Được đăng ngày Thứ sáu, 07
Tháng 3 2014 14:24
Sau những gì xảy ra tại
Ukraina, một điều quan trọng cần rút ra cho Việt Nam chúng ta đó là cần chuẩn
bị thật tốt để đón nhận những cơ hội mới, vận hội mới sẽ đến trong tương lai.
Một trong những chuẩn bị không thể thiếu đó là việc hình thành các tổ chức chính
trị dân chủ thực thụ để chung tay xây dựng lại đất nước. Một tổ chức chính trị
thật sự không thể không có một “Dự Án Chính Trị” để làm kim chỉ nam cho tổ chức
và giới thiệu với quốc dân đồng bào như là một “cương lĩnh chính trị”. Người
dân Việt Nam cần biết sẽ phải làm gì? Thay đổi ra sao? Đâu là chổ đứng của mỗi
người trong chế độ mới?... Để tiện việc tham khảo, chúng tôi xin trân trọng
giới thiệu một trong tám (VIII) chương của Dự án chính trị - Thàng Công Thế Kỷ 21: Chương IV:
Những định hướng lớn của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.
***
Dự án chính trị - IV. Những định hướng lớn
IV. Những định hướng lớn
Bước vào thế kỷ 21, chúng ta
phải làm lại đất nước. Chúng ta phải đổi mới hoàn toàn hệ thống chính trị, kinh
tế, xã hội, quan hệ giữa nhà nước và người dân, quan hệ giữa nước ta và thế
giới ; chúng ta phải xét lại vai trò của xã hội dân sự, chọn lựa những giải
pháp dài hạn cho các vấn đề công bằng xã hội và giới hạn dân số.
Chúng ta sẽ làm lại đất nước trên những định hướng lớn sau đây :
1. Xây dựng đất nước trên những giá trị thay vì một chủ nghĩa
Một xã hội tiến bộ phải được xây dựng trên nền tảng của những giá trị tiến bộ.
Các nước phương Tây sở dĩ phát triển mạnh mẽ và vượt hơn hẳn phần còn lại của thế giới là vì xã hội của họ đặt nền tảng trên những giá trị cơ bản đúng. Những giá trị đó là hòa bình, tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân quyền, nhà nước pháp trị, đối thoại, hợp tác, lợi nhuận, môi trường và liên đới. Những giá trị này không phải của riêng người phương Tây mà vốn đã hiện diện trong mọi xã hội và trong mọi nền văn minh. Ưu điểm của các nước phương Tây là họ đã biết đề cao và phát huy triệt để một phần lớn trong số các giá trị này để lấy làm nền tảng cho xã hội. Nhờ vậy họ đã có được sức mạnh và sự phồn vinh. Tiếp xúc với các nước phương Tây, các quốc gia đều nhận ra sự thua kém của mình và đều tìm cách thỏa hiệp với nền văn minh phương Tây. Tuy nhiên quán tính tự nhiên đã khiến hầu hết các quốc gia đều có khuynh hướng chỉ chấp nhận một phần những thành tố của xã hội phương Tây để hội nhập nó vào truyền thống của mình, chẳng hạn như học hỏi kỹ thuật phương Tây trong khi vẫn giữ nguyên cơ cấu xã hội cũ. Nhưng một nền văn minh là một tổng thể cấu tạo bởi những giá trị gắn bó với nhau cho nên rất khó lấy một thành tố của một nền văn minh để ghép vào một nền văn minh khác. Không thể chấp nhận kỹ thuật của phương Tây trong khi vẫn từ chối những giá trị cơ bản đã làm nẩy sinh và đã thúc đẩy sự tiến phát của các kỹ thuật đó. Kinh nghiệm của các quốc gia đã chứng tỏ rằng thái độ nửa chừng này chỉ đem lại những thành công giới hạn. Nước Nga mặc dầu đã bắt đầu canh tân từ cuối thế kỷ 17 đã không bắt kịp được Tây Âu và đã khủng hoảng, cuối cùng trở thành một chế độ cộng sản với hậu quả tai hại mà thế giới đã thấy ; nước Nhật đã tích lũy những mâu thuẫn để rồi bị dẫn đến chiến tranh tự hủy. Ngày nay cả Nhật và Nga đều đã nhận ra sai lầm đó. Nhật đã chấp nhận toàn bộ các giá trị của thế giới tiến bộ từ sau Thế Chiến II và Nga cũng đang chuyển hóa mạnh mẽ theo chiều hướng đó.
Chấp nhận một cách thành thực và quả quyết những giá trị chính trị, văn hóa, xã hội của thế giới tiến bộ là điều kiện tiên quyết. Nhật Bản vì chọn lựa như vậy đã trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Các nước châu Á khác từ ba thập niên gần đây đi theo khuôn mẫu Nhật Bản cũng đang trỗi dậy mạnh mẽ. Tuy nhiên, vì vẫn còn nhiều vướng mắc với quá khứ và chưa chọn lựa một cách dứt khoát các giá trị tiến bộ mới, đặc biệt là dân chủ, các nước vừa phát triển tại châu Á đã tích lũy nhiều mâu thuẫn dẫn tới cuộc khủng hoảng trầm trọng trong năm 1997 và đã chỉ bắt đầu phục hồi sau khi đã dân chủ hóa. Chấp nhận toàn bộ các giá trị tiến bộ là chọn lựa chúng ta phải làm và phải làm một cách thật quả quyết. Giữa sự dùng dằng, lưỡng lự của các nước trong vùng, chọn lựa này là một cơ may cho phép chúng ta vươn lên bắt kịp và vượt qua họ.
Trong những giá trị trên đây, giá trị mà ta cần nhất là hòa bình. Truyền thống chống ngoại xâm dần dần đã khiến ta coi bạo lực như là phương cách tự nhiên để giải quyết xung đột. Ta quen tôn vinh những anh hùng có chiến công hiển hách mà coi nhẹ những cố gắng xây dựng âm thầm, nền tảng của mọi tiến bộ. Từ nay chúng ta phải nguyền rủa bạo lực và nâng hòa bình lên làm một giá trị tuyệt đối.
Chúng ta đừng lo sợ chấp nhận những giá trị mới sẽ làm ta mất đi quốc hồn quốc túy. Những giá trị này đã có sẵn trong xã hội ta, chỉ tiếc rằng ta đã không phát huy chúng một cách đầy đủ đến nỗi phải khổ nhục và thua kém như ngày nay. Chấp nhận chúng không phải là tự phủ nhận chúng ta mà chỉ có nghĩa là phát huy cái hay sẵn có trong chúng ta. Vả lại, tiến lên và bắt kịp thế giới là điều kiện để chúng ta có thể tồn tại như một quốc gia và giữ được văn hóa và bản sắc dân tộc.
Trên những giá trị chung các nước phương Tây đã xây dựng nên nhiều nếp sống khác nhau tùy đặc thái riêng của mỗi nước. Xã hội Anh khác với xã hội Pháp, văn hóa Đức khác với văn hóa Ý, nước Mỹ không giống như nước Thụy Điển. Trên căn bản các giá trị mới Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác vẫn giữ được truyền thống của họ. Trên căn bản các giá trị tiến bộ Việt Nam cũng vẫn sẽ là Việt Nam, nhưng là một Việt Nam vinh quang hơn.
Chúng ta cần một cuộc vận động tư tưởng lớn. Giáo dục của ta, luật pháp của ta, các sinh hoạt văn hóa, xã hội, kinh tế của ta đều phải nhấn mạnh và tôn vinh các giá trị tiến bộ. Trường học ngoài sứ mệnh cốt lõi của nó là chuyển giao kiến thức, còn phải là môi trường tập quen tuổi trẻ với tinh thần bao dung, tinh thần trách nhiệm, cách suy nghĩ tự do và khách quan và lòng yêu quí đất nước, đồng bào, nhân loại và thiên nhiên. Một cố gắng đặc biệt cũng sẽ được dành cho thể dục thể thao nhằm phát huy óc khách quan, tinh thần tranh đua trong hòa bình, tinh thần thượng tôn luật pháp. Cuộc vận động tư tưởng này là cố gắng quan trọng nhất trong mọi cố gắng, bởi vì đây chính là cố gắng xây dựng nền tảng của xã hội mới.
2. Lấy tự do làm động lực để phát huy óc sáng tạo và tinh thần cầu tiến
Dân tộc ta có truyền thống giữ nước vẻ vang, nhưng bù lại ta cũng đã mất quá nhiều thời giờ và nghị lực cho cố gắng chống ngoại xâm. Trong những tranh đấu cam go ấy ta luôn luôn phải đề cao kỷ luật và sự nhất trí, luôn luôn phải gác lại những tranh cãi để đương đầu với những vấn đề cấp bách. Lịch sử chật vật ấy một mặt khiến chúng ta có khả năng thích nghi cao với điều kiện sinh sống nhưng mặt khác cũng làm ta dần dần mất đi cái nhìn dài hạn, sáng kiến, óc phát minh và tinh thần mạo hiểm.
Chúng ta có một bờ biển dài và một đại dương hiền hậu, nhưng biển cả hình như không có một tiếng gọi nào với chúng ta cả. Chúng ta đã thiếu hẳn quyết tâm chinh phục và tận dụng đại dương. Chúng ta không có kỹ thuật đóng tàu và đi biển, không có đội thương thuyền, không có những nhà hải hành lớn. Chúng ta chỉ sống với đất như một dân tộc lục địa. Chúng ta đã hài lòng với khuôn mẫu Khổng Mạnh từ đời này qua đời khác mà không hề có ý định thay đổi, mặc dầu khuôn mẫu độc đoán và hà khắc đó sau khi đã cho phép chúng ta đạt những thành tựu lớn lúc ban đầu, đã bắt chúng ta dẫm chân tại chỗ trong nhiều thế kỷ sau đó.
Óc sáng tạo và tinh thần cầu tiến là điều chúng ta phải học và tập quen. Muốn như thế chúng ta phải khuyến khích và tôn vinh tự do suy nghĩ và phát biểu. Chúng ta cần nâng lên hàng một nguyên tắc tuyệt đối là trong nước Việt Nam tương lai sẽ không thể có những vấn đề cấm bàn tới và cũng không thể có những ý kiến cấm nêu ra. Không một người Việt Nam nào có thể bị trừng phạt vì lối sống của mình hay vì những gì mình phát biểu, trừ trường hợp trực tiếp kêu gọi bạo lực.
3. Phát huy lòng yêu nước tự nguyện
Trong gần suốt dòng lịch sử chúng ta sống dưới những chế độ quân chủ tuyệt đối coi đất nước của riêng một dòng vua, khi chúng ta không bị ngoại thuộc. Lòng yêu nước của chúng ta vì vậy không có điều kiện để phát triển. Khi ý niệm quốc gia như là của mọi người và phải được sự đóng góp của mọi người xuất hiện, do hậu quả của một di sản trong đó vua là trời và dân là nô lệ, nó đã mau chóng bị tuyệt đối hóa. Tổ quốc trở thành thiêng liêng, tối thượng, không có trách nhiệm nào và không chấp nhận một đòi hỏi nào. Tổ quốc đó đã được dùng làm chiêu bài cho quá nhiều tội ác. Chiến tranh, tang tóc, thất vọng, sự chịu đựng quá lâu một chế độ độc tài vừa tồi dở vừa bạo ngược, mặc cảm thua kém các dân tộc khác làm cho lòng yêu nước của chúng ta bị tổn hại trầm trọng. Chính vì lòng yêu nước đã bị suy giảm mà trước đây chúng ta đã để cho đảng cộng sản, một đảng mà lý tưởng là phục vụ cho một phong trào quốc tế thay vì đất nước, xuất hiện như một đảng yêu nước, lôi kéo được một số đông đảo đồng bào và khống chế chính trường. Chính vì ý chí và lòng yêu nước đã hao mòn mà ngày nay chúng ta đã không phản ứng đủ quyết liệt trước một chế độ độc tài đảng trị coi đất nước là của riêng mình như các vua chúa ngày xưa, trong khi cả nhân loại đang tiến về dân chủ và chính chúng ta cũng biết đất nước rất cần dân chủ.
