theo. Trần Vĩ Văn ra lệnh
bắn trả, tàu 502 là tàu chỉ huy bên quân ta bắn trúng tàu HQ604 bên quân Việt
Nam, chỉ trong ít phút, tàu này đã bị bắn chìm.
Cùng lúc ấy, các tàu 531, 556
của hải quân nhân dân ta cũng nhả đạn về phía tàu quân Việt Nam, hỏa pháo dồn
dập mạnh mẽ lập tức bắn chìm tàu HQ605, bắn trọng thương tàu đổ bộ 505 bên quân
Việt Nam. Tàu đổ bộ 505 bên quân Việt Nam hoảng loạn va trúng phải rạn san hô
của Quỷ Hàm Tiêu, không có cách gì di chuyển ra khỏi được. Thiếu tướng Trần Vĩ
Văn nhớ lại: “Tàu 505 là tàu có công của Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam muốn
giữ nó lại để làm kỷ niệm, vào ngày 16 tháng 7 năm 1989 đã điều 2 tàu kéo ra
kéo chiếc tàu này, nhưng do đã bị thương quá nặng trong trận chiến ở Bãi đá Gạc
Ma, nên đã bị chìm xuống biển khi đang được kéo đi”. Cả trận hải chiến Bãi đá
Gạc Ma chỉ diễn ra trong có 28 phút là tuyên bố kết thúc.
Thiếu tướng hải quân Trịnh
Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật trang bị hải quân Quân Giải phóng Nhân dân
Trung Quốc và Thiếu tướng hải quân Trần Vĩ Văn, viên chỉ huy trên biển bên quân
ta trong trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma đang nói về trận hải chiến ấy. Ảnh:
Trương Gia Quân, phóng viên nhiếp ảnh quân sự Hoàn Cầu võng.
Trong trận Hải chiến Bãi đá Gạc
Ma, tàu hải quân ta tốn mất 285 phát đạn pháo 100 ly, 266 phát đạn pháo 37 ly,
bắn chìm 2 tàu HQ604 và HQ605, bắn bị thương nặng tàu 505 của Việt Nam, tàu
HQ604 và HQ605 của Việt Nam khi ấy là 2 tàu vận tải có vũ trang. Thiếu tướng
Trần Vĩ Văn nhớ lại: “Biên chế cho loại tàu vận tải này là 36 người, Việt Nam
lại xếp trên mỗi tàu là một đại đội công binh 100 người, biên chế của tàu đổ bộ
505 là trên 100 người, sau trận chiến, quân Việt Nam bị bắt sống 9 người. Bên
quân Việt Nam bị thương vong hơn 300 người. Khi người lính Việt Nam đầu tiên
được cứu vớt lên, lời đầu tiên của của anh ta là ‘Cảm ơn các ông đã cứu được
tôi, tốt nhất là các ông đưa tôi sang Hong Kong’, tôi cho anh ta uống nước,
người lính Việt Nam ấy sợ bị đầu độc, vị chính ủy tàu đã không ngần ngại uống
trước một ngụm, gã tù binh này mới giằng lấy bình nước uống”. Trong trận hải
chiến này, tàu của hải quân ta toàn vẹn không bị tổn thất, chỉ có một mình Dương
Chí Lượng là bị quân Việt Nam bắn bị thương. Trong trận chiến, Hải quân Trung
Quốc luôn buộc phải bắn trả quân Việt Nam. Sau trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma,
đồng chí Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Quân ủy trung ương đã ký lệnh ban thưởng.
Không thể đánh đồng được trình
độ trang bị của Hải quân Việt Nam với của Hải quân Trung Quốc trong trận hải
chiến này, có tải trọng lớn nhất trong số 3 tàu tham chiến bên quân Việt Nam
khi ấy là tàu đổ bộ 505, trọng lượng nước rẽ tiêu chuẩn là 1.653 tấn, trọng
lượng nước rẽ chở đầy là 822 tấn. Đáng nói là tàu đổ bộ 505 là tàu Trung Quốc
viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam vào tháng 3 năm 1974. Trong số 3 tàu tham
gia trận Hải chiến Bãi đá Gạc Ma của bên quân ta thì tàu 556 là tàu hộ tống đối
biển, tàu 502 là tàu hộ tống cỡ 65 bắt đầu được chế tạo vào thập niên 60, tàu
531 là tàu hộ tống đạn đạo phòng không.
Khi nói về trang bị của hải
quân ta, Thiếu tướng Trịnh Minh nói: “Trang bị của tàu bên quân ta khi ấy rõ
ràng là hơn hẳn bên quân Việt Nam, nhưng trang bị cho tàu tham chiến thì lại
vẫn bộc lộ rõ những điểm yếu, đem lại nhiều khó khăn cho sĩ quan binh lính ở
tiền tuyến. Thực ra chỉ có mỗi chiếc tàu 531 tham chiến là được chế tạo ở
Thượng Hải vào cuối thập niên 60. Tuy là một chiếc tàu hộ tống đạn đạo, nhưng
nó phụng sự chủ yếu là nhiệm vụ thử nghiệm trên biển của quân ta, cả máy chính,
chủ pháo trên đó đều đã được trang bị sau khi đã trải qua đủ kiểu sát hạch thử
nghiệm, máy chính đã quá tuổi thọ, chủ pháo cũng đã bị han gỉ nặng. Do kinh phí
thiếu thốn, tàu 531 ra chiến trường khi ấy không hề được trang bị tên lửa, mà
chỉ được trang bị pháo 100 ly. Do chủ pháo đã bị lão hóa, tàu 531 khi ấy vừa
mới bắn xong được vài phát đã phát sinh sự cố, nên đã không bắn chìm được tàu
505 của Việt Nam. Sau trận chiến, chiếc tàu có công này đã được thưởng huân
chương quân công hạng ba, sau khi nghỉ trận đã cùng với tàu 502 được đưa vào
trưng bày vĩnh viễn tại Bảo tàng Hải quân ở Thanh Đảo”.
Bảo vệ an ninh biển của Trung
Quốc đòi hỏi phải có chiến lược biển rõ ràng và sự hỗ trợ của lực lượng hải
quân lớn mạnh
Trận hải chiến lần này diễn ra
chỉ vẻn vẹn có 28 phút, đồng thời với việc đánh lại quân xâm lược cũng đã để
lại cho chúng ta rất nhiều gợi mở. Sau trận chiến, hải quân nhân dân ta lập tức
tuân theo mệnh lệnh của cấp trên là dừng truy kích, không thu hồi những hòn đảo
san hô khác mà Việt Nam khi ấy chưa cưỡng chiếm. Trải qua trận Hải chiến Bãi đá
Gạc Ma, mọi người cũng đã suy ngẫm nhiều hơn đến ý thức về chủ quyền biển của
Trung Quốc. Ngày nay, hơn 40 hòn đảo san hô trong quần đảo Nam Sa của ta vẫn
đang bị nước khác cưỡng chiếm, trong đó Việt Nam chiếm 29 đảo san hô ở Nam Sa,
về cơ bản đã khống chế được vùng biển phía tây Nam Sa. Do Nam Sa ở cách đường
bờ biển của ta tương đối xa, nên đối mặt với cục diện các đảo san hô ở Nam Hải
bị nước khác chiếm giữ, chúng ta phải đề ra những thử thách khắc nghiệt hơn cho
năng lực tác chiến xa bờ của hải quân ta.
—
No comments:
Post a Comment