(bản tin
của TL)
09 tháng 3 2014
Hôm 9 Tháng Năm 2013, trên RFA có bài “Xâm
lược không tiếng súng” nói về chuyến công du đầu tiên của Ngoại
Trưởng Trung Quốc Vương Nghị qua Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei, một
lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN, khống chế các nước đang tranh
chấp trong khu vực, trong vấn đề biển Ðông.Thực ra cuộc chiến không tiếng súng hay cuộc xâm lược mềm đã được
nhà cầm quyền Bắc Kinh tiến hành từ nhiều năm nay, ồ ạt, rộng khắp và toàn
diện, với sự tiếp tay của tập đoàn lợi ích mafia Ba Ðình.
Cuối Tháng Giêng 2010, Trung Tướng Ðồng Sĩ Nguyên và
Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong cả nước
“đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) để
trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,353.4 ha, trong đó Hong Kong, Ðài
Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha;
87% ở các tỉnh xung yếu biên giới”.Hai ông đã vạch rõ “Ðây là một
hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia” và “Mất của cải
còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn”.
Trong trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong ngày 1 Tháng
Ba 2010, ông Ðồng Sĩ Nguyên nói:
“Từ báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn, tôi thấy có điều khá nhạy cảm là doanh nghiệp nước ngoài họ lại chọn thuê
ở nhiều địa điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng. Cụ thể, họ thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh
biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê ở các địa điểm gần với đường 7 và 8 sang Lào.
Họ thuê ở Quảng Nam, có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên, qua Campuchia. Như vậy là nắm những con đường trọng yếu của mình. Bây giờ nói như thế nhưng nay mai họ đưa
người đến. Kinh nghiệm cho thấy khi làm các dự án, họ đều đưa người đến thành
các làng mạc, thị trấn”.
Trong giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc cho quân đội làm đường
sắt đã lấn chiếm đất của các tỉnh biên giới phía Bắc, nay một mình một cõi,
ngoại bất nhập, muốn làm gì trong đó, thậm chí có thể xây dựng kho tàng bí mật
giấu vũ khí, cũng không ai biết. Tình
trạng này gọi là nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà.
Ðể thâm nhập vào lĩnh vực kinh tế quốc dân, Trung
Quốc đã dùng chiêu bài “giá rẻ” để đấu thầu và đã chiếm tới 90% các tổng thầu
EPC (Engineering-Procurement of Goods-Construction), bao gồm thiết kế - Cung
cấp thiết bị - Xây dựng, còn gọi là hợp đồng chìa khóa trao tay.
Ðầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong 20 năm qua
chỉ tương đương 1.5% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, nhưng tới hơn 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện
kim, hóa chất... của Việt Nam, đều do Trung Quốc đảm nhiệm với tư cách tổng
thầu EPC.
Bộ Công Thương đã đưa ra con số vào Tháng Bảy 2009
cho thấy, có 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang tham gia làm tổng thầu EPC hoặc
đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. “41
dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan
mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng”, trong số
này có 12 dự án về điện lực, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án
luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công
nghiệp nhẹ và dịch vụ.
Năng lượng điện, một lĩnh vực chủ chốt của đất nước, được cho là
có dự tham gia mạnh mẽ nhất của các nhà thầu Trung Quốc. Tập Ðoàn Ðiện Khí
Thượng Hải và Tập Ðoàn Ðông Phương của Trung Quốc có mặt trong các dự án quan
trọng xây dựng các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Hải Phòng 1,
Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1... Các công ty Trung Quốc khác cũng tham gia dự án nhà
máy nhiệt điện Vũng Áng, Kiên Lương, trị giá tới 2 tỷ đôla, ký kết Tháng Bảy
2010.
