Saturday, 8 March 2014

SỐ PHẬN NHỮNG NGƯỜI THIỂU SỐ TATAR Ở CRIMEA SẼ TRÔI VỀ ĐÂU ? (Elizabeth Arrott - VOA)




Elizabeth Arrott  -  VOA
07.03.2014

Một người Tatar Ukraina giơ tấm poster với dòng chữ 'Crimea + Ukraina = Trái tim' trong một cuộc biểu tình phản đối trước toà nhà chính phủ ở Simferopol, Crimea, Ukraina, 26/2/2014

BAKHCHISARA, CRIMEA —
Cuộc tranh luận về nước cộng hòa Crimea của Urkaina phần lớn đã gây chia rẽ giữa Ukraina và Nga. Nhưng người sắc tộc Tatar trong vùng có thể sẽ là bên gánh chịu thiệt thòi nhiều nhất. 

Lực lượng thân Nga giương oai diễu võ ở Bakhchisarai. Trong khi Ukraina và Nga đối đầu nhau về tương lai của Crimea, các binh sĩ Nga chỉ là những người mới nhất đòi chủ quyền phần đất bị giành giật lâu nay.

Người bản thổ Tatar ở Crimea, mà số lượng thua xa những người láng giềng gốc Slav, đang lo lắng theo dõi những hành động nhằm đưa bán đảo vào vòng kiểm soát của Nga.

Một cư dân là ông Bakchisarai nói:
“Dĩ nhiên mọi người ở đây rất lo sợ, nhưng như quý vị thấy lúc này, mọi người, thực ra là tất cả mọi nguời, biết điều gì có thể xảy ra ở đây.”

Xét về quá khứ thì họ có lý do để lo lắng. Năm 1944, Stalin đã trục xuất toàn bộ dân số Tatar ra khỏi Crimea. Chỉ đến khi Liên bang Xô viết sụp đổ, họ mới trở về với một nước Ukraina vừa giành được độc lập.

Chính trị gia nguời Tatar ở Crimea Abduraman Egiz có ý kiến:
“Ukraina là một quốc gia mới và đối với mỗi nhóm sắc tộc sinh sống ở Crimea thì chúng ta lại bắt đầu từ một chương mới.

Một trang mới và gần như trống trơn. Cộng đồng hồi giáo sắc tộc Turk này đã phải xây dựng lại từ đầu.

Họ đòi lại đền thờ này, đã đuợc sử dụng như một rạp chiếu phim thời Xô viết.

Tuy nhiên, thời kỳ đỉnh cao của sức mạnh người Tatar ở Crimea đã xa rồi, Cung điện Bakhchisarai – cái nôi của Khanate Crimea, được thi sĩ Puskin của Nga làm thành bất tử - đã khuất phục truớc đế chế Nga vào thế kỷ thứ 18.

Người Tatar nói họ sẽ không để bị ngăn trở trong việc tạo dựng một cuộc sống mới, khiêm nhường hơn ở đây, bất kể cơn bão chính trị và quân sự sắp đổ tới.

Một cư dân tên là Eydor Backchisarai nói: 
“Dĩ nhiên, tôi ở lại trong căn nhà của tôi. Dứt khoát là như thế. Cho dù có xảy ra chuyện gì, thì chúng tôi vẫn cứ ở lại trong nhà của chúng tôi - tất cả mọi người đang sống ở đây.”

Tại một đền thờ địa phương, những người đàn ông cầu nguyện cho hòa bình – hy vọng bảo đảm nguồn lợi mà họ đã khó khăn mới có được, và được sống dưới “bầu trời tươi sáng và những đợt sóng xanh” của Pushkin.

Ông Eydor nói:Ðây là miền đất của Ukraina. Ðây là miền đất của  Ukraina.”

Nhưng nếu có một cuộc trưng cầu dân ý, thì có phần chắc số người Tatar thiểu số một lần nữa lại rơi trở lại vào quyền cai trị của Moscow.


Tin liên hệ


No comments:

Post a Comment

View My Stats