Nhưng chúng ta là người Việt Nam, và tương lai của chúng ta gắn liền với tương lai của đất nước Việt Nam. Chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn là xây dựng một tương lai Việt Nam chung. Và để xây dựng tương lai chung đó, lòng yêu nước vẫn là mẫu số chung bắt buộc. Chúng ta cần một sức bật mới của lòng yêu nước. Chúng ta cần phục hồi và phát minh lại lòng yêu nước.
Chúng ta cần xác định lòng yêu nước như một tình cảm tự nguyện của những con người tự do, ràng buộc mật thiết với nhau để xây dựng một tương lai chung cho mình và cho con cháu. Chúng ta cần để cho mỗi người yêu nước theo cách của mình, chúng ta không thể để cho lòng yêu nước bị đồng hóa với sự tán thành một chủ nghĩa. Chúng ta cần hòa giải người Việt Nam với đất nước. Chúng ta cần một tổ quốc hiền hòa, một tổ quốc có trái tim, một tổ quốc đáng yêu, một tổ quốc của nhân quyền và dân quyền, một tổ quốc khuyến khích, một tổ quốc có trách nhiệm và gần gũi với mọi người thay vì quá thiêng liêng đến nỗi trở thành trừu tượng và xa cách.
Muốn như thế chính quyền, người đại diện và hành động nhân danh tổ quốc, phải là một chính quyền khiêm tốn, cần kiệm và tận tụy, quí trọng từng người dân và để cho mỗi người thấy rõ ràng mình được quí trọng. Chính quyền ấy sẽ hóa giải mọi hận thù, sẽ nhân danh sự liên tục quốc gia để xin lỗi, phục hồi danh dự và bồi thường thiệt hại cho mọi nạn nhân của những oan ức. Chính quyền ấy sẽ thường trực cảnh giác để không một thành phần dân tộc nào cảm thấy bị bỏ rơi. Chính quyền ấy sẽ không bắt bất cứ ai phải yêu nước, trái lại sẽ dồn mọi cố gắng tạo điều kiện để mọi người có thể yêu nước.
Cùng với dân chủ tự do, ý kiến và sáng kiến, nhưng trên tất cả, lòng yêu nước sẽ là một vũ khí chủ yếu giúp chúng ta chinh phục tương lai.
4. Tôn trọng và phát huy xã hội dân sự
Mọi quốc gia văn minh đều phải đặt nền tảng trên xã hội dân sự. Xã hội dân sự là toàn thể các giáo hội, hiệp hội, câu lạc bộ, các tổ chức thiện nguyện, các nghiệp đoàn, hợp tác xã, công ty, xí nghiệp. Nói chung, đó là tất cả các kết hợp của người dân, được thành lập để cùng theo đuổi một số mục đích chung và không nhắm tranh giành quyền lực chính trị.
Ý niệm xã hội dân sự đã được xuất hiện cùng một lúc với các xã hội văn minh. Đó là những sợi dây chằng chịt gắn bó những con người với nhau và gắn bó con người với xã hội. Những sợi dây liên lạc đan xen đó tạo ra sự bền chắc của quốc gia. Các kết hợp công dân tạo thành xã hội dân sự cũng là những cái nôi cho ý kiến, sáng kiến và tiến bộ. Một xã hội dân sự mạnh bảo đảm các ý kiến mới được nảy sinh nhanh chóng, các mâu thuẫn được phát hiện và giải quyết kịp thời, xã hội không ngừng tiến hóa trong hòa bình và trật tự.
Trong mô hình xã hội của chúng ta, xã hội dân sự còn được giao phó một vai trò quan trọng là thực hiện liên đới xã hội, giúp đỡ và bênh vực những người yếu kém và thiếu may mắn.
Mọi kết hợp đều tạo ra sức mạnh. Sức mạnh của xã hội dân sự là sức mạnh tổng hợp, nhưng không bao giờ thống nhất, của các kết hợp công dân có khi cùng hướng với nhau, có khi biệt lập với nhau và cũng có khi đối chọi với nhau. Sức mạnh của xã hội dân sự từng lúc và từng cơ hội hòa nhập với nhà nước hay đối lập với nhà nước, nhưng lúc nào cũng ảnh hưởng trên nhà nước và không bao giờ có tham vọng tranh quyền với nhà nước bởi vì nó không có và không thể có tham vọng chính trị.
Xã hội dân sự đảm bảo sự năng động của xã hội và đồng thời cũng bảo đảm tự do, dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn mọi ý đồ độc tài chuyên chính. Mọi chế độ độc tài bạo ngược đều nhắm trước hết tiêu diệt xã hội dân sự. Bản chất của các chế độ độc tài là dựa trên một thiểu số để khống chế một xã hội phân hóa. Các bạo quyền không cần dân chúng tin yêu mình mà chỉ cần người dân đừng gắn bó với nhau để không có sức đề kháng. Không gì thỏa mãn các tập đoàn độc tài hơn là sự thờ ơ và bất lực của quần chúng.
Triết lý của một chế độ dân chủ, trái lại, coi xã hội dân sự là thành tố áp đảo và nền tảng của quốc gia vì thế vai trò của nhà nước là làm cho các kết hợp công dân ngày càng đông đảo, không ngừng tiến lên và mạnh lên để đóng góp tích cực cho sự phồn vinh của xã hội. Nhà nước dân chủ đa nguyên tự coi mình là công cụ của xã hội dân sự với sứ mệnh bảo đảm hoạt động lành mạnh của xã hội dân sự, để xã hội dân sự tạo hạnh phúc cho các công dân. Đó không phải là một sự từ nhiệm mà là một triết lý chính trị mới của một chính quyền đủ tự tin để đặt lòng tin vào các công dân. Trong quan hệ biện chứng với xã hội dân sự, nhà nước dân chủ đa nguyên tự coi mình là người trọng tài, phối hợp và thể hiện những nguyện vọng của xã hội dân sự. Nhà nước phục vụ chứ không khống chế xã hội dân sự.
Sẽ không thể có một cản trở nào cho sự thành lập và phát triển của các kết hợp công dân. Đặc biệt các hiệp hội không có mục đích lợi nhuận sẽ chỉ cần khai báo sự thành lập chứ không cần giấy phép hoạt động. Các hiệp hội có mục đích văn hóa, xã hội còn có quyền đòi hỏi nhà nước giúp đỡ.
5. Xác định Việt Nam là đất nước xây dựng trên các cộng đồng
Đất nước ta tuy có một lịch sử dài nhưng lại là một đất nước mới. Miền Trung mới hội nhập xong từ thếkỷ 17, miền Nam từ thế kỷ 18. Nước ta đã tiếp nhận rất nhiều đóng góp mới về đất đai và chủng tộc. Tuy vậy tổ chức của ta lại không thích nghi với những thay đổi đó và vẫn được quan niệm một cách sai lầm như là đất nước của một cộng đồng duy nhất : cộng đồng người Kinh. Lịch sử của ta là lịch sử của người Kinh. Văn hóa của ta là văn hóa của người Kinh. Các quan niệm về đạo lý, xã hội, luật pháp đều dựa trên người Kinh và nhắm phục vụ cho người Kinh. Có lẽ là quá trình mở nước và giữ nước khó khăn của ta đã không cho ta thời giờ và phương tiện để suy nghĩ một cách nghiêm túc về một chính sách cộng đồng, nhưng phải nói thực là chúng ta rất thiếu sót về điểm này. Trong suốt dòng lịch sử, trừ một vài ngoại lệ ít ỏi, người Kinh hầu như chưa hề nhìn nhận một trách nhiệm nào đối với các sắc tộc ít người mà chỉ áp đặt khuôn mẫu của mình, nếu cần bằng bạo lực. Tình trạng này nếu không được nhận định rõ rệt để kịp thời có chính sách thỏa đáng có thể dẫn tới những hậu quả rất tai hại, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay và sắp tới. Nhiều quốc gia đang và sẽ còn phải khốn đốn vì những cuộc nổi dậy cuồng nhiệt của các sắc tộc ít người vùng lên đòi bản thể. Nếu chúng ta không cảnh giác để cho tình trạng này xảy ra thì hai vùng rộng lớn của đất nước là miền Thượng Du phía Bắc và miền Cao Nguyên Trung Phần có thể trở thành bất ổn và không phát triển được.
Các cộng đồng đều phải được tôn trọng như nhau trong một đất nước Việt Nam được định nghĩa như là đất nước của các cộng đồng. Cộng đồng người Việt gốc Khmer đã sống từ ngàn xưa tại miền Nam, cộng đồng người Việt gốc Hoa đã góp công lớn khai mở ra miền Nam phải được coi là những người Việt Nam trọn vẹn trước luật pháp cũng như trong tình cảm dân tộc.
Quốc gia Việt Nam phải gạt bỏ hẳn ý đồ đồng nhất hóa để mưu tìm đồng tiến trong dị biệt. Chúng ta phải khẳng định rằng đất nước Việt Nam không được định nghĩa bằng một chủng tộc mà bằng sự chấp nhận chia sẻ một tương lai chung.
Ngày nay người Kinh đã chiếm đa số trên khắp lãnh thổ, giải pháp thành lập những vùng tự trị cho các sắc tộc không còn khả thi nữa, nhưng tản quyền sẽ cho phép các sắc tộc có tiếng nói đáng kể trong các chính quyền địa phương. Văn hóa, ngôn ngữ của các sắc tộc ít người phải được coi là thành phần của văn hóa Việt Nam mà nhà nước có nhiệm vụ gìn giữ. Lịch sử Việt Nam cũng phải được xét lại và được coi như lịch sử của các sắc dân đã hợp lại để tạo thành đất nước Việt Nam.
Tinh thần tôn trọng các cộng đồng cũng phải được mở rộng ra tới các cộng đồng tôn giáo, các cộng đồng tư tưởng, các cộng đồng nghề nghiệp và các cộng đồng không thành hình thái do nếp sống khác nhau của từng địa phương mà có. Các cộng đồng này phải được đảm bảo chỗ đứng và tiếng nói trong một định chế quốc gia với nhiều thẩm quyền.
Kể từ ngày 30-4-1975 chúng ta lại có thêm một cộng đồng mới : cộng đồng người Việt hải ngoại. Những người Việt Nam này đã phải bỏ nước ra đi vì không thể chịu đựng những biện pháp hạ nhục, trù dập và phân biệt đối xử. Đất nước Việt Nam phải mở rộng vòng tay và tấm lòng đối với họ. Họ phải được nhìn nhận quyền công dân tức khắc và trọn vẹn, cho họ cũng như cho con cái sinh ra tại nước ngoài.
Sự hình thành của cộng đồng Việt Nam hải ngoại là một yếu tố rất mới và một may mắn lớn cho đất nước. Nhờ cộng đồng này người Việt Nam đã làm quen được với mọi nếp sống và mọi nền văn minh, đã thử nghiệm mọi khuôn mẫu tổ chức xã hội, đã len lỏi vào mọi bộ môn khoa học kỹ thuật. Cộng đồng này, một khi nối lại được quan hệ bình thường với đất nước, sẽ là một bảo đảm rằng Việt Nam sẽ là một nước cởi mở, sẽ rũ bỏ được mọi cố chấp và thành kiến, sẽ vĩnh viễn ra khỏi ngõ cụt cố chấp. Cộng đồng này tuy chưa đông nhưng có tiềm năng đóng góp lớn cho đất nước. Người Việt hải ngoại sẽ là những đầu cầu khoa học, kỹ thuật, văn hóa, thương mại vô cùng quí báu mà nhà nước Việt Nam không có phương tiện để tạo ra. Kinh nghiệm cho thấy rằng các quốc gia phát triển mau chóng trong những năm gần đây đều đã nhờ sự đóng góp của một cộng đồng hải ngoại hùng mạnh. Bất cứ một nhà nước Việt Nam khôn ngoan nào cũng phải khuyến khích liên lạc giữa trong và ngoài nước, nhìn nhận một thực thể Việt Nam Hải Ngoại và tìm mọi sáng kiến để cộng đồng Việt Nam hải ngoại ngày một lớn mạnh.
