Wednesday, 5 March 2014

19/3/2014 XỬ BLOGGER - NHÀ VĂN PHẠM VIẾT ĐÀO : LIỆU CÓ ĐƯỢC MỨC ÁN THẤP NHẤT NHƯ TRƯƠNG DUY NHÂT ? (Chép Sử Việt)




Posted by chepsuviet on 05/03/2014

Blogger – Nhà báo Trương Duy Nhất vừa nhận mức án 2 năm, thấp nhất trong khung hình phạt từ 2 đến 7 năm của Điều 258, Bộ luật Hình sự.

Dù sự tệ hại của hệ thống tư pháp nhà nước CSVN có được thể hiện tới đâu qua phiên xử, thì cũng cần bàn tới những khía cạnh khác xung quanh mức án, được cho là nhẹ hơn dư luận hình dung khi TDN mới bị bắt.

Cùng lúc nhận nhiều sức ép không nhỏ, thứ “án bỏ túi” này chắc cũng phải được cân nhắc kỹ. Các sức ép đó là:
- Dư luận phản đối trong, ngoài nước.
- Lại đang lúc cần tranh thủ dư luận sau khi vào Hội đồng nhân quyền và đang đàm phán gia nhập TPP.
- Nội bộ không hẳn thống nhất bắt và bỏ tù TDN. Có thể khi bị bắt, TDN bị cho là người “của” phe nào đó, như Nguyễn Bá Thanh chẳng hạn. Hoặc khi bắt, người ta muốn lần tới thông tin mà TDN có được, hòng giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Nhưng xem ra thông tin họ muốn đã không có, còn vấn đề “phe phái”, thì Nguyễn Bá Thanh hiện đang ở thế thuận lợi, tòa lại diễn ra tại Đà Nẵng, “hậu cứ” của ông ta.
Cho nên, mức án với TDN trong phiên sơ thẩm thậm chí có thể còn mới là sự khởi đầu, để giữ “thể diện” cho nhà cầm quyền, để rồi ở phiên phúc thẩm, nếu những sức ép nói trên vẫn tiếp tục, án sẽ còn nhẹ hơn, “treo” hoặc bằng đúng thời gian giam giữ chẳng hạn.

Với Blogger – Nhà văn Phạm Viết Đào, được biết phiên xử sơ thẩm sẽ được Tòa án Hà Nội mở vào ngày 19/3/2014. Cùng một tội danh, nằm trong Điều 258 như với TDN, nhưng do cơ quan điều tra chưa công bố kết luận điều tra, nên tạm đánh giá trường hợp ông PVĐ có điểm giống và một số thuận lợi, khó khăn khác với TDN như sau:

- Có vẻ như PVĐ cũng bị cho là từng nắm được thông tin hậu trường, liên quan cuộc đấu đá nội bộ. Nếu moi ra được tình tiết này, ông sẽ bị bất lợi.
Tuy nhiên, khả năng này ít, phần vì ở thời điểm này, vấn đề thông tin hậu trường liên quan đấu đá nội bộ không còn nóng bỏng như thời điểm PVĐ và TDN bị bắt nữa.

- Yếu tố Trung Quốc, là điểm khác với TDN. Dư luận cho là PVĐ đã có một số bài viết, thông tin đưa ra “động chạm” mạnh tới TQ quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

- Không phải là người quảng giao, gây chú ý và được trợ giúp nhiều từ người thân, bạn bè như TDN, nhưng PVĐ lại là người ít nhiều có được cảm tình hơn với cơ quan pháp luật khi ông từng là một cán bộ Thanh tra văn hóa, lại thêm ông đang là hội viên Hội Nhà văn VN. Thái độ PVĐ trong quá trình bị bắt, thẩm vấn có thể cũng “ôn hòa” hơn TDN.

- Được xử sau TDN, tức là đã có “tiền lệ”, có nhiều dư luận phản đối; lại xử ở Thủ đô, nơi được quan tâm hơn. 

- Thời điểm bắt ông gần với chuyến thăm TQ của CTN Trương Tấn Sang, nên nó có thể có “ẩn ý” của bên này hoặc bên kia. Sau đó ít ngày, khi ông CTN còn ở TQ, lại có thêm thông tin được tung ra rất có dụng ý, rằng có người trong đoàn gọi điện về là thấy danh sách sẽ bắt thêm 20 blogger nữa.

Còn thời điểm này, giới lãnh đạo HN – những người có ảnh hưởng ít nhiều tới Tòa Hà Nội – lại có vẻ như đang muốn giảm bớt ác cảm, đánh giá xấu về thái độ hèn hạ với TQ. Hai cuộc “tập trung đông người”, tuần hành kỷ niệm những cuộc chiến chống TQ gần đây không bị đàn áp là một tín hiệu cho thấy điều này.

Nếu như không có thêm phát hiện nào mới liên quan “tội trạng” trong quá trình thẩm vấn, thì khả năng PVĐ bị án nặng hơn TDN là khó xảy ra.


No comments:

Post a Comment

View My Stats