Thanh Gia
(Ý
kiến phản biện tác giả HỒNG HẢI – Báo QĐND)
Thưa ông Hồng Hải.
Tôi chỉ là một người dân, không
tham gia một tổ chức chính trị nào và cũng không có ý tưởng sẽ tham gia chính
trị. Đọc bài viết “Không mơ hồ trước kiến nghị “quân đội chỉ bảo vệ Tổ
quốc” đăng trên báo Quân đội nhân dân (QĐND) ngày 03/02/2014. Xin mạn phép bày
tỏ vài ý kiến sau:
Thứ nhất: Tôi có nhận xét bài
viết của ông khá dài. Nhưng về văn phạm không xứng là một bài văn chứ chưa nói
là một bài lý luận! Vì nó không đảm bảo tối thiểu cấu trúc Mở đầu – Thân bài –
Kết luận.
Thứ hai: Những lý luận, dẫn
chứng của ông cho thấy một nhận thức hạn hẹp, xưa cũ và mâu thuẫn.
Ông nhắc người đọc rằng : “Hiến
pháp 2013 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2014, trong đó, Điều 65 ghi rõ:
“Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân
dân, với Đảng và Nhà nước..”. Nhưng ông quên rằng bản Hiến pháp sửa đổi bị rất
nhiều trí thức, nhóm xã hội dân sự và người dân phản đối mà bằng chứng là hàng
chục ngàn chữ ký trên Bản kiến nghị của Nhóm 72 nhân sĩ trí thức khởi
xướng là một bằng chứng! Nếu bản Hiến pháp đó được trưng cầu dân ý một
cách nghiêm túc thì tôi không tin nó thể hiện ý nguyện của đa số nhân dân Việt
Nam đâu ông ạ!
Bản thân tôi và có lẽ hầu hết
những người từng lên tiếng phản đối bản Hiến pháp sửa đổi đều không muốn nhắc
lại những bất công, bất hợp lý của Bản Hiến pháp này vì chúng tôi hiểu rõ: Dù
sao thì nó cũng đã được Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đạo diễn và áp đặt trong
thực tế. Phản biện chỉ là hi vọng ĐCSVN từng bước xem xét và qua đó nhìn nhận,
tôn trọng các giá trị dân quyền, dân chủ trong việc quản lý, lãnh đạo đất nước.
Về vai trò và tính trung lập
chính trị của Quân đội trong cấu trúc bảo vệ an ninh tổ quốc. Ông nhầm lẫn hay
không biết trong chế độ hiện nay của VN và của tất cả các quốc gia trên thế
giới đều có phân biệt chức năng rất rõ ràng nhiệm vụ “bảo vệ an ninh xã hội” và
nhiệm vụ “chiến đấu bảo bệ đất nước”? Việc sử dụng lực lượng quân đội vào mục
đích “bảo vệ an ninh xã hội; bảo vệ đảng phái chính trị..” chỉ có ở các quốc
gia độc Đảng, độc tài, toàn trị.. Nó là mô hình lãnh đạo áp đặt, duy trì quyền
lực bằng sức mạnh. Một mô hình của chế độ phong kiến cổ hũ cách đây hàng thế kỷ
rồi !
Điều này phù hợp và lý giải cho
việc ông dẫn chứng lý luận của Carl von Clausewilz – Một nhà lý luận quân sự
Phổ cách đây gần 200 năm (sinh 1780. mất 1831). Có điều, cả ông và ông Bùi Phan
Ký cũng nhầm lẫn, thậm chí hiểu ngược lại khi dẫn giải “chiến tranh là kế
tục của chính trị” là tư tưởng của của Clausewilz (!). Vấn đề này tôi nghĩ là
ông nên tìm hiểu và đọc lại xem tôi nói đúng hay sai.
Về nội dung phân tích vai trò
của quân đội ở các nước đa đảng. Ông tiếp tục nhầm lẫn hay cố tình kiểu “ lập
lờ đánh lận con đen” khi nói rằng: “Các đảng phái muốn LLVT đứng ngoài
các cuộc đấu tranh giành quyền lực” rồi lại nói “khi một đảng giành được quyền
lực (thông qua bầu cử) thì đương nhiên đảng đó cũng lãnh đạo LLVT..” ?
Vì rõ ràng: Việc đấu tranh
giành quyền lực lãnh đạo là hoạt động chính trị, giải quyết mâu thuẫn trong
đường lối lãnh đạo (chính trị), mang tính dân sự chứ không phải là quân sự.
