Thursday, 1 October 2015

Những bóng mờ sau Chiến tranh Việt Nam (DCVOnline | Phỏng vấn)






DCVOnline | Phỏng vấn
Posted on September 30, 2015 by Editor — 0 Comments

“Tôi đã giúp sinh viên của tôi học tiếng Anh, tôi đã giúp cho người tị nạn chiến tranh và những người tàn tật và trẻ mồ côi. Nhưng nhìn chung, tôi e rằng tôi đã nhận được nhiều hơn tôi đóng góp, và tôi vẫn cảm nhận sâu xa món nợ của tôi với người dân Việt Nam.” – Hope Benne.

*
DCVOnline | 2015 dánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam chấm dứt. 2015 cũng đánh dấu 50 năm lần đầu tiên Mỹ đưa quân tác chiến vào Việt Nam: 3500 lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đổ bộ ở bờ biển Mỹ Khê, Đà Nẵng ngày 8 tháng 3, 1965.

Trong khung cảnh đó, từ đầu năm nay, không ngày nào báo giới Hoa Kỳ không có tin tức về sinh hoạt kỷ niệm chiến tranh, về cựu chiến binh Hoa Kỳ, và còn có cả một trang mạng “Kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam”.

Một số sách có cách nhìn khác về cuộc chiến đã phát hành trong những năm gần đây. Ví dụ, “Ride the Thunder” (2009) của Ritchard Botkin đã làm thành phim cùng tên (2015), “Uphill Battle” (2014) của Frank Scotton. Cả hai cuốn vừa kể đều được một số người Việt dịch sang tiếng Việt [Lý Văn Quý, Nguyễn Hiền, Nguyễn Hoàng Diệu, và Trịnh Bình An, “Cưỡi Ngọn Sấm” Tập I (2015); Phan Lê Dũng, “Cuộc chiến Leo dốc” (2015)].

Về nghiên cứu lịch sử, gần đây có hai tác phẩm đáng để ý là “Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Vietnam” (2012) của tác giả Lien-Hang T. Nguyen, và “Hanoi’s Road to the Vietnam War, 1954-1965” (2013) của Pierre Asselin. Cả hai đã đưa ra những nhận định khác về cuộc chiến không chỉ dùng tài liệu của Hoa Kỳ mà còn dựa trên nhiều nguồn tài liệu của những quốc gia khác.

Tuy thế, một sinh hoạt không bom đạn của Chiến tranh Việt Nam có lẽ đã bị bỏ quên hay được coi là không quan trọng. Đó là những đóng góp của những thanh niên nam nữ làm việc tình nguyện ở Việt Nam. Họ có thể là nhân viên của Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ, y sĩ tình nguyện của Hội Y sĩ Mỹ (AMA), tình nguyện viên của tổ chức CARE hay của International Volunteer Services (IVS, Đoàn Thanh niên Chí Nguyện Quốc tế), v.v.

Hôm nay DCVOnline xin giới thiệu đến bạn đọc một khoảng rất nhỏ trong mảng thực tế bị bỏ quên đó của Chiến tranh Việt Nam. Dưới đây là bài phỏng vấn với bà Hope Benne, một phụ nữ tình nguyện làm việc ở Việt Nam trong tổ chức IVS từ 1966-1970.

bà Hope Benne

International Voluntary Services được các giáo hội Mennonite, Brethren, Quaker thành lập vào năm 1953 và hiến chương IVS ghi rằng tổ chức này được thành lập

“để sử dụng đóng góp của các tình nguyện viên một cách có tổ chức để chống nghèo đói, bệnh tật và mù chữ ở các khu vực kém phát triển trên thế giới và do đó mang lại hòa bình, hạnh phúc và thịnh vượng cho người dân.”

IVS có mặt tại Việt Nam từ năm 1957 đến năm 1975 cùng thời điểm chấm dứt hoạt động của tổ chức này tại các nước vùng “Đông Dương”. IVS hoàn toàn giải thể vào năm 2002. Peace Corps có thể xem là một tổ chức hậu thân của IVS.