6. Dứt khoát chọn lựa một nền kinh tế thị trường lấy tư doanh làm nền tảng
Kinh nghiệm thế giới trong nhiều thập niên qua đã chứng tỏ rằng các chính sách kinh tế tập thể, quốc doanh đều dẫn đến thất bại. Kinh nghiệm cũng đã cho thấy rằng thị trường tự do là hướng dẫn chính xác nhất cho sản xuất và là bảo đảm chắc chắn nhất cho một sự phân phối hiệu nghiệm. Chọn lựa kinh tế phải có cho Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, lấy xí nghiệp tư làm nền tảng, lấy óc kinh doanh và sáng kiến làm sức mạnh, lấy tinh thần cầu tiến và làm giàu làm động cơ, lấy lợi nhuận làm phần thưởng và chất kích thích.
Chọn lựa ấy có nghĩa là nhà nước sẽ không làm tất cả những gì mà tư doanh có thể làm được. Vai trò kinh tế chủ yếu của nhà nước là bảo đảm sự ổn vững của đồng tiền, ngăn ngừa những cạnh tranh bất chính và đầu tư vào những ngành nhiều triển vọng mà tư nhân chưa dám hoặc chưa đủ khả năng đầu tư. Nhà nước cũng có chức năng cảnh giác trước những khuynh hướng kinh doanh có hại và khuyến khích những hoạt động kinh tế có lợi, nhưng nhà nước thực hiện chức năng này chủ yếu bằng thông tin và nâng đỡ chứ không phải bằng mệnh lệnh và cấm đoán. Nhà nước sẽ dồn mọi cố gắng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ trật tự an ninh, bảo vệ công lý, bảo vệ môi trường sinh sống, phát huy các mối bang giao quốc tế có lợi, xây dựng và củng cố đồng thuận dân tộc, nghĩa là làm đúng chức năng của một nhà nước.
7. Không ngừng cảnh giác bảo vệ công bằng xã hội
Trong các nhiệm vụ của nhà nước dân chủ đa nguyên, nhiệm vụ trọng yếu nhất là bảo đảm công bằng xã hội. Trong căn bản triết học của nó, chủ nghĩa đa nguyên tôn trọng mọi thành phần trong xã hội, do đó nó không chấp nhận để một thành phần bóc lột và chà đạp một thành phần khác. Chúng ta tôn vinh lợi nhuận như một giá trị và tìm kiếm lợi nhuận chủ yếu là để có phương tiện thực hiện liên đới xã hội. Vả lại, một dân tộc không có liên đới thì không còn là một dân tộc. Chúng ta hiểu công bằng xã hội là liên đới xã hội. Chúng ta không thể bỏ rơi những người yếu kém, sa cơ lỡ bước, như một xã hội văn minh không thể từ khước một cái nạng cho người thương tật. Chúng ta nhìn nhận sự bình đẳng của mỗi con người trong xã hội và chúng ta cần dành những phương tiện để thực hiện sự bình đẳng đó.
Công bằng xã hội là điều kiện cơ bản để giữ gìn sự bền chắc của nền tảng xã hội, bảo đảm sự tham gia tích cực và phấn khởi của mọi người vào tương lai đất nước, tránh những xung đột có thể làm gãy đổ đà tiến của dân tộc về tương lai và đưa đến bạo loạn.
Trong thực tế, phát triển kinh tế thường đẻ ra và làm trầm trọng thêm những chênh lệch trong xã hội. Nhiệm vụ trọng yếu của nhà nước là ngăn chặn và làm giảm thiểu những nguyên nhân căng thẳng mà sự phát triển, vì không thể nào hoàn toàn cân đối, chắc chắn sẽ đem lại.
Công bằng xã hội đòi hỏi một cố gắng không ngừng trong việc tái phân phối lợi tức quốc gia nhằm bênh vực những thành phần yếu kém.
Công bằng xã hội đòi hỏi một hệ thống bảo trợ xã hội đảm bảo những nhu cầu tối thiểu về thực phẩm và sức khỏe cho mọi người.
Công bằng xã hội đòi hỏi một hệ thống giáo dục và đào tạo phổ cập và liên tục đảm bảo những cơ hội thăng tiến đồng đều cho mọi công dân.
Nhìn một cách ngắn hạn công bằng xã hội có thể là một gánh nặng cho quốc gia và một trở ngại cho phát triển kinh tế nhưng, nhìn một cách dài hạn hơn và sáng suốt hơn, nó là một bắt buộc để đà phát triển kinh tế có thể tiếp tục. Công bằng xã hội cũng là điều kiện tối cần thiết để đảm bảo tình tự dân tộc và sự gắn bó của quốc gia.
Công bằng xã hội tuyệt đối là điều không thể có. Điều quan trọng là nhà nước coi công bằng xã hội là ưu tư thường trực. Chính vì công bằng xã hội là vấn đề vừa cần thiết, vừa tế nhị mà chúng ta phải gìn giữ nó thật cẩn trọng, coi nó như một cuộc chiến đấu giữ nước.
Nhà nước dĩ nhiên đảm nhận nhiệm vụ thực hiện công bằng xã hội. Nhưng nhà nước cũng sẽ đặc biệt khuyến khích xã hội dân sự, qua các tổ chức thiện nguyện, góp phần tích cực vào công tác trọng đại đó. Một phần ngân sách xã hội sẽ được sử dụng qua ngả xã hội dân sự. Các tổ chức thiện nguyện sẽ được tài trợ, trong một tỷ lệ do khả năng ngân sách, so với nguồn tài nguyên mà họ đã động viên được từ quần chúng cho các công tác xã hội.
Việc tham gia tích cực của xã hội dân sự vào cố gắng thực hiện công bằng xã hội vừa có tác dụng vận động sự đóng góp của quần chúng vào công tác liên đới xã hội vừa có hiệu lực đặc biệt về mặt tinh thần. Trước một văn phòng cứu trợ xã hội của nhà nước người cần được giúp đỡ có thể chỉ gặp một công chức, nhưng tại một cơ quan thiện nguyện họ gặp một người tình nguyện làm công tác xã hội vì niềm tin, họ gặp một người và một tấm lòng, sợi dây liên đới xã hội và tinh thần phấn đấu vượt qua trở ngại chỉ có thể mạnh thêm.
Chúng ta cần khẳng định rằng công bằng xã hội là nhiệm vụ của nhà nước với sự hợp tác của xã hội dân sự chứ không phải là trách nhiệm của các xí nghiệp. Các xí nghiệp ngoài bổn phận tôn trọng nhân phẩm của công nhân, tôn trọng luật pháp của nhà nước và tôn trọng những hợp đồng đã ký kết với các công nhân, chỉ có chức năng tạo ra lợi nhuận để đóng góp vào sự giàu mạnh của xã hội và để nộp thuế cho nhà nước, để nhà nước có tài nguyên bảo đảm liên đới xã hội. Chúng ta khẳng định rằng công bằng xã hội không thể can thiệp vào hoạt động kinh tế và trở thành một trở ngại cho các xí nghiệp.
8. Tiến tới một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ
Với đất đai canh tác tuy ít nhưng phì nhiêu, Việt Nam có tiềm năng nông nghiệp đáng kể. Nông nghiệp trong ngắn hạn là đòn bẩy cho sự hồi sinh và điểm khởi đầu của phát triển kinh tế. Do đó nông nghiệp là trọng tâm kinh tế tức khắc của chúng ta và cũng sẽ còn là trọng tâm kinh tế của chúng ta trong khoảng một thập niên nữa.
Tuy nhiên trong trung hạn, vì đất đai chật hẹp và dân số đông đảo, Việt Nam không thể là một nước nông nghiệp lớn. Ngược lại vị trí của ta thuận lợi, nhân lực của ta dồi dào và tinh nhuệ. Chức năng tự nhiên của chúng ta là chức năng của một quốc gia công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải. Chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ cho tương lai đó.
Mục tiêu kinh tế của chúng ta trong hai mươi năm tới là chuyển hóa từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp và thương nghiệp. Điều này có nghĩa là mặc dầu năng suất và sản lượng của nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên trọng lượng của nông nghiệp trong tổng sản lượng quốc gia cũng như trong phối trí nhân lực sẽ giảm dần đi. Bước đầu của cố gắng chuyển hóa này là phát triển những ngành công nghiệp gắn bó với nông nghiệp như công nghiệp thực phẩm, chế tạo phân bón, thuốc trừ sâu, nông cơ, v.v. song song với cố gắng tìm thị trường xuất khẩu cho nông phẩm.
Ngoài những cố gắng dồn vào những ngành mà triển vọng đã thấy rõ như ngư nghiệp, du lịch, chúng ta sẽ đặc biệt chú trọng tới hai triển vọng mới là dịch vụ thương cảng và tin học. Cả hai ngành này đều đòi hỏi một chính sách mở cửa trọn vẹn, thẳng thắn ra thế giới bên ngoài.
Do vị trí và bờ biển thuận lợi của ta, Việt Nam có thể có những thương cảng rất lớn. Chúng ta sẽ sẵn sàng ký những hợp đồng xây dựng và khai thác dài hạn một số thương cảng với các tổ hợp nước ngoài. Nhưng điều quan trọng để thu hút những dịch vụ thương mại quốc tế là tình hình trật tự an ninh phải ổn định, thể chế chính trị phải cởi mở và hệ thống viễn thông phải hoàn chỉnh.
Người Việt Nam ta rất có khiếu về ngành tin học. Đây là một ngành đang phát triển và còn cần tới rất nhiều chuyên viên với giá rất cao. Tin học nếu được sử dụng đúng đắn cũng là dụng cụ quản lý khách quan cho phép loại trừ nhiều nguyên nhân đưa tới tham nhũng. Nước ta hiện đang có rất nhiều dự án tin học hóa khu vực công mà các định chế quốc tế sẵn sàng tài trợ. Chúng ta có thể lấy việc thực hiện các dự án này làm bàn đạp để đào tạo một đội ngũ chuyên viên tin học giỏi và cập nhật về kỹ thuật. Triển vọng càng cao vì các tiến bộ về truyền thông ngày càng cho phép thực hiện những hợp đồng tin học trên khắp thế giới mà không cần xuất ngoại.
Nhà nước phải lấy làm mục tiêu nối kết mọi gia đình vào mạng lưới Internet để sử dụng tối đa mạng lưới này như một phương tiện thông tin, học hỏi, trao đổi và mua bán.
Chúng ta sẽ không thiết lập các khu kinh tế với qui chế đặc biệt như kiểu "khu chế xuất" mà sẽ dành mọi khuyến khích và dễ dãi cho các hoạt động kinh tế trên cả nước, với một luật kinh doanh chung cho toàn lãnh thổ.
Đất nước ta may mắn là một quốc gia duyên hải, các vùng đông dân đều không xa bờ biển và cũng không xa các cảng tốt. Dựa vào ưu thế đó chúng ta sẽ thiết lập các trung tâm công nghiệp trải đều trên khắp lãnh thổ. Chính sách này đòi hỏi một đầu tư quan trọng cho hệ thống giao thông và truyền thông nhưng bù lại sẽ tiết kiệm được những tốn kém còn quan trọng hơn về di dân, và đồng thời cũng tránh được nạn nhân mãn tại các thành phố lớn mà các quốc gia đang mở mang đều gặp. Cần nhấn mạnh rằng mọi chính sách tương lai đều tuyệt đối không mang tính cưỡng bách. Tái phối trí dân số và lực lượng lao động là hiện tượng thường trực và tự nhiên trong mọi quốc gia, nhất là tại các quốc gia đang phát triển, nhưng cách hay nhất vẫn là để người dân toàn quyền chọn lựa nghề nghiệp và nơi sinh sống sau khi được thông tin đầy đủ về các cơ hội. Đó là phương thức để trí tuệ cá nhân và sách lược quốc gia bổ túc cho nhau và điều chỉnh lẫn nhau.
