Bochen
Han - The
Diplomat
Samsung
(Danlambao) dịch
Trong một sự trùng hợp khó xử, Hoa Thịnh Đốn phải tiếp
đón hai vị nguyên thủ nhà nước đầy quyền lực hồi tuần trước. Trên hành trình viếng
thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của cả hai, từ California tới Iowa, Đức Giáo Hoàng
Francis và Chủ tịch Tập Cận Bình suýt đụng đầu nhau 6 lần.
Như dự trù, Giáo Hoàng Tòa thánh La Mã thu hút sự
quan tâm của giới truyền thông Hoa Kỳ nhiều hơn chủ tịch Trung cộng, với việc đức
Francis rạng rỡ hơn ông Tập trên mọi khía cạnh. Người Trung Quốc không thể phớt
lờ được thực tế này, đến độ một nhà ngoại giao Trung cộng phải xác nhận thẳng
thừng rằng "Đức Giáo Hoàng được đón tiếp không khác gì một minh tinh nhạc
rock". Các cư dân mạng người Hoa càu nhàu rằng sự chú mục vào đức Giáo
Hoàng làm tổn hại đến cuộc công du Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình.
Trong bối cảnh này, chúng ta không lấy làm ngạc
nhiên là tại sao phái đoàn Trung cộng phải thực hiện mọi bước khả dĩ nhằm giữ
khoảng cách với Giáo Hoàng. Ông Tập Cận Bình phải nấn ná lại Seattle nhằm bảo đảm
rằng Đức Giáo Hoàng đã rời khỏi thủ đô Hoa Thịnh Đốn trước khi chính ông ấy hạ
cánh xuống nơi đó và giới truyền thông nhà nước Trung cộng đã đi tin dày đặc
trên hầu hết hết các trang báo về chuyến Mỹ du của ông Tập Cận Bình mà không hề
liếc mắt đến đức Giáo Hoàng.
Một thực tế khác làm tăng thêm sự lúng túng cho phái
đoàn của ông Tập Cận Bình là mối quan hệ căng thẳng giữa nước Cộng hòa Nhân dân
Trung hoa và Tòa thánh Vatican kể từ khi đảng cộng sản lên nắm quyền ở Trung
hoa lục địa. Trung cộng không hề bang giao chính thức với Giáo hội La Mã kể từ
năm 1949. Kể từ đó tới nay, nhiều phái đoàn truyền đạo Công giáo bị trục xuất
khỏi Hoa lục và tín lý Công giáo bị phỉ báng là một sản phẩm của chủ nghĩa đế
quốc Tây phương.
Mặc dù đảng Cộng sản Trung Quốc để cho Giáo hội Công
giáo La Mã hiện hữu tại Hoa lục nhưng lại dưới một hình thức không toàn vẹn. Thật
vậy, một giáo hội "chính thức" chỉ có thể thông công với đảng Cộng sản,
và một giáo hội tông truyền nhưng phải hoạt động ngấm ngầm đã đối đầu với các sự
đàn áp của nhà nước. Giáo hội nhà nước, với danh xưng là Hiệp hội Công giáo Người
Hoa Ái quốc (Chinese Catholic Patriotic Association - CCPA), đã liên tục mâu
thuẫn với Tòa thánh Vatican. Nhiều giám mục bị tuyệt thông sau khi được bổ nhiệm
mà không có sự phê chuẩn của Giáo hội La Mã.
Cùng với một số ít các quốc gia công nhận sự chính
danh của nước Cộng hòa Đài Loan, Tòa thánh Vatican bị Trung cộng bác bỏ. Tầm cỡ
và vị trí địa lý của giáo quốc La Mã hầu như chẳng có gì để mời mọc cường quốc
kinh tế hạng nhì trên thế giới. Theo ước tính, cộng đồng Công giáo người Hoa chỉ
có khoảng 12 triệu tín đồ, một con số khá đông nếu so với người Ky Tô hữu ở nhiều
quốc gia khác trên thế giới nhưng lại chẳng thấm tháp gì nếu so với một dân số
khổng lồ của Trung quốc.
Tuy nhiên, mối bang giao của Trung cộng với Tòa
thánh Vatican đã phát lộ vài dấu hiệu nồng ấm, đáng lưu ý nhất là sau khi đức
Giáo hoàng Francis và ông Tập Cận Bình thư qua, tin lại với nhau sau sự thăng
tiến quyền lực hầu như là đồng lượt hồi tháng Ba năm 2013. Trong một thông cáo
chính thức do giới truyền thông nhà nước đăng tải, Trung cộng bày tỏ niềm hy vọng
rằng "Tòa thánh Vatican sẽ thực hiện các nỗ lực chung để tạo ra các điều
kiện cải thiện mối bang giao song phương dưới sự lãnh đạo của tân giáo
hoàng". Một dấu hiệu thiện chí khả dĩ khác là nhà cầm quyền Trung cộng đã
cho phép đức giáo hoàng xử dụng không phận khi ngài bay ngang qua Trung quốc đến
Đại Hàn hồi năm ngoái.
Đức Giáo hoàng đã liên tục bày tỏ nỗi khát khao được
tới thăm Trung Quốc, chỉ mới cách đây mấy ngày đức Francis phát biểu rằng ngài
"yêu thương nhân dân Trung Hoa". Nhưng ngài vẫn chưa nhận được phúc
đáp của nhà cầm quyền Trung cộng. Với việc đức Giáo hoàng đang chuyển tiếp từ một
tiếng nói tâm linh, đạo đức thuần túy sang một tiếng nói cộng hưởng với chính
trị toàn cầu, Trung cộng có lẽ muốn cân nhắc lại thái độ của mình. Tuy nhiên,
giả như một cuộc công du chính thức của đức Giáo hoàng diễn ra, thì Trung cộng
buộc phải đương đầu với các tôn giáo khác trong nước và nghiêm chỉnh đánh giá lại
lập trường với giáo lý Công giáo tại Trung quốc.
Trong khi đó, đức giáo hoàng Công giáo ít được những
thường dân Trung quốc quan tâm tới. Đức Giáo hoàng hiếm khi được bàn đến bên
ngoài cộng đồng Công giáo, và thậm chí nếu có là chỉ khi nào xảy ra một sự công
kích hình tượng quốc gia dân tộc Trung hoa.
Định mệnh dường như có những sự liên kết ngấm ngầm.
Cả hai Tập Cận Bình và Đức Thánh Cha Francis đều đắc cử trong tháng Ba năm 2013
và đều công du Hoa Kỳ lần đầu tiên trong cùng một tuần. Nhưng con đường vẫn còn
rất dài để mối bang giao Trung cộng và Tòa thánh Vatican tiến triển nhanh đến mức
chúng ta có thể nhìn thấy đức Giáo hoàng đặt chân xuống Bắc Kinh trong nay
mai.
Nguồn:
China and the Pope: It's Complicated
By Bochen Han
October
01, 2015
02/10/2015
danlambaovn.blogspot.com
(*) Tựa đề do dịch giả đặt
(*) Tựa đề do dịch giả đặt
No comments:
Post a Comment