Việc quân đội đứng ngoài chính trị trong đấu tranh giành quyền lực nội bộ quốc
gia là để phòng ngừa thế lực bên ngoài lợi dụng xâm lược, điều đó là đương
nhiên. Khi vấn đề quyền lực chính trị đã được giải quyết, một đảng giành được
quyền lực thông qua bầu cử, tức là được đa số người dân ủng hộ thì việc đảng đó
nắm quyền lãnh đạo (theo ý dân) đối với LLVT để thống nhất định hướng phục vụ
và bảo vệ quyền lợi đa số người dân là logic hợp lý. Nó thể hiện rõ ràng vai
trò của quân đội là bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc chứ hoàn toàn không phải vì
vậy mà ông nói là bảo vệ đảng!
Đến đây, tôi xin bày tỏ thêm
quan điểm và nhận định của tôi về việc: Tại sao ông viết như vậy, nghĩ như vậy
và nhằm mục đích gì?..
Theo tôi, cá nhân ông và cả
ĐCSVN đều có chung mong muốn và tìm mọi cách để đạt mục đích trói buộc quân đội
vào nhiệm vụ phải “trung thành với đảng”. Đơn giản vì ĐCSVN không dám thực thi
một xã hội dân chủ, trong đó xã hội tôn trong nguyên tắc đa số. ĐCSVN giữ chặt
lực lượng quân đội trong tay để từ đó dùng sức mạnh áp đặt quyền lãnh đạo lên
nhân dân. Bất chấp có được đa số người dân đồng ý hay không! Đó là kiểu lãnh
đạo bằng cường quyền của chế độ bạo chúa phong kiến xa xưa. Tư duy ấy đã quá
lỗi thời, lạc hậu..
Hiện nay, có một biến cố lớn
tại Ucraina mà tôi nghĩ rằng nó là một trong những ám chỉ của ông về vấn đề
“bất ổn, phức tạp..” đúng không? Ông (và ĐCSVN nữa) lo ngại một kịch bản tương
tự ở VN nên mới đem những lý luận lủng củng như vậy để lấp liếm việc nắm giữ
sức mạnh?
Vậy thì thưa ông! Tôi cũng muốn
qua đó để nói thẳng với ông rằng: Tôi, chỉ là một người dân bình
thường nhưng còn hiểu được rằng: Không chỉ các ông sợ mất quyền lực mà các ông
còn có những âm mưu lớn hơn như thế rất nhiều!
Ucraina chắc chắn sẽ mất Crimea
vào tay Nga vì yếu tố quyền lợi và địa chính trị. Quân đội Ucraina đứng ngoài
tranh chấp nhưng bị vô hiệu bởi âm mưu từ cả hai phía mới không kịp phản ứng ở
Crimea.
“Bất ổn, phức tạp” ở Việt Nam
nếu có thì cũng có ở chỗ tương đồng thay vì Crimea giáp Nga còn Bắc Việt Nam
giáp Trung Quốc. Nếu xảy ra tranh chấp quyền lãnh đạo bằng đấu tranh dân chủ
tương tự Ucraina thì khó loại trừ khả năng Trung Quốc lợi dụng đánh chiếm miền
Bắc. Nếu Quân đội nhân dân Việt Nam đứng ngoài tranh chấp chính trị thì khó mà
đánh vào miền Bắc Việt Nam chứ chưa nói gì miền Nam, đúng không ông?
Để thay cho lời kết. Tôi xin
nhắc ông rằng: Việt Nam không phải là Ucraina! Nếu có một kịch bản Crimea ở
Việt Nam thì trừ phi đủ sức tận diệt người Việt Nam chứ sẽ không có bất kỳ sức
mạnh nào ngăn được người dân Việt Nam thống nhất và độc lập! Lịch sử ngàn xưa
đã vậy và mãi mãi vẫn sẽ như vậy!
Tôi biết rằng không thể trao
đổi cùng ông trên các báo chính thống nên bày tỏ trên hệ thống “lề trái”. Nếu
có thể được ông chiếu cố mà góp ý thì tôi lấy làm vinh hạnh nhiều lăm!
Có thể tự bịt mắt mình vì sợ
hãi nhưng không thể bịt mắt người khác khi xung quanh là một xã hội.
Nhân đây, tôi xin chép lại một
triết lý của Carl von Clausewilz:
Một cảm xúc mạnh mẽ phải kích thích tài năng của chỉ
huy quân sự, có thể là tham vọng như đối với vua Caesar,
hoặc là hận thù như đối với tướng Hannibal, hoặc
là sự kiêu hãnh đánh một trận huy hoàng như đối với vua Friedrich II Đại Đế. Hãy mở tấm lòng đến với
những cảm xúc tương tự, hãy cương quyết tìm một sự kết thúc vinh quang, thì số
phận sẽ mang vinh quang đến cho mình!
—
No comments:
Post a Comment