Monday 24 March 2014

ĐỌC THƠ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM LÊ VĂN TÍNH (PV.VRNs)




PV.VRNs
Đăng ngày: 24.03.2014

VRNs (24.03.2014) – Sài gòn – “Quốc hận nghìn thu tạc sử kinh” có lẽ đó là chủ đề chính của những bài thơ thất ngôn của tù nhân chính trị Lê Văn Tính. Tình yêu xen lẫn lòng thù hận là hai cảm xúc hòa quyện đan xen được tìm thấy trong thi phẩm, “quốc hận” của ông.

Tình yêu dành cho quê hương đất nước đối với ông là mối tình như thể thành thịt xương, một phần không thể thiếu của cuộc sống, nên khi nước mất nhà tan cũng là lúc ông xem như thể người ta cưỡng đoạt mối tình ái quốc trong trái tim ông. Cũng chỉ vì can đảm lên tiếng về sự thật lịch sử mà nhà thơ bị buộc tội rơi vào vòng lao lý.

Khi tình yêu giang sơn bị tước đoạt bởi thứ chủ nghĩa Max-Lê khiến cho “Gấm vóc sơn hà hóa biển sâu”, cũng là lúc ngọn lửa quốc hận nơi ông dâng cao ngùn ngụt. Dù có trải qua những đêm dài tăm tối, tù túng trong chốn ngục tù cộng sản, nhà thơ vẫn khao khát nhắn gửi nỗi ô nhục mất nước qua không gian thời gian nương theo gió ngàn cho thời đại được biết. Thứ chủ nghĩa cộng sản hẹp hòi, chật chội, vẩn đục, độc tài cướp đi chủ quyền của toàn dân Đại việt. Khát khao, thao thức đi tìm nguyên nhân “ai đem tang tóc tình ly cách” trên dãy hình chữ S này là tâm nguyện của tù nhân chính trị có tâm hồn thi sĩ yêu thơ, những muốn vạch trần hành vi gian ác của bè lũ lợi dụng danh để nghĩa bán nước hưởng lạc.

Đêm khuya giữa canh sầu, dằn vặt trăn trở khi nghĩ về đất nước điêu linh không biết bây giờ đất nước đang ở đâu, về đâu cớ dân Đại việt chịu thảm sầu, tâm hồn tù nhân lương tâm uất hận không kiềm chế được cảm xúc khiến điệp từ “lệ thảm sầu” cứ lặp đi lặp lại càng lúc càng da diết. Thao thức đi tìm nguyên nhân nước mất nhà tan, đoạn kết của bài thơ ông đã tìm ra được ẩn số khi nhận ra thành phần nhu nhược độc tài nhuộm màu dân tộc bằng chủ thuyết Max-Lê. Chính quyết định sai lầm, thiếu hiểu biết sáng suốt của giới lãnh đạo đã đẩy “gấm vóc sơn hà hóa biển sâu”. Tiếng kêu gào réo rắt, thống thiết và cả những dòng lệ tuôn rơi trong đêm sầu cũng chỉ vì nỗi đau mất nước, tang tóc, ngăn cách phân ly tình cảm của những con người chung một tình yêu.

Khi nhà thơ chân nhận hiệp định Paris 1973 đã mở đường cho CSVN xâm chiếm trọn vẹn miền Nam Việt Nam trong vòng hơn hai năm ông muốn gửi nỗi sầu hận theo gió vượt qua bến bờ đại dương vọng đến tây phương. Càng lúc ông càng trăn trở, tức tối lẫn uất ức hạ bút viết tiếp bài thơ thứ hai:

Gió hỡi về đâu ta nhắn tin
Trời tây có thấu nỗi khổ hình.

Than trách, oán hận cường quốc Phương Tây vô tâm hững hờ trước cảnh điêu linh khi bảo toàn hiệp định đẩy giang sơn bé nhỏ biến thành dâu bể trong phút chốc, ông đau đớn thốt lên:  ”đem con bỏ chợ sao đành nhỉ. Đánh đổi thế cờ quá tởm khinh”.

Cộng sản đã xé bỏ ngay Hiệp định, theo cách diễn tả của tác giả “hiệp định ký kết chưa khô mực”. Cộng sản xua quân cưỡng chiếm Miền Nam VN, không một ai lên tiếng phản đối sự tráo trở này mà lại chọn giải pháp im lặng. Như vậy xem ra chẳng ai tốt lành, tất tần tật cũng chỉ tham vọng quyền lợi: “quyền lợi chia nhau một ván bài”.

Nhà thơ bị kết tội trở thành tù nhân chính trị, khiến ông sốc nặng. Nước mất nhà tan do bởi giải pháp đánh đổi của Mỹ, chứ không hẳn là Cộng Hòa thua cuộc. Chẳng lẽ Cộng Hòa luôn trong tình thế chủ động giữa chiến trường, lực lượng xung túc dư thừa lại thất trận sao? Bài thơ song thất lục bát thứ năm chứng minh cho thấy điều đó:

“Việt Nam Cộng Hòa đâu phải thua
Chiến trường chủ động lực dư thừa
Công quân tan tác trên trận địa
Ngặt vì giải pháp phải đành thua

Thân phận ngục tù ôm trong lòng nỗi đau mất nước chỉ còn biết tâm sự với gió núi, than thở với hồn thiêng non nước.  Tổ quốc đã mất, công hàm “Năm Tám” là dấu chứng cộng sản bán nước, bán cả linh hồn cho Mac-Lê. Bán cho thứ chủ nghĩa mà ông gọi là “tam vô chủ nghĩa duy mang về. Lập cờ đánh lận nền văn hiến. Xóa bỏ cội nguồn mới đáng ghê. Hành động sai lầm ấy khiến cho giang sơn thành dâu bể, mối hận giang sơn ngàn thu chẳng phai mờ.

Tinh thần ái quốc và nghĩa khí của tù nhân chính trị Lê Văn Tính khiến những người đương thời yêu dân chủ tự do đáng cảm phục. Thân phận ngục tù, mối hận nước mất nhà tan do đảng phái độc tài gian xảo lắm mưu mô, một thời chỉ giải bày tâm sự với gió trăng, có ai ngờ cũng đến ngày vượt qua giới hạn của ngục tù, sự thật mất nước bay về muôn lối, những trang sử đen tối cũng được phơi bày ra ánh sáng, dẫu cho số phận đang gánh chịu kiếp ngục tù ông vẫn tiếp tục nuôi hy vọng thoát ly sau đợi chờ ngày cộng sản suy vong.




No comments:

Post a Comment

View My Stats