Thursday 14 March 2013

VIỆT NAM : TƯỞNG NIỆM BINH SĨ TỬ TRẬN TRONG HẢI CHIẾN GẠC-MA 1988 (tin tổng hợp)




Trng Thành  -  RFI
Thứ năm 14 Tháng Ba 2013

Sáng hôm nay 14/03/2013, ti Hà Ni, đã din ra mt l tưởng nim các binh sĩ b mình trong trn chiến bo v đo Gc Ma (Johnson Reef) Trường Sa trước cuc tn công ca hi quân Trung Quc cách đây đúng 25 năm. K t sau trn chiến 14/03/1988, Trung Quc chiếm bãi đá Gc Ma. L tưởng nim các binh sĩ Vit Nam t trn trong hi chiến Trường Sa 1988, do nhng người tranh đu cho nhân quyn và dân ch t chc, din ra trong bi cnh chính quyn Vit Nam không đưa ra tuyên b chính thc nào trong dp k nim này.

L tưởng nim din ra khong 30 phút. Trong vòng vây kim soát ca hàng chc nhân viên an ninh, nhng người tham gia cuc tưởng nim hô vang các khu hiu : « Hoàng Sa ! Trường Sa ! Vit Nam ! Đ đo Trung Quc xâm lược ! Đ đo bành trướng Bc Kinh ».

T năm 2011, hơn mười cuc biu tình phn đi Trung Quc gây hn ti Bin Đông đã din ra ti Hà Ni và Sài Gòn. Chính quyn khi thì cho phép, khi thì đàn áp.

Năm nay, l tưởng nim 64 thy quân t trn ti Gc Ma đã được mt vài cơ quan chính quyn đa phương Đà Nng ln đu tiên t chc, vi s góp mt ca mt s cu binh đã tng tham gia trn chiến và nhiu thân nhân các t sĩ.

V cuc tưởng nim sáng nay ti Hà Ni, ông Lã Vit Dũng cho biết thêm chi tiết :

Nghe (01:39)  :  Ông Lã Việt Dũng  14/03/2013

Ông Lã Vit Dũng : « Chúng tôi có hn nhau đến tượng đài Lý Thái T đ làm mt l tưởng nim vào 8 gi 30 sáng nay. Chúng tôi chun b hai lng hoa và mt s người mang mt s bông hoa đến cm. Chúng tôi có khong 30 người. Chúng tôi đc mt bài din văn. Chúng tôi cũng thp hương tưởng nim và sau đó đi v.
Đy là sơ lược din biến bui tưởng nim do chúng tôi t chc ti tượng đài Lý Thái T - H Gươm hôm nay.
Người tham gia ch yếu là thành phn nhng người đã tham gia nhng cuc biu tình chng Trung Quc t năm 2011, 2012. Nhng ngày này, có th chúng tôi là nhng người nh nht, và khi có nhng li r nhau trên mng, thì chúng tôi đi.
T trước đến nay, theo chúng tôi được hiu, vi nhng vn đ v tranh chp vi Trung Quc, thì chính quyn Vit Nam thường không mun nhc đến và h thường hn chế vic tưởng nim. Gn đây nht là ngày 17/02/2013, thì mt s bác nhân sĩ, vi chúng tôi, đt vòng hoa tưởng nim đài lit sĩ thì cũng đu b ngăn cn. Th hai là, trước khi đi ngày hôm nay, thì hôm qua, nhiu người trong s anh em chúng tôi, trong đó có c tôi, thì đu có công an đến nhà, và h đu khuyên là không nên đi.
Và khi đến tưởng nim này, thì cũng có mt bu không khí tương đi căng thng. Nhưng khi chúng tôi làm, thì nói chung mi vic din ra rt bình thường, mc dù là các lc lượng công an, an ninh mc thường phc quay phim chp nh rt đông, nhưng gn như h hoàn toàn không có chút can thip nào c. Tuy có v sau này, khong 12 gi chúng tôi có vic quay tr li đó, thì lng hoa vn còn, nhưng hai cái băng rôn, mt là ''Tưởng nh các chiến sĩ đã hy sinh trên đo Gc Ma chng Trung Quc xâm lược'' và cái th hai ''14/03/1988 Nhân dân không th nào quên'', thì đã b g đi. Du sao thì ngày hôm nay cũng th hin thái đ tương đi là mm do ca chính quyn. »


Đêm hôm qua 13/03 ti Hi Phòng, cũng din ra mt hot đng tưởng nim các chiến sĩ Trường Sa. Sau đây là tường thut ca ông Nguyn Tường Thy, mt thành viên ca đoàn tưởng nim.