9. Theo đuổi một "chủ nghĩa nước nhỏ"
Chúng ta hiện nay là một nước rất thua kém, yêu cầu cấp bách nhất của chúng ta là phát triển, bắt kịp các nước mở mang. Do đó chính sách căn bản của Việt Nam trong giai đoạn này phải là một chủ nghĩa nước nhỏ.
Chủ nghĩa nước nhỏ là gì? Nói một cách giản dị, đó là nhẫn nhục hôm nay để lớn mạnh ngày mai.
Về mặt đối nội, chủ nghĩa nước nhỏ có nghĩa là chúng ta sẽ không chia rẽ và xung khắc với nhau về những chủ thuyết cao siêu, sẽ cùng nhau nhận diện số phận hẩm hiu, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau để cùng dắt tay nhau ra khỏi bế tắc. Nhà nước sẽ từ chối những chi tiêu có tính huênh hoang gây thanh thế, tập trung mọi tài nguyên và sinh lực cho cố gắng ra khỏi tình trạng thua kém. Nhà nước sẽ trân trọng bảo vệ và gìn giữ những thành quả ít ỏi đã đạt được, nhà nước sẽ đặt trọng tâm vào giáo dục và đào tạo, và sẽ đầu tư vào một nền giáo dục thực dụng trước tiên.
Về mặt đối ngoại, chúng ta sẽ không tranh giành một vai trò quốc tế nào, sẽ không có thái độ trong những tranh chấp quốc tế trừ khi để bênh vực lẽ phải, đạo đức và công pháp quốc tế. Chúng ta sẽ cố gắng tạo một hình ảnh hiền hòa, khiêm tốn để được cộng đồng quốc tế chấp nhận như một quốc gia có thể giao thương được, sẽ dứt khoát không can dự vào một xung đột quốc tế nào.
Điều đáng lo ngại hiện nay là chúng ta đang sống trong một khu vực có nhiều khả năng gây ra căng thẳng, thậm chí xung đột. Chúng ta coi sự hiện diện quân sự tích cực của Hoa Kỳ trong vùng là một yếu tố cần thiết để bảo đảm hòa bình và ổn vững, và chúng ta sẽ khuyến khích sự hiện diện đó.
Chúng ta coi hợp tác với Hoa Kỳ và các nước phương Tây là một phúc lợi lớn không những mở ra cho ta những thị trường lớn, đem lại những chuyển giao khoa học kỹ thuật quí báu mà còn giúp ta tiếp thu cách tổ chức, suy nghĩ và làm việc của các xã hội dân chủ tiên tiến. Chúng ta sẽ thành thực và khiêm tốn hợp tác với họ và học hỏi nơi họ.
Với một chính sách đối ngoại khiêm tốn và hòa bình chúng ta sẽ không cần một quân lực đông đảo. Với một chính sách đối nội tôn trọng mọi quyền tự do và dựa trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, chúng ta sẽ không cần một bộ máy cảnh sát công an đồ sộ. Quân đội và cảnh sát vì vậy sẽ được giảm tới mức tối thiểu, nhưng đầy đủ, để làm tròn nhiệm vụ của những công cụ phi chính trị bảo vệ lãnh thổ và giữ gìn trật tự an ninh.
Tinh thần của chủ nghĩa nước nhỏ là nhìn nhận sự thua kém của mình và động viên tất cả tài nguyên và sinh lực để đưa đất nước đi lên. Với dân số đông đảo và những con người cần mẫn, lại được một vị trí thuận lợi, Việt Nam có tiềm năng lớn và có quyền mong muốn một chỗ đứng vẻ vang trên thế giới nếu biết cố gắng và nhẫn nhục trong một vài thập niên.
10. Thực hiện một chính sách đối ngoại hòa bình và hợp tác song song với một chính sách láng giềng tốt
Trong một thế giới đầy tranh đua như hiện nay các mối bang giao tốt là điều không thể thiếu. Chúng ta sẽ không bỏ lỡ một cơ hội nào để thiết lập và tăng cường mọi liên hệ hợp tác với mọi quốc gia trên thế giới, trước hết là với các quốc gia lân cận.
Đối với các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp và Hoa Kỳ là hai nước đã từng có những quan hệ phức tạp và xung động, chúng ta bình thường hóa không những quan hệ ngoại giao mà cả quan hệ văn hóa và tình cảm. Chúng ta còn rất nhiều để học hỏi nơi họ và cũng có rất nhiều để trông đợi ở một sự hợp tác lưỡng lợi. Chúng ta cũng cần lưu ý đặc biệt đến những quốc gia mà chính sách di dân còn dễ dãi hoặc có triển vọng dễ dãi để phát triển cộng đồng người Việt hải ngoại. Một chính sách đối ngoại hiếu hòa và khiêm tốn, đi song song với sự tận dụng khả năng đóng góp của cộng đồng Việt Nam hải ngoại là căn bản của những cố gắng ngoại giao của chúng ta.
Nhưng gần hơn hết chúng ta phải củng cố và tăng cường chỗ đứng của ta tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương đặc biệt là trong lòng khối ASEAN. Trong lòng khối này chúng ta sẽ góp phần tích cực tăng cường sự liên đới, hạ thấp dần những hàng rào văn hóa và mậu dịch, thúc đẩy sự hình thành thực sự của một vùng trao đổi tự do.
Gần nhất, ta phải thắt chặt quan hệ hợp tác với hai nước bạn láng giềng Lào và Cam-bốt. Chúng ta đã là nạn nhân của một âm mưu chia để trị xuất phát từ thời ngoại thuộc Pháp mà ngày nay ta phải phá vỡ. Biên giới của ta với hai nước này không đổi từ hơn hai thế kỷ nay. Đó là một trong những biên giới ổn vững nhất thế giới, làm chứng cho khả năng sống chung hòa bình giữa Việt Nam, Lào và Cam-bốt. Nhưng chúng ta cũng cần dõng dạc tuyên cáo một chính sách hiếu hòa thực sự và làm nhiều cố gắng ngoại giao để đánh tan những hiểu lầm do một quá khứ còn khá mới để lại. Chúng ta sẽ đề nghị và vận động để ký kết với hai nước láng giềng này một hiệp ước tôn trọng các biên giới hiện có với mọi dễ dãi về giao thông và thương cảng để họ có thể khai thông ra đại dương. Chúng ta sẽ đề nghị với họ cùng hợp tác xây dựng các trục lộ giao thông ra biển, và nếu có thể, tiến tới một thỏa ước tự do đi lại và di trú. Cả Lào và Cam-bốt đều cần đường ra biển qua ngả Việt Nam nên sự hợp tác sẽ là điều tự nhiên nếu họ vững tin rằng Việt Nam tôn trọng bản thể và lãnh thổ của họ. Việt Nam, Lào và Cam-bốt có nhiều triển vọng để hình thành một khối hợp tác gắn bó trong đó cả ba đều có lợi và đều phát huy được thế mạnh kinh tế riêng của mình.
Đối với Trung Quốc chúng ta cần giải quyết trong tinh thần hữu nghị những tranh chấp về lãnh hải và hải đảo để mở đầu một giai đoạn hợp tác. Hai nước có chung một biên giới dài, đã từng chia sẻ một văn hóa và cũng có rất nhiều tương đồng về cấu tạo nhân văn cho nên sự hợp tác là một lẽ tự nhiên. Điều đáng lo ngại hiện nay là Trung Quốc một mặt đang gia tăng sức mạnh quân sự và mặt khác biểu lộ một chính sách bá quyền khu vực. Đối với Trung Quốc, chúng ta cần chứng tỏ một thái độ khiêm tốn, hòa nhã nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền trên lãnh thổ, vùng biển và các hải đảo. Chúng ta hy vọng sự hiện diện quân sự tích cực của Hoa Kỳ trong vùng sẽ là một đảm bảo cho hòa bình và an ninh. Chúng ta có lý do để tin rằng Trung Quốc sẽ chọn lựa đường lối hòa hoãn và hợp tác, nhưng hiện đại hóa khả năng tự vệ của chúng ta cũng là một yếu tố khuyến khích Trung Quốc đi theo đường lối tốt đẹp đó. Trong ngắn hạn, khi vấn đề thống nhất của Trung Quốc chưa giải quyết xong, chúng ta sẽ chú trọng đặc biệt vào sự phát triển các quan hệ ngoại thương phi chính trị với Đài Loan.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo kinh tế châu Á của Nhật và phải đặt quan hệ kinh tế với Nhật lên hàng một quốc sách phát triển. Chúng ta phải tranh thủ vốn đầu tư của các công ty Nhật, đồng thời quân bình đầu tư của Nhật với đầu tư từ các nước khác.
Sau cùng chúng ta cũng cần có một nhận định sáng suốt và thực tiễn đối với các nước thuộc Đông Âu và Liên Xô cũ. Các nước này là những thị trường đầy tiềm năng trong đó chúng ta đã sẵn có nhiều người bạn, nhiều quan hệ và hiểu biết cần được khai thác.
11. Ngăn chặn đà gia tăng dân số
Chúng ta hiện có một dân số gần 80 triệu dân, đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với một diện tích rất hẹp, 330.000 cây số vuông. Đã thế tỷ lệ đất đai thực sự canh tác và sinh sống được của ta lại rất thấp, chỉ ở mức một phần ba. Trong khi đó dân số của ta tiếp tục gia tăng một cách báo động, gần 2% mỗi năm. Mặt khác khả năng kinh tế và điều kiện địa lý của ta không cho phép dự trù những đầu tư lớn vào việc mở rộng vùng đất sinh sống và canh tác. Chặn đứng đà gia tăng dân số vì vậy là một vấn đề sinh tử và cấp bách.
Kinh nghiệm của chính quyền cộng sản cho thấy là một chính sách hạn chế sinh đẻ quả quyết đến độ dã man chỉ làm xuống cấp con người chứ không làm giảm dân số. Vấn đề cần được giải quyết ở tận gốc rễ văn hóa và nhân sinh quan của nó. Trong giáo dục học đường và đại chúng cần phổ biến các kiến thức về ngừa thai và bình thường hóa quan hệ nam nữ, cần tách rời việc lập gia đình và có con cái với việc thỏa mãn nhu cầu sinh lý.
Sinh đẻ nhiều cũng do hai nguyên nhân khác mà ta cần khắc phục, đó là trình độ văn hóa và vai trò xã hội kém của phụ nữ, và sự lo âu của tuổi già. Nâng cao trình độ văn hóa của phụ nữ và hội nhập một cách tích cực phụ nữ vào sinh hoạt kinh tế xã hội là một đầu tư cần thiết để chặn đà gia tăng dân số. Mọi kinh nghiệm trên thế giới đều chứng tỏ rằng càng có trình độ văn hóa cao, càng tham gia tích cực vào sinh hoạt kinh tế, phụ nữ càng có khuynh hướng tự hạn chế sinh đẻ. Kinh nghiệm cũng cho thấy rằng bảo đảm cuộc sống cho người già sẽ hạn chế được một cách đáng kể đà gia tăng dân số vì con đông trước hết là một đảm bảo cho tuổi già ở các nước thiếu an sinh xã hội. Phải săn sóc người già nếu không muốn phải tiếp nhận thêm quá nhiều trẻ thơ mà chúng ta không có khả năng nuôi dưỡng và giáo dục. Chúng ta cần một đạo luật bảo đảm một lợi tức tối thiểu cho những người già cả. Chính sách này sẽ tạo một tâm lý an toàn và chắc chắn sẽ làm giảm ngay mức sinh đẻ, nhất là với niềm tin là lợi tức bảo đảm cho tuổi già sẽ càng ngày càng tăng với phát triển kinh tế.
