Wednesday 13 March 2013

GẠC MA - TRƯỜNG SA, TỔ QUỐC GHI ƠN (Danlambao)




14-3-2013   30 Commentshttp://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Ngày 14 tháng 03 năm 1988, tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam, một trận hải chiến không cân sức đã diễn ra giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chỉ có 9 người lính Việt Nam còn sống sót sau cuộc thảm sát này.

Lời cuối cùng của thiếu úy Trần Văn Phương trước khi ngã xuống: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ Tổ quốc..”

25 năm trôi qua, sự hy sinh anh dũng của những người lính tạo đảo Gạc Ma vẫn còn là một bí mật với nhiều người Việt.

Rất nhiều người không biết đến địa danh Gạc Ma, không nghe đến lịch sử của cuộc hải chiến tay không giữ đảo anh dũng này.

Lịch sử còn nợ những người con yêu của Tổ quốc đã hy sinh tại Gạc Ma một câu trả lời.

Hôm nay đây, chúng tôi những người trẻ đứng trên đất này, hướng về Gạc Ma – Trường Sa bằng cả trái tim mình.

Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ công ơn các anh – 64 liệt sỹ đã ngã xuống vì đất mẹ.

Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam



--------------------------------------

13/03/2013

Ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã sử dụng hỏa lực mạnh (đại bác 150 ly) tấn công Hải quân Việt Nam giết chết 64 lính công binh của ta (chỉ được trang bị vũ khí nhẹ), chiếm một phần rất trọng yếu của quần đảo Trường Sa. Không dừng lại ở đó, những đảo mà Trung Quốc đã chiếm được chúng không ngừng xây dựng thành các cứ điểm quân sự mạnh trên biển, chia cắt chiến lược quần đảo Trường Sa, khiến việc cơ động ứng cứu giữa các đảo do Việt Nam chiếm giữ trở nên rất khó khăn. Về chiến lược lâu dài, TQ đã sử dụng những đảo chiếm được làm bàn đạp tăng cường quân sự trên toàn biển Đông, uy hiếp nghiêm trọng toàn bộ lãnh hải, không phận và bờ biển nước ta từ Móng Cái tới tận Cà Mâu, phục vụ kế hoạch của TQ lấy biển Đông áp chế toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Xung quanh sự kiện 14/3/1988, có nhiều câu chuyện được báo đài nhà nước đưa ra. Nhiều chi tiết, huyền thoại được công bố. Tuy nhiên, người ta thấy có nhiều điểm mâu thuẫn trong các câu chuyện và tình tiết này. Dân thì chỉ “vừa nghe nhạc hiệu, vừa đoán chương trình”.

Sự thật là Trung Quốc đã công khai dã tâm dùng quân sự chiếm toàn bộ biển Đông cùng phần còn lại trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, từng bước biến VN thành 1 tỉnh của TQ. Càng ngày, chủ quyền của Việt Nam càng bị uy hiếp nghiêm trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử vài trăm năm, Việt Nam phải đối đầu với thách thức lớn như vậy từ phía TQ.

Sự thật nữa là tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo (trong đó có lãnh đạo quân đội VN) là rất kém. Sự mơ hồ, nhập nhằng giữa hệ tư tưởng và chủ quyền quốc gia khiến họ mắc sai lầm trong đánh giá chiến lược về nguy cơ từ phía kẻ thù. Do đó, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội là rất thấp trong sự kiện 14/3/1988, không nhìn thấy được mức độ nguy hiểm, manh động và dã tâm lâu dài của TQ. Điều này dẫn tới sự đổ máu không đáng xảy ra cho binh lính ta cũng như dẫn tới việc mất những đảo có vị trí trọng yếu về tay Trung Quốc. Để từ đây, TQ tha hồ tác oai tác quái trên Biển Đông và đe dọa toàn bộ bờ biển Việt Nam. Thế phòng thủ chiến lược quốc gia của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Kết hợp với quân sự, TQ liên tục dùng tư tưởng, ngoại giao, kinh tế dụ dỗ, mua chuộc một cách tinh vi các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, làm mất phương hướng, dẫn đến tê liệt ý chí phòng thủ của Việt Nam. Chúng còn dùng ảnh hưởng trên trường quốc tế để từng bước cô lập ta trên các diễn đàn … Một sự thật nữa là từ chỗ không có chỗ đứng nào ở quần đảo Trường Sa, sau 25 năm, TQ đã có những cứ điểm mạnh về quân sự tại quần đảo này. Cán cân chiến lược tại Trường Sa và Biển Đông đang ngày càng thay đổi theo hướng có lợi cho TQ và bất lợi cho Việt Nam.

Hải quân TQ nổ súng chiếm một phần quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988, sát hại 64 chiến sỹ Việt Nam. Tư liệu của phía TQ: 






No comments:

Post a Comment

View My Stats