Trần Tiến Dũng/Người Việt
Friday, October 9, 2015 11:00:01 PM
SÀI
GÒN (NV) - Bầu trời Sài Gòn u ám mây mưa cuối mùa. Sáng Thứ Bảy
10/10/2015, tang lễ nhà văn Nhật Tuấn đã đón người đến viếng, dù thời gian quàn
chỉ từ 7 giờ đến 10 giờ, một khoảng thời gian rất ngắn ngủi so với cuộc đời
sáng tác và dấu ấn các tác phẩm ông để lại.
Tang lễ nhà văn Nhật Tuấn diễn ra từ 7 giờ sáng đến
10 giờ sáng. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Gia đình, thân nhân nhà văn Nhật Tuấn từ Hà Nội vào
đứng chủ tang, các văn hữu trong ban tang lễ và bạn văn thân thiết đã đến thật
sớm để thắp cho hương linh ông nén nhang, không khí nhà tang lễ yên vắng như một
phòng đọc sách.
Hôm nhận được tin ông qua đời, nói chuyện qua điện thoại nhà thơ Phan Đan, cùng thế hệ nhà văn Hà Nội vào Sài Gòn với ông đã thảng thốt nói. “Tuấn trông khỏe lắm cơ mà!”. Nhà văn Nguyễn Viện, nhà thơ Vũ Trọng Quang cũng chia sẻ qua điện thoại về cảnh sống và viết cuối đời trong khoảng không gian tách biệt ở Tân Uyên-Bình Dương của ông.
Nhưng với người cầm bút, ranh giới địa lý, thời đại, chế độ... chỉ có tính ước lệ. Khi các thân hữu văn nghệ, báo chí từ cộng đồng người Việt hải ngoại gọi điện về hỏi thăm chia buồn và cầu nguyện cho hương linh ông, điều này, một lần nữa sáng rõ với nhà văn là không hề có chuyện tiễn đưa lần cuối, bởi vì vẫn còn vẹn nguyên đó không gian tác phẩm nhà văn Nhật Tuấn để lại. Cuộc sống sáng tạo và ý thức của người trí thức Việt Nam là tất cả.
Hôm nhận được tin ông qua đời, nói chuyện qua điện thoại nhà thơ Phan Đan, cùng thế hệ nhà văn Hà Nội vào Sài Gòn với ông đã thảng thốt nói. “Tuấn trông khỏe lắm cơ mà!”. Nhà văn Nguyễn Viện, nhà thơ Vũ Trọng Quang cũng chia sẻ qua điện thoại về cảnh sống và viết cuối đời trong khoảng không gian tách biệt ở Tân Uyên-Bình Dương của ông.
Nhưng với người cầm bút, ranh giới địa lý, thời đại, chế độ... chỉ có tính ước lệ. Khi các thân hữu văn nghệ, báo chí từ cộng đồng người Việt hải ngoại gọi điện về hỏi thăm chia buồn và cầu nguyện cho hương linh ông, điều này, một lần nữa sáng rõ với nhà văn là không hề có chuyện tiễn đưa lần cuối, bởi vì vẫn còn vẹn nguyên đó không gian tác phẩm nhà văn Nhật Tuấn để lại. Cuộc sống sáng tạo và ý thức của người trí thức Việt Nam là tất cả.
Gia đình nhà văn Nhật Tuấn trong tang lễ. (Hình: Trần
Tiến Dũng/Người Việt)
Nhà văn Nhật Tuấn tên thật là Bùi Nhật Tuấn, sinh
năm 1942 ở Hà Nội.
Chúng tôi đôi ba lần gặp nhà văn Nhật Tuấn trong đời, đây đó viết chung những trang báo. Các văn hữu hay độc giả thân thiết của ông hôm nay và ngày mai sẽ hẹn nhau gặp lại ông trong tác phẩm Bận rộn (1985), Mô hình và thực thể (1986), Tín hiệu một con người (1986), Biển và bờ (1987), Lửa lạnh (1988), Niềm vui trần thế (1989), Nỗi buồn cho em (1989), Đi về nơi hoang dã (1990), Những mảnh tình đã vỡ (1991)…
Cùng với sự nghiệp văn học, nhà văn Nhật Tuấn còn là một nhà báo uy tín, trong nhiều thập niên ông là cộng tác viên chính của đài Little Saigon Radio, Tuần báo Việt Tide, Hồn Việt TV và VietsTream, ông thể hiện mình là nhà báo sắc sảo, nhạy bén với mọi sự kiện chính trị và xã hội trong nước.
Chúng tôi đôi ba lần gặp nhà văn Nhật Tuấn trong đời, đây đó viết chung những trang báo. Các văn hữu hay độc giả thân thiết của ông hôm nay và ngày mai sẽ hẹn nhau gặp lại ông trong tác phẩm Bận rộn (1985), Mô hình và thực thể (1986), Tín hiệu một con người (1986), Biển và bờ (1987), Lửa lạnh (1988), Niềm vui trần thế (1989), Nỗi buồn cho em (1989), Đi về nơi hoang dã (1990), Những mảnh tình đã vỡ (1991)…
Cùng với sự nghiệp văn học, nhà văn Nhật Tuấn còn là một nhà báo uy tín, trong nhiều thập niên ông là cộng tác viên chính của đài Little Saigon Radio, Tuần báo Việt Tide, Hồn Việt TV và VietsTream, ông thể hiện mình là nhà báo sắc sảo, nhạy bén với mọi sự kiện chính trị và xã hội trong nước.
Thân nhân nhà văn Nhật Tuấn. (Hình: Trần Tiến
Dũng/Người Việt)
Sau lúc cầu nguyện cho hương linh nhà văn Nhật Tuấn,
chúng tôi được gia đình hướng dẫn đến bên áo quan để chia tay ông. Chân dung
thanh thản của ông không khác như lúc ông vừa viết xong một tác phẩm bên bàn viết.
Với một nhà văn mà ý thức chọn tự do sáng tạo là mục đích sống và viết thì cuộc đời và sự nghiệp dù ngắn hay dài cũng thuộc về ánh sáng của người chân chính.
Với một nhà văn mà ý thức chọn tự do sáng tạo là mục đích sống và viết thì cuộc đời và sự nghiệp dù ngắn hay dài cũng thuộc về ánh sáng của người chân chính.
Bài
liên quan
.
XEM
THÊM :
Văn
Việt : Nhà văn Tô Hoàng gửi cho Văn Việt bài điếu văn của Hội Nhà văn Việt
Nam do nhà văn Nguyễn Trí Huân thay mặt Hội đọc trong lễ truy điệu nhà văn Nhật
Tuấn sáng 10/10 tại nhà tang lễ thành phố Hồ Chí Minh. Văn Việt xin cảm ơn nhà
văn Tô Hoàng và trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
No comments:
Post a Comment