Sau cùng chúng ta cũng có quyền tin tưởng là đà gia tăng dân số sẽ giảm xuống trong một xã hội văn minh không trọng nam khinh nữ đến độ phải đẻ cho đến khi có con trai, một xã hội có thông tin đầy đủ và có cơ hội thăng tiến cho mọi người. Một khi có đủ lạc quan để lập kế hoạch cho tương lai mình, các cặp vợ chồng sẽ tự nhiên nhận thấy họ phải hạn chế số con cái.
Chúng ta sẽ làm lại đất nước trên những định hướng lớn sau đây :
1. Xây dựng đất nước trên những giá trị thay vì một chủ nghĩa
Một xã hội tiến bộ phải được xây dựng trên nền tảng của những giá trị tiến bộ.
Các nước phương Tây sở dĩ phát triển mạnh mẽ và vượt hơn hẳn phần còn lại của thế giới là vì xã hội của họ đặt nền tảng trên những giá trị cơ bản đúng. Những giá trị đó là hòa bình, tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân quyền, nhà nước pháp trị, đối thoại, hợp tác, lợi nhuận, môi trường và liên đới. Những giá trị này không phải của riêng người phương Tây mà vốn đã hiện diện trong mọi xã hội và trong mọi nền văn minh. Ưu điểm của các nước phương Tây là họ đã biết đề cao và phát huy triệt để một phần lớn trong số các giá trị này để lấy làm nền tảng cho xã hội. Nhờ vậy họ đã có được sức mạnh và sự phồn vinh. Tiếp xúc với các nước phương Tây, các quốc gia đều nhận ra sự thua kém của mình và đều tìm cách thỏa hiệp với nền văn minh phương Tây. Tuy nhiên quán tính tự nhiên đã khiến hầu hết các quốc gia đều có khuynh hướng chỉ chấp nhận một phần những thành tố của xã hội phương Tây để hội nhập nó vào truyền thống của mình, chẳng hạn như học hỏi kỹ thuật phương Tây trong khi vẫn giữ nguyên cơ cấu xã hội cũ. Nhưng một nền văn minh là một tổng thể cấu tạo bởi những giá trị gắn bó với nhau cho nên rất khó lấy một thành tố của một nền văn minh để ghép vào một nền văn minh khác. Không thể chấp nhận kỹ thuật của phương Tây trong khi vẫn từ chối những giá trị cơ bản đã làm nẩy sinh và đã thúc đẩy sự tiến phát của các kỹ thuật đó. Kinh nghiệm của các quốc gia đã chứng tỏ rằng thái độ nửa chừng này chỉ đem lại những thành công giới hạn. Nước Nga mặc dầu đã bắt đầu canh tân từ cuối thế kỷ 17 đã không bắt kịp được Tây Âu và đã khủng hoảng, cuối cùng trở thành một chế độ cộng sản với hậu quả tai hại mà thế giới đã thấy ; nước Nhật đã tích lũy những mâu thuẫn để rồi bị dẫn đến chiến tranh tự hủy. Ngày nay cả Nhật và Nga đều đã nhận ra sai lầm đó. Nhật đã chấp nhận toàn bộ các giá trị của thế giới tiến bộ từ sau Thế Chiến II và Nga cũng đang chuyển hóa mạnh mẽ theo chiều hướng đó.
Chấp nhận một cách thành thực và quả quyết những giá trị chính trị, văn hóa, xã hội của thế giới tiến bộ là điều kiện tiên quyết. Nhật Bản vì chọn lựa như vậy đã trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Các nước châu Á khác từ ba thập niên gần đây đi theo khuôn mẫu Nhật Bản cũng đang trỗi dậy mạnh mẽ. Tuy nhiên, vì vẫn còn nhiều vướng mắc với quá khứ và chưa chọn lựa một cách dứt khoát các giá trị tiến bộ mới, đặc biệt là dân chủ, các nước vừa phát triển tại châu Á đã tích lũy nhiều mâu thuẫn dẫn tới cuộc khủng hoảng trầm trọng trong năm 1997 và đã chỉ bắt đầu phục hồi sau khi đã dân chủ hóa. Chấp nhận toàn bộ các giá trị tiến bộ là chọn lựa chúng ta phải làm và phải làm một cách thật quả quyết. Giữa sự dùng dằng, lưỡng lự của các nước trong vùng, chọn lựa này là một cơ may cho phép chúng ta vươn lên bắt kịp và vượt qua họ.
Trong những giá trị trên đây, giá trị mà ta cần nhất là hòa bình. Truyền thống chống ngoại xâm dần dần đã khiến ta coi bạo lực như là phương cách tự nhiên để giải quyết xung đột. Ta quen tôn vinh những anh hùng có chiến công hiển hách mà coi nhẹ những cố gắng xây dựng âm thầm, nền tảng của mọi tiến bộ. Từ nay chúng ta phải nguyền rủa bạo lực và nâng hòa bình lên làm một giá trị tuyệt đối.
Chúng ta đừng lo sợ chấp nhận những giá trị mới sẽ làm ta mất đi quốc hồn quốc túy. Những giá trị này đã có sẵn trong xã hội ta, chỉ tiếc rằng ta đã không phát huy chúng một cách đầy đủ đến nỗi phải khổ nhục và thua kém như ngày nay. Chấp nhận chúng không phải là tự phủ nhận chúng ta mà chỉ có nghĩa là phát huy cái hay sẵn có trong chúng ta. Vả lại, tiến lên và bắt kịp thế giới là điều kiện để chúng ta có thể tồn tại như một quốc gia và giữ được văn hóa và bản sắc dân tộc.
Trên những giá trị chung các nước phương Tây đã xây dựng nên nhiều nếp sống khác nhau tùy đặc thái riêng của mỗi nước. Xã hội Anh khác với xã hội Pháp, văn hóa Đức khác với văn hóa Ý, nước Mỹ không giống như nước Thụy Điển. Trên căn bản các giá trị mới Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác vẫn giữ được truyền thống của họ. Trên căn bản các giá trị tiến bộ Việt Nam cũng vẫn sẽ là Việt Nam, nhưng là một Việt Nam vinh quang hơn.
Chúng ta cần một cuộc vận động tư tưởng lớn. Giáo dục của ta, luật pháp của ta, các sinh hoạt văn hóa, xã hội, kinh tế của ta đều phải nhấn mạnh và tôn vinh các giá trị tiến bộ. Trường học ngoài sứ mệnh cốt lõi của nó là chuyển giao kiến thức, còn phải là môi trường tập quen tuổi trẻ với tinh thần bao dung, tinh thần trách nhiệm, cách suy nghĩ tự do và khách quan và lòng yêu quí đất nước, đồng bào, nhân loại và thiên nhiên. Một cố gắng đặc biệt cũng sẽ được dành cho thể dục thể thao nhằm phát huy óc khách quan, tinh thần tranh đua trong hòa bình, tinh thần thượng tôn luật pháp. Cuộc vận động tư tưởng này là cố gắng quan trọng nhất trong mọi cố gắng, bởi vì đây chính là cố gắng xây dựng nền tảng của xã hội mới.
2. Lấy tự do làm động lực để phát huy óc sáng tạo và tinh thần cầu tiến
Dân tộc ta có truyền thống giữ nước vẻ vang, nhưng bù lại ta cũng đã mất quá nhiều thời giờ và nghị lực cho cố gắng chống ngoại xâm. Trong những tranh đấu cam go ấy ta luôn luôn phải đề cao kỷ luật và sự nhất trí, luôn luôn phải gác lại những tranh cãi để đương đầu với những vấn đề cấp bách. Lịch sử chật vật ấy một mặt khiến chúng ta có khả năng thích nghi cao với điều kiện sinh sống nhưng mặt khác cũng làm ta dần dần mất đi cái nhìn dài hạn, sáng kiến, óc phát minh và tinh thần mạo hiểm.
Chúng ta có một bờ biển dài và một đại dương hiền hậu, nhưng biển cả hình như không có một tiếng gọi nào với chúng ta cả. Chúng ta đã thiếu hẳn quyết tâm chinh phục và tận dụng đại dương. Chúng ta không có kỹ thuật đóng tàu và đi biển, không có đội thương thuyền, không có những nhà hải hành lớn. Chúng ta chỉ sống với đất như một dân tộc lục địa. Chúng ta đã hài lòng với khuôn mẫu Khổng Mạnh từ đời này qua đời khác mà không hề có ý định thay đổi, mặc dầu khuôn mẫu độc đoán và hà khắc đó sau khi đã cho phép chúng ta đạt những thành tựu lớn lúc ban đầu, đã bắt chúng ta dẫm chân tại chỗ trong nhiều thế kỷ sau đó.
Óc sáng tạo và tinh thần cầu tiến là điều chúng ta phải học và tập quen. Muốn như thế chúng ta phải khuyến khích và tôn vinh tự do suy nghĩ và phát biểu. Chúng ta cần nâng lên hàng một nguyên tắc tuyệt đối là trong nước Việt Nam tương lai sẽ không thể có những vấn đề cấm bàn tới và cũng không thể có những ý kiến cấm nêu ra. Không một người Việt Nam nào có thể bị trừng phạt vì lối sống của mình hay vì những gì mình phát biểu, trừ trường hợp trực tiếp kêu gọi bạo lực.
3. Phát huy lòng yêu nước tự nguyện
Trong gần suốt dòng lịch sử chúng ta sống dưới những chế độ quân chủ tuyệt đối coi đất nước của riêng một dòng vua, khi chúng ta không bị ngoại thuộc. Lòng yêu nước của chúng ta vì vậy không có điều kiện để phát triển. Khi ý niệm quốc gia như là của mọi người và phải được sự đóng góp của mọi người xuất hiện, do hậu quả của một di sản trong đó vua là trời và dân là nô lệ, nó đã mau chóng bị tuyệt đối hóa. Tổ quốc trở thành thiêng liêng, tối thượng, không có trách nhiệm nào và không chấp nhận một đòi hỏi nào. Tổ quốc đó đã được dùng làm chiêu bài cho quá nhiều tội ác. Chiến tranh, tang tóc, thất vọng, sự chịu đựng quá lâu một chế độ độc tài vừa tồi dở vừa bạo ngược, mặc cảm thua kém các dân tộc khác làm cho lòng yêu nước của chúng ta bị tổn hại trầm trọng. Chính vì lòng yêu nước đã bị suy giảm mà trước đây chúng ta đã để cho đảng cộng sản, một đảng mà lý tưởng là phục vụ cho một phong trào quốc tế thay vì đất nước, xuất hiện như một đảng yêu nước, lôi kéo được một số đông đảo đồng bào và khống chế chính trường. Chính vì ý chí và lòng yêu nước đã hao mòn mà ngày nay chúng ta đã không phản ứng đủ quyết liệt trước một chế độ độc tài đảng trị coi đất nước là của riêng mình như các vua chúa ngày xưa, trong khi cả nhân loại đang tiến về dân chủ và chính chúng ta cũng biết đất nước rất cần dân chủ.
Nhưng chúng ta là người Việt Nam, và tương lai của chúng ta gắn liền với tương lai của đất nước Việt Nam. Chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn là xây dựng một tương lai Việt Nam chung. Và để xây dựng tương lai chung đó, lòng yêu nước vẫn là mẫu số chung bắt buộc. Chúng ta cần một sức bật mới của lòng yêu nước. Chúng ta cần phục hồi và phát minh lại lòng yêu nước.
