Vũ
Hoàng, phóng viên RFA
2014-03-27
2014-03-27
Trong cuộc vận động về nhân quyền cho Việt Nam trong
2 ngày 26 và 27/3, chủ đề về đàm phán TPP giữa Việt Nam và đối tác Hoa Kỳ một
lần nữa được đề cập.
Có mặt trực tiếp tại chỗ, Vũ Hoàng có cuộc trao đổi
với ông Grover Joseph Rees, cựu đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Đông Timor,
nguyên quyền đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, người am hiểu về tình hình Việt Nam
về những vấn đề liên quan.
Vũ
Hoàng: Ông đánh giá ra sao về tiến trình đàm phán hiệp
định xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ - một đối tác lớn của
Việt Nam hiện nay?
Grover
Joseph Rees: Các cuộc đàm phán dĩ nhiên là
không được tiết lộ ra ngoài vì thế những chuyện bí mật xoay quanh các vòng đàm
phán không phải là ít và người ta muốn biết những thỏa ước tạm thời là gì...
tuy nhiên, thực sự là chúng tôi chưa biết phải nói gì. Từ nhiều năm qua, Hoa Kỳ
cũng đã nhân nhượng cho chính phủ Việt Nam nhiều điều, trên lý thuyết là lĩnh
vực thương mại và kinh tế. Xét về mặt lý thuyết, nếu Hoa Kỳ hướng dẫn Việt Nam
cách cư xử thông thường như một quốc gia văn minh đứng trên góc độ thương mại,
đầu tư hay sở hữu trí tuệ... hi vọng Việt Nam cuối cùng cũng sẽ đáp lại với
những tôn trọng thông thường khác như tôn trọng nhân quyền và trở nên dân chủ
hơn. Mọi việc vẫn trôi qua từ năm 1995 và như chưa hề có gì xảy ra.
Vài năm trở lại đây, Chính phủ VN đã đàn áp và tình
hình trở nên tồi tệ hơn khi những người bất đồng chính kiến về mặt tự do tôn
giáo, họ bày tỏ trên internet thì lại bị bắt bớ, vì thế, tôi cho rằng Hoa Kỳ
nên áp dụng cách tiếp cận khác.
Trong khi hiệp định mới (TPP) này quan trọng đối với
một số cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ thì thực tế, nó lại quan trọng hơn đối với
chính phủ VN bởi đơn thuần nó không chỉ là một hiệp định thương mại, nó là một
đối tác. Vì thế, đối với Hoa Kỳ, TPP sẽ được chứng thực như một biểu
tượng về danh dự, Hoa Kỳ muốn cho thế giới thấy rằng nếu Hoa Kỳ tuyên bố hiệp
định ấy là đối tác thì Việt Nam phải xứng đáng là một đối tác của Hoa Kỳ.
Do đó, Hoa Kỳ yêu cầu Viêt Nam không chỉ mở cửa các
thị trường của họ mà còn phải bảo vệ sở hữu trí tuệ cho Hoa Kỳ cũng như Việt
Nam không được tra tấn người. Hoa Kỳ cũng đòi hỏi Việt Nam không được bỏ tù
người dân bởi vì người dân Việt Nam chỉ muốn chia sẻ những giá trị họ có, họ
muốn được tự do thờ phụng, tự do tín ngưỡng một cách ôn hòa... Tôi hiểu, nếu
Hoa Kỳ đưa ra những điều kiện trên, có thể việc thương thảo sẽ mất nhiều thời
gian hơn, nhưng bù lại, tôi lại lấy làm vui mừng cho chính phủ Việt Nam, vì khi
đó, Việt Nam thực sự đã trở thành đối tác của Hoa Kỳ và chỉ khi Việt Nam chứng
minh được mình xứng đáng với những điều đó.
Ông Grover Joseph Rees trả lời phóng viên Vũ Hoàng
đài RFA ngày 26 tháng 3, 2014
Vũ
Hoàng: Ông nhắc nhiều đến "đối tác" bình đẳng
ở đây, nghĩa là không ai cho và không ai nhận, mọi việc đàm phán là dựa trên
nguyên tắc bình đẳng với nhau, vậy theo ông, vấn đề quyền người lao động ở VN
ông thấy thế nào khi nhân tố này được đưa vào tiến trình đàm phán?