Song song với việc thắng thầu, các công ty Trung
Quốc luôn mang vào Việt Nam nguyên vật liệu và trang thiết bị, dẫn đến tình
trạng gia tăng nhập siêu và phụ thuộc phụ tùng thay thế và bảo trì kỹ thuật
trong nhiều thập niên tiếp theo.
Hiệp Hội Cơ Khí đã đánh giá “vô hình trung, chúng ta
đã tạo công ăn việc làm và GDP cho Trung Quốc và làm gia tăng nhập siêu”.
Ðiều đáng chú ý hơn là Việt Nam trở thành bãi rác để công nghệ đổ vào công nghệ
lạc hậu, lỗi thời, nhiều thứ đã đã bị loại bỏ tại Trung Quốc.“Giá
rẻ” nhưng thường xuyên kéo theo thi công bàn giao công trình chậm trễ, phát
sinh chi phí, xảy ra ở hầu hết các dự án.
Trước việc chậm trễ kéo dài của hàng loạt dự án điện
do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, nhiều sự cố xảy ra trong quá trình vận
hành do sử dụng thiết bị và công nghệ Trung Quốc, Hiệp Hội Năng Lượng Việt Nam
(VEA) và Hiệp Hội Công Nghiệp Kỹ Thuật Ðiện Việt Nam đã có văn bản kiến nghị
xem lại chất lượng của các nhà thầu này, theo bài của Tiền Phong 15 Tháng Năm
2011.
Không chỉ các dự án điện, gói thầu EPC thuộc dự án
bauxite Tây Nguyên cũng tương tự. Sau rất nhiều lần “hứa” và “dời”, đến cuối
Tháng Mười Hai 2012 dự án Tân Rai mới cho chạy thử và đang hoàn thiện quá trình
chạy thử để đưa vào sản xuất trong quý 2/2013. Dự
án bauxite được Vinacomin đưa
ra số tiền đầu tư ban đầu là 628 triệu USD, không kể tiền đầu tư đường, cảng
tới hàng ngàn tỷ đồng, nhưng khi bắt tay thực hiện đã điều chỉnh, lên tới 740
triệu USD. Còn theo ban quản lý dự án Tân Rai thì tỉ giá quy đổi là 800 triệu
USD và mới đây, Bộ Công Thương nói là tăng thêm trên 30% so với dự toán ban
đầu, như vậy là trên 900 triệu USD.
Dự án thủy điện
Sông Tranh 2 với gói thầu kỹ
thuật có giá trị 640 tỷ đồng cung cấp thiết bị cơ điện, dịch vụ kỹ thuật, được
ký kết với nhà thầu Ecidi-Alstom Trung Quốc, khởi công từ Tháng Ba 2006, công
suất 190 MW, với tổng mức đầu tư dự tính 4,150 tỉ đồng đã lên tới 5,200 tỷ
đồng, theo kế hoạch, nhà máy này sẽ phát điện vào năm 2010. Nhưng tới ngày 7
Tháng Giêng 2011, EVN mới khánh thành tổ máy số 1. Đáng quan ngại là cùng với các gói tổng thầu EPC, Trung Quốc cho người qua
lao động, đảm trách tất cả mọi việc, ngay cả công nhân vệ sinh các công ty
Trung Quốc cũng mang theo từ nước họ.
Tại vùng quê bình yên phía Nam huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chỉ trong
một thời gian ngắn, người Trung Quốc xuất hiện kéo theo một loạt các thay đổi
làm đảo lộn mọi thứ.
Tại đây liên tục xảy ra các vụ va chạm giữa lao động
Trung Quốc với lao động Việt Nam và người dân địa phương. Cụ thể đầu năm 2013,
từ mâu thuẫn trả tiền công, một lao động Việt Nam đã bị lao động Trung Quốc
đánh bị thương. Ðây chỉ là một trong rất nhiều vụ tương tự.
Ở Hải Phòng dân chúng gọi khu vực tập trung lao động Trung Quốc
ở xã Ngũ Lão là “làng Trung Quốc”. Cách đó không xa, ở huyện Thủy Nguyên còn có
một khu với cả nghìn lao động Trung Quốc không hộ chiếu, visa...