Chúng ta cần xác định lòng yêu nước như một tình cảm tự nguyện của những con người tự do, ràng buộc mật thiết với nhau để xây dựng một tương lai chung cho mình và cho con cháu. Chúng ta cần để cho mỗi người yêu nước theo cách của mình, chúng ta không thể để cho lòng yêu nước bị đồng hóa với sự tán thành một chủ nghĩa. Chúng ta cần hòa giải người Việt Nam với đất nước. Chúng ta cần một tổ quốc hiền hòa, một tổ quốc có trái tim, một tổ quốc đáng yêu, một tổ quốc của nhân quyền và dân quyền, một tổ quốc khuyến khích, một tổ quốc có trách nhiệm và gần gũi với mọi người thay vì quá thiêng liêng đến nỗi trở thành trừu tượng và xa cách.
Muốn như thế chính quyền, người đại diện và hành động nhân danh tổ quốc, phải là một chính quyền khiêm tốn, cần kiệm và tận tụy, quí trọng từng người dân và để cho mỗi người thấy rõ ràng mình được quí trọng. Chính quyền ấy sẽ hóa giải mọi hận thù, sẽ nhân danh sự liên tục quốc gia để xin lỗi, phục hồi danh dự và bồi thường thiệt hại cho mọi nạn nhân của những oan ức. Chính quyền ấy sẽ thường trực cảnh giác để không một thành phần dân tộc nào cảm thấy bị bỏ rơi. Chính quyền ấy sẽ không bắt bất cứ ai phải yêu nước, trái lại sẽ dồn mọi cố gắng tạo điều kiện để mọi người có thể yêu nước.
Cùng với dân chủ tự do, ý kiến và sáng kiến, nhưng trên tất cả, lòng yêu nước sẽ là một vũ khí chủ yếu giúp chúng ta chinh phục tương lai.
4. Tôn trọng và phát huy xã hội dân sự
Mọi quốc gia văn minh đều phải đặt nền tảng trên xã hội dân sự. Xã hội dân sự là toàn thể các giáo hội, hiệp hội, câu lạc bộ, các tổ chức thiện nguyện, các nghiệp đoàn, hợp tác xã, công ty, xí nghiệp. Nói chung, đó là tất cả các kết hợp của người dân, được thành lập để cùng theo đuổi một số mục đích chung và không nhắm tranh giành quyền lực chính trị.
Ý niệm xã hội dân sự đã được xuất hiện cùng một lúc với các xã hội văn minh. Đó là những sợi dây chằng chịt gắn bó những con người với nhau và gắn bó con người với xã hội. Những sợi dây liên lạc đan xen đó tạo ra sự bền chắc của quốc gia. Các kết hợp công dân tạo thành xã hội dân sự cũng là những cái nôi cho ý kiến, sáng kiến và tiến bộ. Một xã hội dân sự mạnh bảo đảm các ý kiến mới được nảy sinh nhanh chóng, các mâu thuẫn được phát hiện và giải quyết kịp thời, xã hội không ngừng tiến hóa trong hòa bình và trật tự.
Trong mô hình xã hội của chúng ta, xã hội dân sự còn được giao phó một vai trò quan trọng là thực hiện liên đới xã hội, giúp đỡ và bênh vực những người yếu kém và thiếu may mắn.
Mọi kết hợp đều tạo ra sức mạnh. Sức mạnh của xã hội dân sự là sức mạnh tổng hợp, nhưng không bao giờ thống nhất, của các kết hợp công dân có khi cùng hướng với nhau, có khi biệt lập với nhau và cũng có khi đối chọi với nhau. Sức mạnh của xã hội dân sự từng lúc và từng cơ hội hòa nhập với nhà nước hay đối lập với nhà nước, nhưng lúc nào cũng ảnh hưởng trên nhà nước và không bao giờ có tham vọng tranh quyền với nhà nước bởi vì nó không có và không thể có tham vọng chính trị.
Xã hội dân sự đảm bảo sự năng động của xã hội và đồng thời cũng bảo đảm tự do, dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn mọi ý đồ độc tài chuyên chính. Mọi chế độ độc tài bạo ngược đều nhắm trước hết tiêu diệt xã hội dân sự. Bản chất của các chế độ độc tài là dựa trên một thiểu số để khống chế một xã hội phân hóa. Các bạo quyền không cần dân chúng tin yêu mình mà chỉ cần người dân đừng gắn bó với nhau để không có sức đề kháng. Không gì thỏa mãn các tập đoàn độc tài hơn là sự thờ ơ và bất lực của quần chúng.
Triết lý của một chế độ dân chủ, trái lại, coi xã hội dân sự là thành tố áp đảo và nền tảng của quốc gia vì thế vai trò của nhà nước là làm cho các kết hợp công dân ngày càng đông đảo, không ngừng tiến lên và mạnh lên để đóng góp tích cực cho sự phồn vinh của xã hội. Nhà nước dân chủ đa nguyên tự coi mình là công cụ của xã hội dân sự với sứ mệnh bảo đảm hoạt động lành mạnh của xã hội dân sự, để xã hội dân sự tạo hạnh phúc cho các công dân. Đó không phải là một sự từ nhiệm mà là một triết lý chính trị mới của một chính quyền đủ tự tin để đặt lòng tin vào các công dân. Trong quan hệ biện chứng với xã hội dân sự, nhà nước dân chủ đa nguyên tự coi mình là người trọng tài, phối hợp và thể hiện những nguyện vọng của xã hội dân sự. Nhà nước phục vụ chứ không khống chế xã hội dân sự.
Sẽ không thể có một cản trở nào cho sự thành lập và phát triển của các kết hợp công dân. Đặc biệt các hiệp hội không có mục đích lợi nhuận sẽ chỉ cần khai báo sự thành lập chứ không cần giấy phép hoạt động. Các hiệp hội có mục đích văn hóa, xã hội còn có quyền đòi hỏi nhà nước giúp đỡ.
5. Xác định Việt Nam là đất nước xây dựng trên các cộng đồng
Đất nước ta tuy có một lịch sử dài nhưng lại là một đất nước mới. Miền Trung mới hội nhập xong từ thếkỷ 17, miền Nam từ thế kỷ 18. Nước ta đã tiếp nhận rất nhiều đóng góp mới về đất đai và chủng tộc. Tuy vậy tổ chức của ta lại không thích nghi với những thay đổi đó và vẫn được quan niệm một cách sai lầm như là đất nước của một cộng đồng duy nhất : cộng đồng người Kinh. Lịch sử của ta là lịch sử của người Kinh. Văn hóa của ta là văn hóa của người Kinh. Các quan niệm về đạo lý, xã hội, luật pháp đều dựa trên người Kinh và nhắm phục vụ cho người Kinh. Có lẽ là quá trình mở nước và giữ nước khó khăn của ta đã không cho ta thời giờ và phương tiện để suy nghĩ một cách nghiêm túc về một chính sách cộng đồng, nhưng phải nói thực là chúng ta rất thiếu sót về điểm này. Trong suốt dòng lịch sử, trừ một vài ngoại lệ ít ỏi, người Kinh hầu như chưa hề nhìn nhận một trách nhiệm nào đối với các sắc tộc ít người mà chỉ áp đặt khuôn mẫu của mình, nếu cần bằng bạo lực. Tình trạng này nếu không được nhận định rõ rệt để kịp thời có chính sách thỏa đáng có thể dẫn tới những hậu quả rất tai hại, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay và sắp tới. Nhiều quốc gia đang và sẽ còn phải khốn đốn vì những cuộc nổi dậy cuồng nhiệt của các sắc tộc ít người vùng lên đòi bản thể. Nếu chúng ta không cảnh giác để cho tình trạng này xảy ra thì hai vùng rộng lớn của đất nước là miền Thượng Du phía Bắc và miền Cao Nguyên Trung Phần có thể trở thành bất ổn và không phát triển được.
Các cộng đồng đều phải được tôn trọng như nhau trong một đất nước Việt Nam được định nghĩa như là đất nước của các cộng đồng. Cộng đồng người Việt gốc Khmer đã sống từ ngàn xưa tại miền Nam, cộng đồng người Việt gốc Hoa đã góp công lớn khai mở ra miền Nam phải được coi là những người Việt Nam trọn vẹn trước luật pháp cũng như trong tình cảm dân tộc.
Quốc gia Việt Nam phải gạt bỏ hẳn ý đồ đồng nhất hóa để mưu tìm đồng tiến trong dị biệt. Chúng ta phải khẳng định rằng đất nước Việt Nam không được định nghĩa bằng một chủng tộc mà bằng sự chấp nhận chia sẻ một tương lai chung.
Ngày nay người Kinh đã chiếm đa số trên khắp lãnh thổ, giải pháp thành lập những vùng tự trị cho các sắc tộc không còn khả thi nữa, nhưng tản quyền sẽ cho phép các sắc tộc có tiếng nói đáng kể trong các chính quyền địa phương. Văn hóa, ngôn ngữ của các sắc tộc ít người phải được coi là thành phần của văn hóa Việt Nam mà nhà nước có nhiệm vụ gìn giữ. Lịch sử Việt Nam cũng phải được xét lại và được coi như lịch sử của các sắc dân đã hợp lại để tạo thành đất nước Việt Nam.
Tinh thần tôn trọng các cộng đồng cũng phải được mở rộng ra tới các cộng đồng tôn giáo, các cộng đồng tư tưởng, các cộng đồng nghề nghiệp và các cộng đồng không thành hình thái do nếp sống khác nhau của từng địa phương mà có. Các cộng đồng này phải được đảm bảo chỗ đứng và tiếng nói trong một định chế quốc gia với nhiều thẩm quyền.
Kể từ ngày 30-4-1975 chúng ta lại có thêm một cộng đồng mới : cộng đồng người Việt hải ngoại. Những người Việt Nam này đã phải bỏ nước ra đi vì không thể chịu đựng những biện pháp hạ nhục, trù dập và phân biệt đối xử. Đất nước Việt Nam phải mở rộng vòng tay và tấm lòng đối với họ. Họ phải được nhìn nhận quyền công dân tức khắc và trọn vẹn, cho họ cũng như cho con cái sinh ra tại nước ngoài.
Sự hình thành của cộng đồng Việt Nam hải ngoại là một yếu tố rất mới và một may mắn lớn cho đất nước. Nhờ cộng đồng này người Việt Nam đã làm quen được với mọi nếp sống và mọi nền văn minh, đã thử nghiệm mọi khuôn mẫu tổ chức xã hội, đã len lỏi vào mọi bộ môn khoa học kỹ thuật. Cộng đồng này, một khi nối lại được quan hệ bình thường với đất nước, sẽ là một bảo đảm rằng Việt Nam sẽ là một nước cởi mở, sẽ rũ bỏ được mọi cố chấp và thành kiến, sẽ vĩnh viễn ra khỏi ngõ cụt cố chấp. Cộng đồng này tuy chưa đông nhưng có tiềm năng đóng góp lớn cho đất nước. Người Việt hải ngoại sẽ là những đầu cầu khoa học, kỹ thuật, văn hóa, thương mại vô cùng quí báu mà nhà nước Việt Nam không có phương tiện để tạo ra. Kinh nghiệm cho thấy rằng các quốc gia phát triển mau chóng trong những năm gần đây đều đã nhờ sự đóng góp của một cộng đồng hải ngoại hùng mạnh. Bất cứ một nhà nước Việt Nam khôn ngoan nào cũng phải khuyến khích liên lạc giữa trong và ngoài nước, nhìn nhận một thực thể Việt Nam Hải Ngoại và tìm mọi sáng kiến để cộng đồng Việt Nam hải ngoại ngày một lớn mạnh.
6. Dứt khoát chọn lựa một nền kinh tế thị trường lấy tư doanh làm nền tảng
Kinh nghiệm thế giới trong nhiều thập niên qua đã chứng tỏ rằng các chính sách kinh tế tập thể, quốc doanh đều dẫn đến thất bại. Kinh nghiệm cũng đã cho thấy rằng thị trường tự do là hướng dẫn chính xác nhất cho sản xuất và là bảo đảm chắc chắn nhất cho một sự phân phối hiệu nghiệm. Chọn lựa kinh tế phải có cho Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, lấy xí nghiệp tư làm nền tảng, lấy óc kinh doanh và sáng kiến làm sức mạnh, lấy tinh thần cầu tiến và làm giàu làm động cơ, lấy lợi nhuận làm phần thưởng và chất kích thích.