Nghe (01:06) :  Ông Nguyễn Tường Thụy    14/03/2013


Ông Nguyn Tường Thy : « Chúng tôi đi Hi Phòng ra bin thp hoa đăng gi cho các chiến sĩ đã hy sinh Trường Sa. Chúng tôi th đêm hôm qua, và sau đy đi thăm mt s gia đình lit sĩ và hin nay chúng tôi đang trên đường đi thăm và tng quà gia đình lit sĩ (Gc Ma).
Đoàn chúng tôi có 13 người, sau đó chúng tôi mi thân nhân các gia đình lit sĩ đi, gm 4 thân nhân.
Chúng tôi th hoa đăng vào khong trước 12 gi đêm hôm qua. Chúng tôi làm mt vòng hoa rt là to và 64 ngn nến, trong mi ngn nến, chúng tôi có ghi tên mt lit sĩ. Chúng tôi thp hương, đt hoa, tin vàng và thuê mt chiếc ca nô ra xa b đ th xung bin. Th Bến Nghiêng, thuc th xã Đ Sơn, thành ph Hi Phòng. Trước khi th, chúng tôi cũng làm l rt là chu đáo và long trng.
Chúng tôi tin rng tm lòng ca chúng tôi, đ ghi nh công ơn ca các lit sĩ đã hy sinh anh dũng trong hi chiến Hoàng Sa chng quân Trung Quc xâm lược, là các anh s biết và hiu được tm lòng ca chúng tôi. Vic làm này chúng tôi chun b nhiu ngày, nhưng hết sc thn trng và bí mt, ch khi th hoa đăng xong, chúng tôi mi công khai lên mng internet. »

RFI xin cm ơn ông Lã Vit Dũng và ông Nguyn Tường Thy

Các tin bài liên quan :

----------------------------------

BBC
Cập nhật: 07:57 GMT - thứ năm, 14 tháng 3, 2013

Truyền thông của cả Việt Nam và Trung Quốc đều nhắc tới trận hải chiến Trường Sa 1988, trong đó gần 70 binh sỹ Việt Nam thiệt mạng.
Hầu hết các báo trong nước, ngoại trừ cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN và quân đội, hôm thứ Năm 14/3 đồng loạt có bài nói về trận chiến tại Gạc Ma năm 1988.
Vào buổi sáng, một nhóm nhỏ người dân cũng tới đặt vòng hoa tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, để tưởng nhớ những chiến sỹ đã hy sinh.
Ngày 14/3/1988, hải quân hai bên giao tranh tại đảo này khi Việt Nam tìm cách xây dựng cơ sở trên các đảo chìm Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma.
Tham gia chiến dịch cắm mốc chủ quyền và xây dựng đảo mang tên hiệu CQ-88 có lực lượng công binh của Trung đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) và binh lính Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) trên ba tàu vận tải số hiệu HQ-505, HQ-604 và HQ-605.
Báo Việt Nam cho biết chiến dịch CQ-88 được thực hiện sau khi từ cuối năm 1987 Trung Quốc đưa tàu chiến tới vùng biển Trường Sa nhằm chiếm giữ các đảo trong khu vực.
Tham gia trận chiến về phía Trung Quốc có ba chiến hạm số hiệu 502, 531 và 556, với hỏa lực vượt trội.

