Posted by Phạm Lê Vương Các on 07:41
Trong
một chiến lược đưa vấn đề nhân quyền Việt Nam ra thế giới, một trang tin bằng
Anh ngữ mang tên Vietnamrightnow ra
đời nhằm cung cấp và phổ biến thông tin về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam
vào đúng dịp Liên Hiệp Quốc kỷ niệm cho ngày của “Quyền được biết” 24/3.
Sự ra đời của trang tin nhân quyền này đúng vào ngày giỗ lần thứ 88 của cụ Phan Châu Trinh - người đã đề xướng tư tưởng nhân quyền và dân quyền đầu tiên tại Việt Nam.
Theo như tuyên bố, Vietnam right now được
thành lập bởi một mạng lưới xuyên quốc gia của các nhà hoạt động và các tổ chức
xã hội dân sự độc lập trong và ngoài nước.
Nói về lý do ra đời, Tiến sĩ Nguyễn Công Huân cho
biết "chúng tôi đã thực hiện rất nhiều bài thuyết trình và báo cáo về
nhân quyền trên các diễn đàn quốc tế, nhưng điều đó là không đủ để cho thế giới
hiểu đầy đủ về những gì đang diễn ra ở đất nước chúng tôi".
Qua đó ông Huân nhận định, Vietnam right now sẽ đóng
một vai trò quan trọng và cần thiết trong thời điểm này để cung cấp tin tức và
tập hợp dữ liệu về tình hình nhân quyền Việt Nam, là một trong các quốc gia có
tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất thế giới.
Cảm hứng
từ Irrawaddy
Qua việc phân tích dữ kiện và ghi nhận lại những gì
đang xảy ra tại Việt nam, sau đó phổ biến bằng tiếng Anh ra thế giới, tiến sỹ
Huân còn cho biết "chúng tôi hy vọng biến dự án này thành một nỗ lực
chung của người Việt trên toàn thế giới nhằm khắc phục tình trạng vi phạm nhân
quyền nghiêm trọng đang diễn ra trong nước."
Có cùng tiếng nói với tiến sỹ Huân, Luật sư Trịnh
Hữu Long cho biết "các nhóm nhân quyền ở các nước Đông Nam Á đều có
trang web tin tức và dữ liệu bằng tiếng Anh".
Lấy dẫn chứng từ trang Irrawaddy của Miến Điện mà luật sư Long đánh giá
là "đã có đóng góp rất nhiều vào quá trình cải cách ở nước này”.
Được biết, Irrawaddy là một trang tin bằng Anh
ngữ được thành lập vào năm 1993 bởi các nhà hoạt động trẻ của Miến Điện.
Những người này buộc phải chạy sang Thái Lan để trốn khỏi cuộc đàn áp của
chế độ quân phiệt ở Miến Điện trong cuộc nổi dậy dân chủ năm 1988. Tại đây, các
nhà hoạt động này đã thành lập Irrawaddy để loan báo với cộng đồng quốc tế về
những tội ác xảy ra tại quê hương của họ.
Với sự năng động và lòng nhiệt huyết của các nhà
hoạt động trẻ, tờ Irrawaddy nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cộng đồng thế
giới tập trung đến Miến điện vào thời điểm mà khu vực Đông Nam Á đang tồn tại
khá nhiều chế độ độc tài toàn trị vi phạm nhân quyền đáng báo động.
Sau gần 20 năm ghi lại tất cả các vụ vi phạm nhân
quyền của chính quyền Miến Điện để loan báo ra thế giới, họ đã góp phần làm nên
lộ trình đi tới dân chủ cho Miến Điện như ngày hôm nay.
Đưa thế
giới đến Việt nam
Sau khi Miến điện cải cách đi đến dân chủ, những nhà
hoạt động ở Việt nam đang có hy vọng thu hút được sự chú ý của thế giới vào
tình hình tại Việt Nam.
Vietnam right
now được mở ra như là “cánh cổng đưa thế giới đến với
Việt nam hiện tại”, bằng cách “cung cấp thông tin khách quan, chính
xác, và kịp thời về tình hình chính trị-xã hội tại Việt Nam”.
Đóng góp vào những tiếng nói đầu tiên cho Vietnam Right Now, một nhà hoạt
động nổi bật là Luật sư Lê Công Định trong một cuộc trả lời phỏng vấn
hiếm hoi kể từ khi ra tù, phát biểu trên web này rằng: “Tại Việt Nam người
giàu có thể mua công lý bằng cách trả tiền hối lộ cho các thẩm phán để có một
kết quả của phiên tòa mà họ muốn thấy.... Phòng xử án bây giờ trở thành một nơi
bán đấu giá, nơi mà bất cứ ai trả giá cao nhất thì sẽ có cơ hội tốt hơn để
giành được chiến thắng pháp lý”.