Chọn lựa ấy có nghĩa là nhà nước sẽ không làm tất cả những gì mà tư doanh có thể làm được. Vai trò kinh tế chủ yếu của nhà nước là bảo đảm sự ổn vững của đồng tiền, ngăn ngừa những cạnh tranh bất chính và đầu tư vào những ngành nhiều triển vọng mà tư nhân chưa dám hoặc chưa đủ khả năng đầu tư. Nhà nước cũng có chức năng cảnh giác trước những khuynh hướng kinh doanh có hại và khuyến khích những hoạt động kinh tế có lợi, nhưng nhà nước thực hiện chức năng này chủ yếu bằng thông tin và nâng đỡ chứ không phải bằng mệnh lệnh và cấm đoán. Nhà nước sẽ dồn mọi cố gắng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ trật tự an ninh, bảo vệ công lý, bảo vệ môi trường sinh sống, phát huy các mối bang giao quốc tế có lợi, xây dựng và củng cố đồng thuận dân tộc, nghĩa là làm đúng chức năng của một nhà nước.
7. Không ngừng cảnh giác bảo vệ công bằng xã hội
Trong các nhiệm vụ của nhà nước dân chủ đa nguyên, nhiệm vụ trọng yếu nhất là bảo đảm công bằng xã hội. Trong căn bản triết học của nó, chủ nghĩa đa nguyên tôn trọng mọi thành phần trong xã hội, do đó nó không chấp nhận để một thành phần bóc lột và chà đạp một thành phần khác. Chúng ta tôn vinh lợi nhuận như một giá trị và tìm kiếm lợi nhuận chủ yếu là để có phương tiện thực hiện liên đới xã hội. Vả lại, một dân tộc không có liên đới thì không còn là một dân tộc. Chúng ta hiểu công bằng xã hội là liên đới xã hội. Chúng ta không thể bỏ rơi những người yếu kém, sa cơ lỡ bước, như một xã hội văn minh không thể từ khước một cái nạng cho người thương tật. Chúng ta nhìn nhận sự bình đẳng của mỗi con người trong xã hội và chúng ta cần dành những phương tiện để thực hiện sự bình đẳng đó.
Công bằng xã hội là điều kiện cơ bản để giữ gìn sự bền chắc của nền tảng xã hội, bảo đảm sự tham gia tích cực và phấn khởi của mọi người vào tương lai đất nước, tránh những xung đột có thể làm gãy đổ đà tiến của dân tộc về tương lai và đưa đến bạo loạn.
Trong thực tế, phát triển kinh tế thường đẻ ra và làm trầm trọng thêm những chênh lệch trong xã hội. Nhiệm vụ trọng yếu của nhà nước là ngăn chặn và làm giảm thiểu những nguyên nhân căng thẳng mà sự phát triển, vì không thể nào hoàn toàn cân đối, chắc chắn sẽ đem lại.
Công bằng xã hội đòi hỏi một cố gắng không ngừng trong việc tái phân phối lợi tức quốc gia nhằm bênh vực những thành phần yếu kém.
Công bằng xã hội đòi hỏi một hệ thống bảo trợ xã hội đảm bảo những nhu cầu tối thiểu về thực phẩm và sức khỏe cho mọi người.
Công bằng xã hội đòi hỏi một hệ thống giáo dục và đào tạo phổ cập và liên tục đảm bảo những cơ hội thăng tiến đồng đều cho mọi công dân.
Nhìn một cách ngắn hạn công bằng xã hội có thể là một gánh nặng cho quốc gia và một trở ngại cho phát triển kinh tế nhưng, nhìn một cách dài hạn hơn và sáng suốt hơn, nó là một bắt buộc để đà phát triển kinh tế có thể tiếp tục. Công bằng xã hội cũng là điều kiện tối cần thiết để đảm bảo tình tự dân tộc và sự gắn bó của quốc gia.
Công bằng xã hội tuyệt đối là điều không thể có. Điều quan trọng là nhà nước coi công bằng xã hội là ưu tư thường trực. Chính vì công bằng xã hội là vấn đề vừa cần thiết, vừa tế nhị mà chúng ta phải gìn giữ nó thật cẩn trọng, coi nó như một cuộc chiến đấu giữ nước.
Nhà nước dĩ nhiên đảm nhận nhiệm vụ thực hiện công bằng xã hội. Nhưng nhà nước cũng sẽ đặc biệt khuyến khích xã hội dân sự, qua các tổ chức thiện nguyện, góp phần tích cực vào công tác trọng đại đó. Một phần ngân sách xã hội sẽ được sử dụng qua ngả xã hội dân sự. Các tổ chức thiện nguyện sẽ được tài trợ, trong một tỷ lệ do khả năng ngân sách, so với nguồn tài nguyên mà họ đã động viên được từ quần chúng cho các công tác xã hội.
Việc tham gia tích cực của xã hội dân sự vào cố gắng thực hiện công bằng xã hội vừa có tác dụng vận động sự đóng góp của quần chúng vào công tác liên đới xã hội vừa có hiệu lực đặc biệt về mặt tinh thần. Trước một văn phòng cứu trợ xã hội của nhà nước người cần được giúp đỡ có thể chỉ gặp một công chức, nhưng tại một cơ quan thiện nguyện họ gặp một người tình nguyện làm công tác xã hội vì niềm tin, họ gặp một người và một tấm lòng, sợi dây liên đới xã hội và tinh thần phấn đấu vượt qua trở ngại chỉ có thể mạnh thêm.
Chúng ta cần khẳng định rằng công bằng xã hội là nhiệm vụ của nhà nước với sự hợp tác của xã hội dân sự chứ không phải là trách nhiệm của các xí nghiệp. Các xí nghiệp ngoài bổn phận tôn trọng nhân phẩm của công nhân, tôn trọng luật pháp của nhà nước và tôn trọng những hợp đồng đã ký kết với các công nhân, chỉ có chức năng tạo ra lợi nhuận để đóng góp vào sự giàu mạnh của xã hội và để nộp thuế cho nhà nước, để nhà nước có tài nguyên bảo đảm liên đới xã hội. Chúng ta khẳng định rằng công bằng xã hội không thể can thiệp vào hoạt động kinh tế và trở thành một trở ngại cho các xí nghiệp.
8. Tiến tới một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ
Với đất đai canh tác tuy ít nhưng phì nhiêu, Việt Nam có tiềm năng nông nghiệp đáng kể. Nông nghiệp trong ngắn hạn là đòn bẩy cho sự hồi sinh và điểm khởi đầu của phát triển kinh tế. Do đó nông nghiệp là trọng tâm kinh tế tức khắc của chúng ta và cũng sẽ còn là trọng tâm kinh tế của chúng ta trong khoảng một thập niên nữa.
Tuy nhiên trong trung hạn, vì đất đai chật hẹp và dân số đông đảo, Việt Nam không thể là một nước nông nghiệp lớn. Ngược lại vị trí của ta thuận lợi, nhân lực của ta dồi dào và tinh nhuệ. Chức năng tự nhiên của chúng ta là chức năng của một quốc gia công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải. Chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ cho tương lai đó.
Mục tiêu kinh tế của chúng ta trong hai mươi năm tới là chuyển hóa từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp và thương nghiệp. Điều này có nghĩa là mặc dầu năng suất và sản lượng của nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên trọng lượng của nông nghiệp trong tổng sản lượng quốc gia cũng như trong phối trí nhân lực sẽ giảm dần đi. Bước đầu của cố gắng chuyển hóa này là phát triển những ngành công nghiệp gắn bó với nông nghiệp như công nghiệp thực phẩm, chế tạo phân bón, thuốc trừ sâu, nông cơ, v.v. song song với cố gắng tìm thị trường xuất khẩu cho nông phẩm.
Ngoài những cố gắng dồn vào những ngành mà triển vọng đã thấy rõ như ngư nghiệp, du lịch, chúng ta sẽ đặc biệt chú trọng tới hai triển vọng mới là dịch vụ thương cảng và tin học. Cả hai ngành này đều đòi hỏi một chính sách mở cửa trọn vẹn, thẳng thắn ra thế giới bên ngoài.
Do vị trí và bờ biển thuận lợi của ta, Việt Nam có thể có những thương cảng rất lớn. Chúng ta sẽ sẵn sàng ký những hợp đồng xây dựng và khai thác dài hạn một số thương cảng với các tổ hợp nước ngoài. Nhưng điều quan trọng để thu hút những dịch vụ thương mại quốc tế là tình hình trật tự an ninh phải ổn định, thể chế chính trị phải cởi mở và hệ thống viễn thông phải hoàn chỉnh.
Người Việt Nam ta rất có khiếu về ngành tin học. Đây là một ngành đang phát triển và còn cần tới rất nhiều chuyên viên với giá rất cao. Tin học nếu được sử dụng đúng đắn cũng là dụng cụ quản lý khách quan cho phép loại trừ nhiều nguyên nhân đưa tới tham nhũng. Nước ta hiện đang có rất nhiều dự án tin học hóa khu vực công mà các định chế quốc tế sẵn sàng tài trợ. Chúng ta có thể lấy việc thực hiện các dự án này làm bàn đạp để đào tạo một đội ngũ chuyên viên tin học giỏi và cập nhật về kỹ thuật. Triển vọng càng cao vì các tiến bộ về truyền thông ngày càng cho phép thực hiện những hợp đồng tin học trên khắp thế giới mà không cần xuất ngoại.
Nhà nước phải lấy làm mục tiêu nối kết mọi gia đình vào mạng lưới Internet để sử dụng tối đa mạng lưới này như một phương tiện thông tin, học hỏi, trao đổi và mua bán.
Chúng ta sẽ không thiết lập các khu kinh tế với qui chế đặc biệt như kiểu "khu chế xuất" mà sẽ dành mọi khuyến khích và dễ dãi cho các hoạt động kinh tế trên cả nước, với một luật kinh doanh chung cho toàn lãnh thổ.
Đất nước ta may mắn là một quốc gia duyên hải, các vùng đông dân đều không xa bờ biển và cũng không xa các cảng tốt. Dựa vào ưu thế đó chúng ta sẽ thiết lập các trung tâm công nghiệp trải đều trên khắp lãnh thổ. Chính sách này đòi hỏi một đầu tư quan trọng cho hệ thống giao thông và truyền thông nhưng bù lại sẽ tiết kiệm được những tốn kém còn quan trọng hơn về di dân, và đồng thời cũng tránh được nạn nhân mãn tại các thành phố lớn mà các quốc gia đang mở mang đều gặp. Cần nhấn mạnh rằng mọi chính sách tương lai đều tuyệt đối không mang tính cưỡng bách. Tái phối trí dân số và lực lượng lao động là hiện tượng thường trực và tự nhiên trong mọi quốc gia, nhất là tại các quốc gia đang phát triển, nhưng cách hay nhất vẫn là để người dân toàn quyền chọn lựa nghề nghiệp và nơi sinh sống sau khi được thông tin đầy đủ về các cơ hội. Đó là phương thức để trí tuệ cá nhân và sách lược quốc gia bổ túc cho nhau và điều chỉnh lẫn nhau.
9. Theo đuổi một "chủ nghĩa nước nhỏ"
Chúng ta hiện nay là một nước rất thua kém, yêu cầu cấp bách nhất của chúng ta là phát triển, bắt kịp các nước mở mang. Do đó chính sách căn bản của Việt Nam trong giai đoạn này phải là một chủ nghĩa nước nhỏ.
