Hoàng
Phi (VRNs)
Đăng ngày: 28.03.2014
VRNs
(28.03.2014) – Hà Nội -
Hôm qua ngày 27.3, một số hộ giáo dân giáo xứ Cồn Dầu – Đà Nẵng bị lực lượng
nhà quyền quận Cẩm Lệ cưỡng chế phá nhà.
Theo tin được biết, những hộ gia đình này nhận được
giấy cưỡng chế khoảng một tuần trước. Ngày cưỡng chế đầu tiên là ngày 25.3,
nhưng vì gần trùng với ngày kỉ niệm thành lập đoàn nên dời qua ngày 27.3.
Trên facebook “Cồn Dầu Quê Tôi” đưa tin, khoảng 7
giờ sáng, lực lượng công an bao vây chặn hết các lối đi vào khu vực bị cưỡng
chế. Rất đông công an, an ninh, cơ động, cảnh sát giao thông… và đủ các loại
xe, máy múc, máy ủi, xe cứu thương… biển xanh, biển đỏ.
Trước ngày cưỡng chế, vào đêm 26.3 tất cả những hộ
gia đình có trong danh sách cưỡng chế đều bị cắt hết điện nước, cả một vùng tối
đen. Lực lượng công an bắt đầu lượn vào trong làng đi kiểm tra. Khoảng nửa đêm,
họ vào từng nhà đọc lệnh cưỡng chế.
Gia đình bà Ngô Thị Liên, từng là nạn nhân của hai
lần bị cưỡng chế, không còn nhà cửa gia đình phải đi thuê một căn nhà khác sống
tạm bợ qua ngày, nhưng lần này cũng không tránh khỏi. Bà Liên uất nghẹn: “Khổ
thân anh Tâm [người chồng quá cố của bà] sống đã phải lăn lộn giữ nhà, rồi chạy
đôn chạy đáo khi bị cưỡng chế, giờ nằm xuống rồi vẫn còn không được yên nữa.”
Theo như bà Liên nói, nguyên nhân dẫn đến cái chết đột ngột của chồng bà là do
chuyện đất đai nhà cửa, khiến ông phải suy nghĩ quá nhiều rồi bị đột quỵ. Và
đến nay, ngay cả một nơi đặt bàn thờ cho chồng bà cũng không có.
Cách đây hơn một tuần, một số giáo dân giáo xứ Cồn
Dầu đã ra Hà Nội để kêu oan nhưng đến nay vẫn chưa thấy về. Một nguồn tin trên
facebooker Ngủ Chưa Say viết: “Vừa có một bạn trẻ báo tin, tại vườn hoa Mai
Xuân Thưởng, giáo dân Cồn Dầu đang căng băng rôn, lực lượng an ninh đông mà
không có ai ngoài đó giúp họ cả, mong anh chị ra xác nhận tin tức, xem giúp họ
với.”
Một vài giáo dân khác ở lại giáo xứ trông giữ đất
cho biết, bây giờ những người đi ra ngoài Hà Nội chờ Thủ tướng giải quyết, chứ
chính quyền trung ương giải quyết [giải quyết đơn khiếu nại] nhưng chính quyền
Đà Nẵng không chấp nhận.
Cũng xin được nhắc lại, giáo xứ Cồn Dầu là một giáo
xứ thuộc giáo Phận Đà Nẵng, nằm ven bờ sông Cẩm Lệ. Giáo xứ Cồn Dầu có lịch sử
với bề dày hơn 135 năm. Nhưng vào tháng 5.2007, nhà cầm quyền Tp.Đà Nẵng đã
công bố kế hoạch bán 430ha đất tại khu vực phường Hòa Xuân, bao gồm toàn bộ
làng Cồn Dầu (110 ha), cho các nhà đầu tư quốc tế xây dựng một khu biệt thự cao
cấp và khu “Du lịch sinh thái.”
Được biết, việc mua bán giữa nhà cầm quyền Tp Đà
Nẵng và các nhà đầu tư không được người dân đồng ý với lý do, đất của cha ông
họ dày công gầy dựng lên cho đến hôm nay không phải là một điều dễ; giáo dân
muốn được ở gần nhà thờ để dễ dàng tham gia các hoạt động của giáo xứ. Việc đền
bù giải tỏa của chính quyền cho người dân không công bằng dẫn đến nhiều cuộc
xung đột giữa người dân với nhà cầm quyền.