“Mặt khác, những
dự án sử dụng nhà thầu EPC Trung Quốc không tránh khỏi thực trạng hàng nghìn
lao động thủ công Trung Quốc tới làm việc tại công trường gây ảnh hưởng và mất
đi cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề của công nhân Việt Nam”, tờ Dân Trí 24 Tháng Sáu 2009 viết.
Số lượng công nhân Trung Quốc không được kiểm soát
lên tới hàng ngàn, kết bè nhóm, gây lộn, quấy rối người dân xung quanh các công
trường thuộc khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), theo Songmoi.vn ngày 6 Tháng
Năm.
Ðỉnh điểm là ngày 28 Tháng Mười Hai 2008 đã có 200
lao động Trung Quốc cầm hung khí xông vào đập phá một nhà dân tại huyện Tĩnh
Gia, khiến nhiều người bị thương, có người bị gãy cả tay và chân.
Nhà máy cán thép Chen-Lee ở gần sông Cô Giang ở miền Trung bị
chủ Trung Quốc cô lập, cấm dân Việt lai vãng, phế thải đổ xuống sông, gây ô
nhiễm nghiêm trọng.
Tình trạng hàng lậu Trung Quốc, đặc biệt hàng thực
phẩm kém chất lượng hoặc chứa chất độc hại tràn ngập thị trường cũng là một vấn
nạn nhức nhối.
“Thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc đang được bày bán tràn
lan trên cả nước, song các cơ quan chức năng thay vì nỗ lực kiểm soát thì lại
đẩy trách nhiệm cho nhau”, theo Songmoi.vn, ngày 9 Tháng Năm 2013. ây là chính
sách hủy diệt dần nòi giống Việt. Hiện tại
ung thư Việt Nam đứng đầu thế giới, với 75 ngàn người chết mỗi năm và có xu
hướng gia tăng, đa phần vì sử dụng hàng thực phẩm độc hại.
Trong chuyến
thăm Trung Quốc, Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, đã cam
kết với quan thầy Bắc Kinh đàn áp “tập hợp đông người, gây rối trật tự” và
“định hướng dư luận”, nhằm đàn áp thẳng tay những người tham gia biểu tình
chống Trung Quốc xâm lược.
Vì thế, không thể nói rằng, nhà nước không thể kiểm
soát được người Trung Quốc lao động bất hợp pháp. Chính
sách hộ khẩu của Việt Nam hà khắc nhất Ðông Nam Á. Với một đối tượng được cho là có tư tưởng phản
kháng hay chống đối chính sách phò Tàu, mạng lưới an ninh, mật vụ, thậm chí côn
đồ xã hội đen được bảo kê, quan tâm bám sát từng bước đi.
Bắt đầu từ hội nghị Thành Ðô 3-4 Tháng Chín 1990,
...cùng với đồng tiền đã làm lóa mắt ...đưa tổ quốc Việt Nam vào con đường bất
hạnh nhất: Bị Hán hóa mà không thấy lối thoát.
Hoàng Sa và một phần Trường Sa bị xâm lược và ngoài
biển luôn luôn bị gây hấn trắng trợn, đất nước bị xâm thực sâu rộng trên đất
liền, vòng kim cô của Trung Quốc có thể xiết chặt bất cứ lúc nào trong lĩnh vực
kinh tế.
Thu giang sơn về một mối, ÐCSVN đã đưa đất nước vào
một cuộc chơi nguy hiểm, mà phần thất bại cầm chắc cả dân tộc. Một giai đoạn
đau thương và buồn tủi của lịch sử có thể tái lập: “Một ngàn năm đô hô giặc
Tàu.”
(bản
tin của TL)
Được
đăng bởi nguoilotgach vào lúc 17:36
No comments:
Post a Comment