Một khi hệ thống tư pháp không còn là nơi bảo vệ cho
công lý, mà là nơi bao che và tiếp tay cho các hành vi chà đạp vào phẩm giá con
người, thì tiếng gọi công lý sẽ được chuyển tải tới cộng đồng quốc tế.
Đây là một biểu hiện khách quan khi mà các
tiếng nói đóng góp cho chính quyền không được tôn trọng.
Mở đầu cho chiến lược này là “Tuyênbố xóa bỏ điều luật 258”
được các bạn trẻ trong nước mang đến Văn phòng Cao ủy Nhân quyền , cùng với đó
là các cuộc gặp gỡ tiếp xúc với các cơ quan ngoại giao như EU, Thụy Điển,
Đức... để loan báo thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, qua đó vận động
quốc tế áp lực lên chính quyền để xóa bỏ các điều luật nhằm hạn chế quyền con
người.
Và cũng là lần đầu tiên các hội đoàn xã hội dân
sự từ trong nước sang Gieneva đóng đóp tiếng nói của mình vào quá trình Kiểm
điểm Định kỳ Phổ quát Nhân quyền dành cho chính quyền Việt Nam tại trụ sở của
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Hay mới đây nhất là hai buổi “Cafe nhân quyền” diễn
ra tại Sài Gòn và Hà Nội với sự tham dự của báo chí quốc tế và các cơ quan
ngoại giao là chỉ dấu cho thấy thế giới đang cần thông tin, cũng như sự ủng hộ
nhiệt thành cho các phong trào nhân quyền Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều người đã biết đưa câu chuyện của
mình lên báo chí quốc tế, cũng như sử dụng đến cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp
Quốc để bảo vệ cho các hoạt động nhân quyền của mình.
Từ các hoạt động này cho thấy, các phong trào nhân
quyền đã biết vận dụng tối đa sự ảnh hưởng và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế
trong vấn đề thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam.
Quốc tế đáp
lời
Sau nhiều năm, cộng đồng thế giới bắt đầu tỏ ra hoài
nghi cho tính hiệu quả từ việc “đối thoại nhân quyền” với chính quyền Việt Nam
qua con đường ngoại giao.
Các cam kết cải thiện nhân quyền được nhà cầm quyền
đưa ra không đồng hành cùng các biện pháp tổ chức thực hiện, mà thay vào đó là
sự bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ của người dân.
Từ việc đối thoại, giờ đây thế giới đã có phần mệt
mỏi cho quá trình này và đã bắt đầu tính đến việc “trừng phạt”.
Các "Dự
luật nhân quyền ViệtNam" được đưa ra như là biểu thị thái độ quyết
liệt đối với các hành vi vi phạm nhân quyền có hệ thống, được các dân biểu
từ các quốc gia đệ trình lên Quốc hội nhằm trừng phạt chính quyền Việt Nam.
Trong đó tiêu biểu là Dựluật HR 4254 vừa mới được công bố, với
các biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức chính quyền bao gồm ngăn chặn
tài sản, hạn chế hoặc cấm giao dịch tài chính cá nhân, và nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Dự luật này còn nêu rõ, không chỉ những quan chức có
tên trong danh sách vi phạm nhân quyền bị trừng phạt, mà cả những người thân
trong gia đình của họ có thể không được nhập cảnh hoặc di trú vào Hoa Kỳ, không
được nhận nhập cư hợp pháp trong bất kỳ tình trạng nào, kể cả lý do du học hoặc
đủ điều kiện tài chánh để định cư.
Có thể nhiều quan chức Việt nam cho rằng đây là
những Dự luật “dở hơi” vì một đời họ và người thân của mình không cần đến Mỹ.
Nhưng dù gì thì nó cũng sẽ là một gánh nặng tâm lý và đè bẹp thanh danh
đến muôn đời.
Nếu Liên minh Châu Âu cùng chung tay góp sức như Dự
luật này, thì điều đó đồng nghĩa với việc các quan chức Việt Nam vi phạm nhân
quyền sẽ “kết thúc hy vọng đi tới tương lai”, cũng như cánh cổng bước vào
thế giới văn minh sẽ bị đóng lại đối với họ.
Qua đó minh chứng cho một điều xác thực rằng, tương
lai của cộng đồng nhân loại sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành vi vi phạm nhân
quyền nào mang tính hệ thống từ quan chức chính quyền nhắm vào người dân.
---------------------------------
No comments:
Post a Comment