Hiện nay, nhà cầm quyền Tp. Đà Nẵng đã di dời toàn
bộ khu nghĩa trang của giáo xứ lên một nơi gần miền núi, cách xa giáo xứ mấy
chục km. Họ ép hơn một nửa giáo dân trong giáo xứ kí biên bản, nhận tiền và di
chuyển đi nơi khác. Một số hộ còn lại vẫn chống cự và nhất quyết không bỏ đất,
bỏ giáo xứ.
Quá trình cưỡng chế đất của nhà cầm quyền Tp Đà Nẵng
Tháng 5.2007: Nhà cầm quyền Tp. Đà Nẵng đã công bố
một kế hoạch bán 430 héc ta đất tại khu vực phường Hòa Xuân, bao gồm toàn bộ
làng Cồn Dầu (110 ha), để các nhà đầu tư quốc tế xây dựng một khu biệt thự cao
cấp và khu “Du lịch sinh thái.”
Chính phủ tuyên bố sẽ bồi thường đất đai và di dời
tất cả 10.000 người dân ở vùng bị ảnh hưởng đến các khu vực khác chưa được
biết. Không có một người dân nào được phép ở lại trong khu vực bị ảnh hưởng.
Tiền bồi thường cho đất trưng thu ít hơn giá trị thị
trường rất nhiều: 250.000 đồng Việt Nam ($13 đô Mỹ) cho mỗi mét vuông cho đất
có nhà ở, và 50.000 đồng Việt Nam ($2,5 USD) đối với đất ruộng. Mọi người dân
phường Hòa Xuân rất bấn mãn về việc này. Họ cho rằng giá đền bù là quá thấp so
với giá của chính phủ đang nhận được từ các nhà đầu tư (hơn 1 tỉ đô la Mỹ, với
giá $ 230 USD . mét vuông), hoặc giá thị trường hiện hành tại địa phương
(khoảng 2.000.000 đồng Việt Nam hoặc $ 100 USD . mét vuông). Chính phủ đã từ
chối việc gia tăng tiền bồi thường và nói rằng quyền sở hửu đất đai thuộc về
chính phủ và người dân chỉ được phép sử dụng.
Tháng 3.2008: Nhà cầm quyền bắt đầu tổ chức các cuộc
họp với các cư dân Hòa Xuân, bắt đầu với các làng Trung Lương, Cẩm Chánh, Lổ Giáng,
và Tùng Lâm gần Cồn Dầu. Họ giải thích lý do và lợi ích của dự án này và cuối
cùng đã thuyết phục người dân để ký hợp đồng bán đất và di dân đi chỗ khác.
Lúc đầu người dân tạicác làng này kháng cự mãnh liệt
chống lại việc di dời. Tuy nhiên có một số dân làng vốn là viên chức chính
quyền hoặc là đảng viên cộng sản, và nhiều người khác hiện là công nhân viên
nhà nước và . hoặc các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước. Nếu chống lại
việc di dời, sẽ bị mất việc và cũng là biện pháp chế tài để khống chế họ trong
việc ký giấy đồng ý quy hoạch.
Nhưng tại Cồn Dầu thì bà con kháng cự quyết liệt vì
có rất ít ngừoi dân làm việc liên quan tới nhà nước như các thôn làng khác. Đối
với họ, đất đai nầy đã trở nên linh thiêng gắn liền với Đức tin tôn giáo của
họ. Nghĩa trang và tất cả ruộng đất của Cồn Dầu là tài sản của giáo xứ Công
giáo, như đã nói ở trên, khu vực này được định cư và xây dựng bởi các giáo sĩ
Công giáo và giáo đoàn của họ trong thời gian dài trên 135 năm. Nhiều thế hệ
người Công giáo được chôn cất tại nghĩa trang, và nhà nguyện được dùng như là
nơi thờ phượng chính cho khoảng 50 0- 600 giáo dân.
Nhà cầm quyền đã ra lệnh di chuyển nghĩa trang đến
một khu vực miền núi, rất xa nơi có thể ở đựơc. Nhà cầm quyền cũng ra lệnh cho
người dân Cồn Dầu phải chuyển đi ở một nơi khác, cách xa vị trí mới được chỉ
định cho nghĩa trang. Người dân Cồn Dầu đề nghị cho phép họ di chuyển đến ở gần
khu nhà thờ,và đồng ý để đất ruộng vườn chung quanh xây dựng thành khu du lịch,
nhưng nhà cầm quyền đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị đó. Nhà cầm quyền đã nhiều
lần tuyên bố rằng giải pháp duy nhất là “giải tỏa trắng”. Người dân Cồn Dầu từ
chối không ký bất cứ điều gì và do đó sự căng thẳng giữa người dân và nhà cầm
quyền tăng lên. Bí thư đảng Cộng sản thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh, đã rất
giận dữ. Là một thành viên của Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam, ông đã đích
thân tham gia vào dự án này và đã tổ chức 10 cuộc họp với người dân Cồn Dầu để
thuyết phục hoặc đe dọa họ.