Vòng tròn bất tử
Sau nhiều năm không nhắc nhiều tới sự kiện hải chiến Trường Sa, dịp này năm nay các báo đều mô tả tỉ mỉ những gì diễn ra 25 năm trước qua lời kể của các nhân chứng.
Sáng 14/3/1988, tàu Trung Quốc đã thả quân lên đảo Gạc Ma, giao tranh với các chiến sỹ công binh Việt Nam lúc đó đã hình thành một vòng tròn để bảo vệ quốc kỳ.
Trung Quốc bắn súng và nã pháo khiến hầu hết nhóm hải quân Việt Nam trên đảo tử trận. Tàu HQ 604 sau 15 phút hứng chịu hỏa lực thì chìm hẳn cùng với thuyền trưởng và các thủy thủ trên tàu.
Tàu HQ 505, đang giữ bãi Cô Lin, đã bốc cháy khi phải chịu hỏa lực từ ba pháo hạm của Trung Quốc. Tàu HQ 605 cũng thiệt hại nặng và chìm hẳn vào sáng hôm sau.
Sau trận chiến, Trung Quốc chiếm được đảo Gạc Ma. Việt Nam giữ được hai đảo Cô Lin và Len Đao cho đến ngày nay.
Theo tài liệu của Việt Nam, ba thủy thủ Việt Nam hy sinh và 70 người mất tích mà 61 người trong số đó sau này vẫn được xem là đã tử trận.
Chín người bị Trung Quốc bắt làm tù binh và trả tự do ba năm sau đó.
Truyền thông Việt Nam cũng cho hay ở trong nước đã có các hoạt động giao lưu với cựu binh Trường Sa và tưởng nhớ những người đã hy sinh.

'Nắm thời cơ đúng lúc'
Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng nhắc tới dịp kỷ niệm hải chiến Trường Sa.
Mạng Sina có bài tổng hợp ý kiến các chuyên gia quân sự ca ngợi Giải phóng quân Trung Quốc đã biết nắm thời cơ đúng lúc để 'chiến đấu bảo vệ chủ quyền', "đập tan sự ngỗ ngược của Việt Nam".
Một tháng sau trận chiến này, tỉnh Hải Nam được thành lập và nay đã trở thành trung tâm của các hoạt động hải quân ở Biển Đông của Trung Quốc.
Nhạc Cương, một cựu tướng lĩnh Trung Quốc, được dẫn lời nói Trường Sa và Biển Đông vẫn giữ vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc, và nơi đây cần có hiện diện của hàng không mẫu hạm trong tương lai.
Tướng Nhạc Cương cũng cho rằng hải chiến Trường Sa, cũng như các cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc những năm 1979 hay 1981 cho thấy xu thế không can thiệp của các nước lớn khi quyền lợi của họ không bị đụng chạm.
Website tin tức Phật Sơn của Trung Quốc cũng chạy một chùm ảnh mô tả những gì đã xảy ra ngày 14/3/1988 với lời bình ca ngợi trận chiến 'quả cảm' của hải quân Trung Quốc.

-------------------------------------------


VOA
14.03.2013

Các nhóm hoạt động chống Trung Quốc tại Việt Nam ngày 14/3 cử hành các nghi thức tưởng niệm 25 năm trận chiến Gạc Ma chống Trung Quốc xâm lược Trường Sa.

Ngày 14/3/1988, Trung Quốc mở cuộc tấn công vào đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa và 64 binh sĩ Việt Nam đã ngã xuống trong trận giao chiến.

Một nhóm khoảng 20 trí thức và những người từng tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc sáng 14/3 tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ tại Hà Nội để đặt các vòng hoa tưởng nhớ các binh sĩ hải quân Việt Nam bị hải quân Trung Quốc giết chết trong lúc bảo vệ đảo Gạc Ma.
Trước sự hiện diện của hàng chục nhân viên an ninh mặc thường phục và ống kính của một số ký giả nước ngoài, các nhà hoạt động đã hô to những khẩu hiệu “Hoàng Sa-Trừơng Sa của Việt Nam” và “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”.

