Tạp chí
“Statairik”
Tài liệu tham khảo của THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Posted by News on March 2nd,
2014
Tổng thống Nga, Vladimir Putin,
từ lâu bị ám ảnh bởi ý muốn ngăn chặn phương Tây ở bất kỳ chỗ nào ông có thể và
tái lập xung quanh nước Nga một hệ thống các nước phụ thuộc như đã từng tồn tại
dưới thời Liên Xô. Theo tạp chí “Statairik”, muốn làm được việc
đó, ông cần phải nghiền nát nguyện vọng được tự do của Ukraine
Vladimir Putin là một nhà lãnh
đạo không bao giờ ngần ngại hành hạ chính người dân nước mình nếu cần phải giúp
một chế độ hay một chế độ độc tài nào đó. Ông cũng là người nếu không có Bashar
al-Assad sẽ không bao giờ tồn tại được ở quyền lực. Những gì vừa diễn ra ở
Ukraine cho thấy vẫn là chiến lược cũ được sử dụng: giành chiến thắng bằng bạo
lực và làm cho những người chống đối phải hoảng sợ. Như vậy, ở Ukraine có một
Ukraine trước và một Ukraine sau Sochi.
Trước đó, Nga có thể sợ bị các
nước tẩy chay do áp lực của mình đối với Ukraine buộc ngừng mọi thỏa thuận có ý
nghĩa giữa nước này với Liên minh châu Âu (EU). Quả thực là cả Tổng thống Mỹ,
Barack Obama, lẫn người đồng cấp của ông ở Pháp, Franeois Hollande, đều không
đến Sochi, nhưng trong những ngày trước đó, Putin đã nghi binh bằng cách trả
lại tự do cho đối thủ của ông là tỷ phú Khodorkovski và hai thành viên nhóm Pussy Riot lúc đó
đang bị cầm tù. Tại Ukraine, lúc đó cũng là thời điểm diễn ra cuộc thương lượng
giữa chính phủ và phe chống đối. Tiếp đó là Thế vận hội mùa Đông và truyền
thông quốc tế, do đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền cho thành tích của
vận động viên nước mình, nên dĩ nhiên không có nguy cơ bị tẩy chay nào. Đó cũng
là thời điếm được lựa chọn để tổ chức cuộc tắm máu và cuộc tấn công nhằm vào
phe chống đối Ukraine.
Đối với phương Tây, những gì diễn ra ở Ukraine chủ yếu được xem là cuộc
đấu tranh của phái dân chủ thân phương Tây chống một chính phủ độc đoán theo
đuôi Moskva, song
lập trường chính thức của Nga đối với tình hình ở Ukraine phản ánh một quan
điểm hoàn toàn khác: chính phủ các nước phương Tây tỏ ra quá ngây thơ và hỗ trợ
những kẻ cực đoan bạo lực có khuynh hướng phát xít và cực hữu.
Ngoại trưởng Nga, Sergei
Lavrov, gọi các cuộc biểu tình là “Cách mạng Nâu” và ví nó với làn sóng phát
xít những năm 1930. Truyền thông Nga và những người bạn Ukraine của Kremlin
không ngớt nhắc đi nhắc lại rằng các cuộc biểu tình ở Quảng trường Độc lập đồng
nghĩa với việc chủ nghĩa phát xít trở lại châu Âu và những người biểu tình là
những kẻ phát xít. Dĩ nhiên, điều quan trọng là cần thấy được sức nặng của phái
cực hữu trong chính trị và lịch sử của Ukraine. Sự hiện diện đó hiện nay lại
càng lớn cho dù không bằng phái cực hữu ở Pháp, Áo hay Hà Lan.
Điều lạ lùng trong lời khẳng
định của Moskva là lý tưởng chính trị của những người đưa ra tuyên bố đó. Liên
minh Á-Âu (được Tổng thống Putin dự kiến thành lập) là kẻ thù của EU, không
phải chỉ về quan điểm chiến lược mà cả trong lĩnh vực tư tưởng. Liên minh châu
Âu ra đời từ một bài học được rứt ra từ lịch sử: các cuộc chiến tranh trong thế
kỷ 20 xuất phát từ những ý tưởng sai lầm và nguy hiểm – chủ nghĩa phátxít và
chủ nghĩa Stalin – đáng lẽ phải bị bác bỏ và thậm chí phải bị thay thế bằng một
hệ thống bảo đảm-thị trường tự do, quyền tự do đi lại của con người. Trái lại,
chủ nghĩa Á-Âu được những người ủng hộ xem là đối kháng với dân chủ tự do.