Ngày 25.1.2010: Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh dẫn
100 cảnh sát và cán bộ địa phương đến Cồn Dầu và bao vây suốt một tuần lễ trong
nỗ lực ép buộc các giáo dân ký hợp đồng bán đất của họ và di chuyển ra ngoài.
Công an vũ trang và cán bộ địa phương đã đi từ nhà này sang nhà để ép buộc các
gia đình ký giấy kiểm định. Nhiều giáo dân trốn khỏi nhà để tránh phải đối mặt
với áp lực của chính quyền. Một số người phải trốn đi cả tuần lễ. Trong số 400
hộ gia đình ở Cồn Dầu, ông Thanh chỉ có thể thuyết phục và ép buộc được 10 hộ
gia đình ký tên.
Ngày 26.1.2010: Người dân Cồn Dầu đã gởi một kháng
thư cho chính quyền trung ương tại Hà Nội để khiếu nại việc chính quyền thành
phố Đà Nẵng sử dụng các mối đe dọa và bạo lực. Bức thư được ký bởi 400 chủ hộ
gia đình. Họ yêu cầu được tái định cư chung quanh nhà thờ để họ có thể tiếp tục
giữ đạo. Họ cũng khiếu nại về kế hoạch đền bù bất công đối với đất đai của họ.
Là những nông dân, họ không biết làm thế nào để kiếm sống nếu chuyển tới một
khu vực không có công ăn việc làm. Là giáo dân, họ muốn ở được sống gần khu
nghĩa trang, nơi tổ tiên của họ được chôn cất. Nhưng không có một sự phúc đáp
nào từ chính quyền trung ương.
Nhà chức trách bắt đầu để sách nhiễu và đe dọa Hội
đồng Gáo xứ, triệu tập các thành viên đến đồn công an để thẩm vấn mỗi ngày.
Điều này đã gây rối loạn trong sinh hoạt của các thành viên và làm tê liệt sinh
họat của Hội đồng giáo xứ. Chẳng bao lâu hội đồng giáo xứ không còn có thể hoạt
động.
Ngày 4.03.2010: Ông Thanh một lần nữa đã dẫn hàng
trăm công an vũ trang và cán bộ địa phương đến Cồn Dầu buộc các gia đình ký hợp
đồng để ông có thể giao đất cho các nhà đầu tư. Nhưng không có ai ký tên.
Ngày 09.3.2010: Ông Thanh đã gặp Cha Nguyễn Tấn Lục,
linh mục quản xứ, để yêu cầu ngài giảng cho giáo dân phải tuân theo lệnh của
chính quyền. Cha Lục từ chối làm như vậy và nói đây là một vấn đề giữa chính
phủ và nhân dân, không thích hợp cho ngài hoặc giáo hội bảo mọi người bán đất
đai của họ.
Hoàng
Phi
--------------------
CƯỠNG
CHẾ
Cưỡng chế! Cưỡng chế! Lại cưỡng chế!
Nghe như xét đánh vào giữa đêm khuya
Nghe như tiếng bom đạn phá tan cả làng
Nghe như tiếng đê hèn của bọn quan tham.
Cưỡng chế! Cưỡng chế! Lại cưỡng chế!
Đất như muốn nổ tung, trời muốn sập
Hai từ “cưỡng chế” phá nát nhà tôi
Hai từ “cưỡng chế” phá nát làng quê.
Cưỡng chế! Cưỡng chế! Lại cưỡng chế!
Nửa đêm gà gáy đọc lệnh “cưỡng chế”
Tại mắt lờ đờ tai không nghe rõ
Hay tại chúng(1) làm lúc người chìm sâu giấc ngủ.
Cưỡng chế! Cưỡng chế! Lại cưỡng chế!
Tôi nghe đến nổi hết gân cốt
Tôi nghe trong tuyệt vọng bi ai
Tôi nghe lòng oán hận hơn ai.
Hoàng
Phi, Tp Đà Nẵng 27.03.2014
________________________________
1. Chúng ở đây chỉ nhà cầm quyền Q. Cẩm Lệ – Tp Đà
Nẵng.
No comments:
Post a Comment