Chủ nghĩa nước nhỏ là gì? Nói một cách giản dị, đó là nhẫn nhục hôm nay để lớn mạnh ngày mai.
Về mặt đối nội, chủ nghĩa nước nhỏ có nghĩa là chúng ta sẽ không chia rẽ và xung khắc với nhau về những chủ thuyết cao siêu, sẽ cùng nhau nhận diện số phận hẩm hiu, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau để cùng dắt tay nhau ra khỏi bế tắc. Nhà nước sẽ từ chối những chi tiêu có tính huênh hoang gây thanh thế, tập trung mọi tài nguyên và sinh lực cho cố gắng ra khỏi tình trạng thua kém. Nhà nước sẽ trân trọng bảo vệ và gìn giữ những thành quả ít ỏi đã đạt được, nhà nước sẽ đặt trọng tâm vào giáo dục và đào tạo, và sẽ đầu tư vào một nền giáo dục thực dụng trước tiên.
Về mặt đối ngoại, chúng ta sẽ không tranh giành một vai trò quốc tế nào, sẽ không có thái độ trong những tranh chấp quốc tế trừ khi để bênh vực lẽ phải, đạo đức và công pháp quốc tế. Chúng ta sẽ cố gắng tạo một hình ảnh hiền hòa, khiêm tốn để được cộng đồng quốc tế chấp nhận như một quốc gia có thể giao thương được, sẽ dứt khoát không can dự vào một xung đột quốc tế nào.
Điều đáng lo ngại hiện nay là chúng ta đang sống trong một khu vực có nhiều khả năng gây ra căng thẳng, thậm chí xung đột. Chúng ta coi sự hiện diện quân sự tích cực của Hoa Kỳ trong vùng là một yếu tố cần thiết để bảo đảm hòa bình và ổn vững, và chúng ta sẽ khuyến khích sự hiện diện đó.
Chúng ta coi hợp tác với Hoa Kỳ và các nước phương Tây là một phúc lợi lớn không những mở ra cho ta những thị trường lớn, đem lại những chuyển giao khoa học kỹ thuật quí báu mà còn giúp ta tiếp thu cách tổ chức, suy nghĩ và làm việc của các xã hội dân chủ tiên tiến. Chúng ta sẽ thành thực và khiêm tốn hợp tác với họ và học hỏi nơi họ.
Với một chính sách đối ngoại khiêm tốn và hòa bình chúng ta sẽ không cần một quân lực đông đảo. Với một chính sách đối nội tôn trọng mọi quyền tự do và dựa trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, chúng ta sẽ không cần một bộ máy cảnh sát công an đồ sộ. Quân đội và cảnh sát vì vậy sẽ được giảm tới mức tối thiểu, nhưng đầy đủ, để làm tròn nhiệm vụ của những công cụ phi chính trị bảo vệ lãnh thổ và giữ gìn trật tự an ninh.
Tinh thần của chủ nghĩa nước nhỏ là nhìn nhận sự thua kém của mình và động viên tất cả tài nguyên và sinh lực để đưa đất nước đi lên. Với dân số đông đảo và những con người cần mẫn, lại được một vị trí thuận lợi, Việt Nam có tiềm năng lớn và có quyền mong muốn một chỗ đứng vẻ vang trên thế giới nếu biết cố gắng và nhẫn nhục trong một vài thập niên.
10. Thực hiện một chính sách đối ngoại hòa bình và hợp tác song song với một chính sách láng giềng tốt
Trong một thế giới đầy tranh đua như hiện nay các mối bang giao tốt là điều không thể thiếu. Chúng ta sẽ không bỏ lỡ một cơ hội nào để thiết lập và tăng cường mọi liên hệ hợp tác với mọi quốc gia trên thế giới, trước hết là với các quốc gia lân cận.
Đối với các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp và Hoa Kỳ là hai nước đã từng có những quan hệ phức tạp và xung động, chúng ta bình thường hóa không những quan hệ ngoại giao mà cả quan hệ văn hóa và tình cảm. Chúng ta còn rất nhiều để học hỏi nơi họ và cũng có rất nhiều để trông đợi ở một sự hợp tác lưỡng lợi. Chúng ta cũng cần lưu ý đặc biệt đến những quốc gia mà chính sách di dân còn dễ dãi hoặc có triển vọng dễ dãi để phát triển cộng đồng người Việt hải ngoại. Một chính sách đối ngoại hiếu hòa và khiêm tốn, đi song song với sự tận dụng khả năng đóng góp của cộng đồng Việt Nam hải ngoại là căn bản của những cố gắng ngoại giao của chúng ta.
Nhưng gần hơn hết chúng ta phải củng cố và tăng cường chỗ đứng của ta tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương đặc biệt là trong lòng khối ASEAN. Trong lòng khối này chúng ta sẽ góp phần tích cực tăng cường sự liên đới, hạ thấp dần những hàng rào văn hóa và mậu dịch, thúc đẩy sự hình thành thực sự của một vùng trao đổi tự do.
Gần nhất, ta phải thắt chặt quan hệ hợp tác với hai nước bạn láng giềng Lào và Cam-bốt. Chúng ta đã là nạn nhân của một âm mưu chia để trị xuất phát từ thời ngoại thuộc Pháp mà ngày nay ta phải phá vỡ. Biên giới của ta với hai nước này không đổi từ hơn hai thế kỷ nay. Đó là một trong những biên giới ổn vững nhất thế giới, làm chứng cho khả năng sống chung hòa bình giữa Việt Nam, Lào và Cam-bốt. Nhưng chúng ta cũng cần dõng dạc tuyên cáo một chính sách hiếu hòa thực sự và làm nhiều cố gắng ngoại giao để đánh tan những hiểu lầm do một quá khứ còn khá mới để lại. Chúng ta sẽ đề nghị và vận động để ký kết với hai nước láng giềng này một hiệp ước tôn trọng các biên giới hiện có với mọi dễ dãi về giao thông và thương cảng để họ có thể khai thông ra đại dương. Chúng ta sẽ đề nghị với họ cùng hợp tác xây dựng các trục lộ giao thông ra biển, và nếu có thể, tiến tới một thỏa ước tự do đi lại và di trú. Cả Lào và Cam-bốt đều cần đường ra biển qua ngả Việt Nam nên sự hợp tác sẽ là điều tự nhiên nếu họ vững tin rằng Việt Nam tôn trọng bản thể và lãnh thổ của họ. Việt Nam, Lào và Cam-bốt có nhiều triển vọng để hình thành một khối hợp tác gắn bó trong đó cả ba đều có lợi và đều phát huy được thế mạnh kinh tế riêng của mình.
Đối với Trung Quốc chúng ta cần giải quyết trong tinh thần hữu nghị những tranh chấp về lãnh hải và hải đảo để mở đầu một giai đoạn hợp tác. Hai nước có chung một biên giới dài, đã từng chia sẻ một văn hóa và cũng có rất nhiều tương đồng về cấu tạo nhân văn cho nên sự hợp tác là một lẽ tự nhiên. Điều đáng lo ngại hiện nay là Trung Quốc một mặt đang gia tăng sức mạnh quân sự và mặt khác biểu lộ một chính sách bá quyền khu vực. Đối với Trung Quốc, chúng ta cần chứng tỏ một thái độ khiêm tốn, hòa nhã nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền trên lãnh thổ, vùng biển và các hải đảo. Chúng ta hy vọng sự hiện diện quân sự tích cực của Hoa Kỳ trong vùng sẽ là một đảm bảo cho hòa bình và an ninh. Chúng ta có lý do để tin rằng Trung Quốc sẽ chọn lựa đường lối hòa hoãn và hợp tác, nhưng hiện đại hóa khả năng tự vệ của chúng ta cũng là một yếu tố khuyến khích Trung Quốc đi theo đường lối tốt đẹp đó. Trong ngắn hạn, khi vấn đề thống nhất của Trung Quốc chưa giải quyết xong, chúng ta sẽ chú trọng đặc biệt vào sự phát triển các quan hệ ngoại thương phi chính trị với Đài Loan.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo kinh tế châu Á của Nhật và phải đặt quan hệ kinh tế với Nhật lên hàng một quốc sách phát triển. Chúng ta phải tranh thủ vốn đầu tư của các công ty Nhật, đồng thời quân bình đầu tư của Nhật với đầu tư từ các nước khác.
Sau cùng chúng ta cũng cần có một nhận định sáng suốt và thực tiễn đối với các nước thuộc Đông Âu và Liên Xô cũ. Các nước này là những thị trường đầy tiềm năng trong đó chúng ta đã sẵn có nhiều người bạn, nhiều quan hệ và hiểu biết cần được khai thác.
11. Ngăn chặn đà gia tăng dân số
Chúng ta hiện có một dân số gần 80 triệu dân, đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với một diện tích rất hẹp, 330.000 cây số vuông. Đã thế tỷ lệ đất đai thực sự canh tác và sinh sống được của ta lại rất thấp, chỉ ở mức một phần ba. Trong khi đó dân số của ta tiếp tục gia tăng một cách báo động, gần 2% mỗi năm. Mặt khác khả năng kinh tế và điều kiện địa lý của ta không cho phép dự trù những đầu tư lớn vào việc mở rộng vùng đất sinh sống và canh tác. Chặn đứng đà gia tăng dân số vì vậy là một vấn đề sinh tử và cấp bách.
Kinh nghiệm của chính quyền cộng sản cho thấy là một chính sách hạn chế sinh đẻ quả quyết đến độ dã man chỉ làm xuống cấp con người chứ không làm giảm dân số. Vấn đề cần được giải quyết ở tận gốc rễ văn hóa và nhân sinh quan của nó. Trong giáo dục học đường và đại chúng cần phổ biến các kiến thức về ngừa thai và bình thường hóa quan hệ nam nữ, cần tách rời việc lập gia đình và có con cái với việc thỏa mãn nhu cầu sinh lý.
Sinh đẻ nhiều cũng do hai nguyên nhân khác mà ta cần khắc phục, đó là trình độ văn hóa và vai trò xã hội kém của phụ nữ, và sự lo âu của tuổi già. Nâng cao trình độ văn hóa của phụ nữ và hội nhập một cách tích cực phụ nữ vào sinh hoạt kinh tế xã hội là một đầu tư cần thiết để chặn đà gia tăng dân số. Mọi kinh nghiệm trên thế giới đều chứng tỏ rằng càng có trình độ văn hóa cao, càng tham gia tích cực vào sinh hoạt kinh tế, phụ nữ càng có khuynh hướng tự hạn chế sinh đẻ. Kinh nghiệm cũng cho thấy rằng bảo đảm cuộc sống cho người già sẽ hạn chế được một cách đáng kể đà gia tăng dân số vì con đông trước hết là một đảm bảo cho tuổi già ở các nước thiếu an sinh xã hội. Phải săn sóc người già nếu không muốn phải tiếp nhận thêm quá nhiều trẻ thơ mà chúng ta không có khả năng nuôi dưỡng và giáo dục. Chúng ta cần một đạo luật bảo đảm một lợi tức tối thiểu cho những người già cả. Chính sách này sẽ tạo một tâm lý an toàn và chắc chắn sẽ làm giảm ngay mức sinh đẻ, nhất là với niềm tin là lợi tức bảo đảm cho tuổi già sẽ càng ngày càng tăng với phát triển kinh tế.
Sau cùng chúng ta cũng có quyền tin tưởng là đà gia tăng dân số sẽ giảm xuống trong một xã hội văn minh không trọng nam khinh nữ đến độ phải đẻ cho đến khi có con trai, một xã hội có thông tin đầy đủ và có cơ hội thăng tiến cho mọi người. Một khi có đủ lạc quan để lập kế hoạch cho tương lai mình, các cặp vợ chồng sẽ tự nhiên nhận thấy họ phải hạn chế số con cái.
Trích Thành Công Thế Kỷ 21 của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
Việt Hoàng trích dẫn
No comments:
Post a Comment