Chị Bùi Minh Hằng, một người trong đoàn tưởng niệm, cho VOA Việt ngữ biết:
“Từ tối hôm qua, các anh chị em ở Hà Nội cho biết công an đã cử người đến từng nhà, vận động không nên đi. Những người thể hiện quyết tâm đi thì họ năn nỉ rằng: “Nhẹ nhàng thôi, đừng băng rôn khẩu hiệu gì hết, mà chỉ đặt vòng hoa không thôi thì được. Trong quá trình chúng tôi ra đặt vòng hoa và tưởng niệm, họ không có động thái giống như hôm 17/2 là vào cướp vòng hoa hay ngăn trở. Tuy nhiên, họ bố trí rất nhiều công an cùng cảnh sát giao thông và các lực lượng đều được huy động chạy vòng quanh đó có tính chất uy hiếp. Thế nhưng họ không ra tay. Khi đoàn chúng tôi tiến vào, họ chỉa máy quay phim rất đông, khoảng 2-3 máy dành cho một người. Minh Hằng và các bạn rất bình tĩnh vì đây là việc làm tâm linh, uống nước nhớ nguồn. Minh Hằng đã rất xúc động khi đọc diễn văn về sự hy sinh của 64 chiến sĩ. Sau khi mọi người đi khỏi đó, quay trở lại Minh Hằng thấy họ đã tháo bỏ băng rôn trên vòng hoa có dòng chữ ‘Tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược tại đảo Gạc Ma’”.

Chị Hằng cho biết ngoài nhóm của chị còn có một nhóm khác cũng có các hoạt động tưởng niệm tương tự:
“Hôm qua cũng có một nhóm xuống tận Hải Phòng. Họ đi ra biển để thả hoa đăng và kết hợp đi tặng quà các gia đình có liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến giữ đảo. Nhóm đó có đi Hải Phòng và Thái Bình. Còn nhóm của Minh Hằng thì ra tượng đài Lý Thái Tổ. Thông điệp của chúng tôi thứ nhất là tri ân và thứ hai là khẳng định quyền tự do bày tỏ của con người trong xã hội. Mình cần phải bày tỏ những vấn đề đó.”

Video được phổ biến trên các trang mạng công dân cho thấy các bạn trẻ cầm khẩu hiệu và mặc áo in logo chống Trung Quốc xâm lược đọc Tuyên cáo trong đó có lời khẳng định: “Hôm nay đây, chúng tôi những người trẻ đứng trên đất này, hướng về Gạc Ma – Trường Sa bằng cả trái tim mình.”
Truyền thông nhà nước có đưa tin về sự kiện Gạc Ma nhân ngày 14/3 năm nay, nhưng không loan tin về các hoạt động tưởng niệm này.


------------------------------------------

RFA
2013-03-14

Một nhóm khoảng 20 người hôm nay tiến hành một cuộc tập trung tại Hà Nội để tưởng niệm 25 năm trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Trong trận chiến đó 64 binh sĩ hải quân Việt nam bị hải quân Trung Quốc giết chết, những người tập trung đặt hoa tại tượng đài vua Lý Thái Tổ tại trung tâm Hà Nội.

Các vòng hoa mang dòng chữ: “Nhân dân đời đời ghi nhớ”. Họ cũng hô những khẩu hiệu ái quốc và chống Bắc Kinh như, “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt nam”, “Đả đảo bọn xâm lược Trung Quốc”

Đây là cuộc tập trung chống thái độ gây hấn của Trung quốc đầu tiên trong năm nay tại Hà Nội. Năm ngoái cũng có những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bị nhà cầm quyền trấn dẹp.

Bà Bùi Thị Minh Hằng, người từng bị đi tù vì biểu tình chống Trung Quốc nói với AFP rằng: “Hôm nay tôi rất vui mừng, đến đây để tưởng nhớ những người đã hy sinh cho đất nước”.

Nghệ sĩ Violon Tạ Trí Hải nói ông hy vọng việc kỷ niệm sẽ làm khắc ghi truyền thống ngàn năm chống xâm lược, chống Trung Quốc của dân tộc.

-----------------------------------------








No comments:

Post a Comment

View My Stats