Trên thực tế, tại Syria cũng
như ở Ukraine, phương Tây luôn chậm chân. Cách đây hai năm, phe chống đối
Syria, lúc đó với đại đa số là các lực lượng dân chủ, sắp giành chiến thắng.
Thái độ lưỡng lự của Mỹ – do Washington bị ám ảnh bởi ý định không muốn can
thiệp với lý do tổng thống Mỹ là vẫn sẽ là tổng thống của việc rút quân khỏi
Iraq rồi Afghanistan – tạo khoảng trống cho vũ khí Nga và quân đội Iran cũng
như phong trào Hézbollah ở Liban hoàn toàn tự do và thoải mái củng cố chế độ
của Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi cùng lúc đó, phe chống đối dần dần bị
các nhóm Hồi giáo thánh chiến thâm nhập.
Tại Ukraine, đáng lẽ phải phản
ứng mạnh sau khi Nga có ý định rõ ràng không muốn cho nước này được độc lập.
Phản ứng có thể là tẩy chay Thế vận hội mùa Đông Sochi. Vậy lúc này có thể làm
gì được để giúp Ukraine? vấn đề không phải là chiến đấu để nước này gia nhập EU
và nước này lúc đó cũng không nhất thiết có thiên hướng muốn gia nhập tổ chức
này. Nhưng vấn đề ở đây là không cho Chính phủ Nga xoay xở vì Moskva bị ám ảnh
bởi ý muốn thành lập xung quanh mình một hệ thống các nước phụ thuộc như dưới
thời Liên Xô. Sau Belarus và Ukraine sẽ là Gruzia và rồi nước nào khác nữa? Các
nước vùng Baltic chăng? Chắc chắn là Putin đã nghĩ đến điều đó rồi. Về vấn đề này, phương Tây có thể
làm như đề xuất trong thời gian gần đây của Ba Lan: phải trừng phạt thật mạnh. Điều đáng nói là Ba Lan đã học
được từ lịch sử một sổ bài học đau buồn về mưu đồ của các chế độ độc tài ở Nga.
Nghịch lý ở đây là hiện nay,
Nga đang suy yếu. Nền kinh tế nước này dựa chủ yếu vào khai thác dầu mỏ và khí
đốt. Như vậy, cần phải làm sao để giảm nhu cầu về khí đốt và dầu mỏ của Nga.
Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Nga đã phải hủy bỏ việc huy động vốn trên các thị
trường quốc tế vì tâm lý nghi ngờ đối với đồng rúp và Chính phủ Nga ngày càng
tăng. Thêm vào đó là tình trạng chảy máu vốn ào ạt sang Thụy Sĩ hay các thiên đường
thuế khác. Đồng rúp mất 8% giá trị kể từ đầu năm đến nay so với đồng USD
và euro. Đó chính là điểm yếu nhất của Nga. Phương Tây nếu cần thì có thể nhấn
mạnh vào điểm đó bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính thích hợp.
vấn đề là Mỹ có thái độ như thế nào. Còn phái chủ trương hòa dịu ở Pháp luôn
nhầm. Đại diện của phái này là Dominique de Villepin và Jean-Pierre Raffarin.
Họ luôn nhầm trong những tình huống như vậy, đặc biệt không muốn thấy rằng
Putin không hiểu được cán cân lực lượng và không ngừng tái tạo bầu không khí
Chiến tranh Lạnh để lớn mạnh và hợp thức hóa quyền lực độc đoán của mình.
Tại Iran, Syria và Ukraine, Putin cho mình là đối thủ số
một của phương Tây. Lập trường hòa dịu sẽ không làm thay đổi được lập trường đó
mà trái lại, sẽ giúp Putin có được thêm lý do để thách thức phương Tây và làm
nhục phương Tây bằng mọi cách./.
No comments:
Post a Comment