Grover
Joseph Rees: Ít nhất là vấn đề quyền của
người lao động cũng là vấn đề được đưa vào thương thảo, thế nhưng, vấn đề là ở
chỗ chính phủ Việt Nam chỉ có những liên đoàn lao động giả tạo. Đúng là chính
phủ Việt Nam có liên đoàn lao động, nhưng là cho chính họ, nếu ai đó muốn có
liên đoàn lao động độc lập thì điều đó lại trở thành phi pháp. Thực tế cho
thấy, đã có những người cố gắng thành lập công đoàn độc lập, nhưng họ lại bị
vào tù hoặc ai muốn thành lập công đoàn phi quốc doanh, người ấy cũng bị ngồi
tù. Tôi lấy một thí dụ đơn giản là chuyện đã xảy ra với nhân vật Điếu Cày, ông
ấy đứng lên thành lập một câu lạc bộ nhà báo độc lập và bị bắt giam. Nói chung,
tại Việt Nam đúng là vẫn có liên đoàn lao động, những tổ chức phi quốc doanh
hay nhà thờ hoạt động... nhưng với một điều kiện là họ phải do Chính phủ Việt
Nam điều hành. Vì những lý do trên, tôi cho rằng việc đàm phán cũng như những
nhà đàm phán của Hoa Kỳ cần phải khôn khéo hơn khi họ thương thuyết với Việt
Nam khi so với các quốc gia khác.
Vũ
Hoàng: Vậy theo ông với tư cách là một người am hiểu
Việt Nam, những nhà đàm phán nên có cách cư xử và thương thuyết với Việt Nam
như thế nào theo cách mà ông vừa nói là phải khôn khéo hơn so với các quốc gia
khác?
Grover
Joseph Rees: Với tôi tư cách của một nhà
ngoại giao và trước đây từng là đại sứ, thì tôi thực sự thông cảm cho những ai
hiện đang phải làm công việc đàm phán, thế nhưng có một vài điều tôi cần phải
làm sáng tỏ. Trước hết, nếu anh là một nhà ngoại giao, thì việc làm của anh có
khuynh hướng phải là đàm phán, dù rằng đó là những đàm phán có lợi hay không có
lợi. Anh phải biết rằng công việc của một nhà ngoại giao không phải là nói
không với bất kỳ một đàm phán nào nếu anh thấy nó không có lợi. Bởi rõ ràng,
phía bên kia, tôi tạm gọi là những kẻ xấu, họ cũng biết điều đó, họ cũng chỉ
đàm phán những điều có lợi cho họ và họ chẳng quan tâm đến những điều có lợi
của anh. Điểm thứ hai tôi muốn nói đến ở đây là hãy thử tưởng tượng xem nếu
chúng ta đưa yếu tố những người tù lương tâm vào trong tiến trình đàm phán. Dĩ
nhiên, một xu thế tự nhiên là anh sẽ nói không, vì ở đây, hai vấn đề thương mại
và tù nhân lương tâm chẳng liên quan gì đến nhau cả.
Nhưng bây giờ tôi hỏi anh, nếu anh đặt địa vị người
tù lương tâm đó là con cái anh, anh chị anh, vợ chồng của anh... hiện đang bị
chính phủ giam giữ. Liệu anh có muốn đàm phán với họ không? Liệu anh có muốn
bán hàng sang cho họ không? hay thậm chí anh có muốn mua cá hay bất cứ thứ gì
khác của họ không? Câu trả lời rõ ràng là không! Tôi chắc chắn rằng anh sẽ đòi
hỏi họ phải đối xử theo một cách văn minh tiến bộ với chính người dân của họ.
Do đó, tôi muốn chỉ rõ ở đây, khi đàm phán không chỉ là với những nhà thương
thuyết mà còn là với những nạn nhân của họ, chỉ khi làm được như vậy thì chúng
ta mới có thể đi đến được những thỏa thuận hợp đồng thỏa mãn.
Vũ
Hoàng: Thay mặt thính giả RFA, xin cám ơn ông rất
nhiều.
No comments:
Post a Comment