Bà Hope Benne hiện là giáo sư dậy Sử Thế giới và Nghiên cứu Hoà bình tại Salem State University và là Viện trưởng của Peace Institute tại đây.

Cô Hope Benne, giáo sư Anh ngữ, và sinh viên  trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn (Circa 1967). Nguồn: H.B.

Today DCVOnline would like to present to our readership a very small part of the neglected segment of the Vietnam War. Below is the interview with Ms. Hope Benne, a volunteer who worked in Vietnam with the International Volunteer Services, IVS, from 1966-1970. Ms. Benne is currently teaching world history, peace studies and also the Chair of Peace Institute at Salem State University.


1. DCVOnline: Xin bà vui lòng cho độc giả DCVOnline biết bà là ai và tại sao bà đã chọn đến Việt Nam làm việc khi chiến tranh đang xảy ra. Giá trị gia đình và ảnh hưởng của sự giáo dục tôn giáo của bà đã ảnh hưởng đến quyết định này như thế nào?
Hope Benne: Gia đình tôi sống một cuộc sống du mục (gypsy), di chuyển từ nơi này đến nơi khác, vì cha tôi là một sĩ quan quân đội. Vì cứ phải di chuyển như thế, chúng tôi dễ dàng thích ứng và rất cởi mở. Tôi là con cả trong 7 chị em, vì thế tôi đã lớn lên với một vị trí danh dự, mà tôi học được từ các gia đình người Việt Nam, là “Chị Hai”. Chúng tôi là tín hữu Công giáo, vì vậy tôi đã được giáo dục với ý thức đạo đức rõ rệt. Ở đại học, khi đọc về những bất công của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, tôi thề sẽ làm những gì có thể để giải quyết vấn đề khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trên thế giới. Sau khi học chuyên ngành lịch sử Châu Á, tôi muốn đi đến châu Á. Tìm được International Voluntary Services (IVS), một tổ chức phi chính phủ (NGO) có tình nguyện viên làm việc trong khu vực Đông Nam Á, và tôi quyết định tham gia. Khi đến Việt Nam vào năm 1966, tôi đã không nhận thức đầy đủ hết được tầm cỡ của cuộc chiến tranh Việt-Mỹ.

2. DCVOnline: Thưa bà, có nhiều tình nguyện viên phụ nữ tại Việt Nam không? Thường thì họ làm những loại công tác/dịch vụ nào và nơi họ làm việc để giúp người Việt Nam ở những đâu?
Hope Benne: Có rất ít tình nguyện viên phụ nữ ở Việt Nam trong chiến tranh. Có khoảng 15 phụ nữ trong đoàn IVS, trong khi có khoảng 135 đàn ông thanh niên – tất cả chúng tôi là 150 tình nguyện viên. Phụ nữ chúng tôi đều là giáo viên, nhân viên cứu trợ, và cố vấn nông nghiệp. Công việc chính thức của tôi là dạy tiếng Anh tại Trường Sư Phạm Sài Gòn và sau đó giảng dạy tiếng Anh chuyên về từ y khoa tại Trường Y khoa Sài Gòn. Nhưng tôi cũng đã làm công việc cứu trợ như đem thực phẩm cho người tị nạn, giúp đỡ ở trại trẻ mồ côi, và người lái xe đưa người đi gắn chân tay giả. Tôi khóc mỗi khi những ký ức của tất cả những khổ đau ấy trở về, và tôi đã dành cả cuộc đời trưởng thành của tôi để là người tận tuỵ với chủ nghĩa hoà bình và vận động hòa bình. Vấn đề là, rất khó để thay đổi một quốc gia đã quá quân sự hoá và tạo nên một nền văn hóa hòa bình. Một số người cảm thấy bị đe dọa và muốn có súng và có một quân đội thường trực lớn.

Cô Hope và trẻ mồ côi. Sài Gòn 1966-1970. Nguồn: Hope Benne.

3. DCVOnline: Khi ấy là một sinh viên trẻ vừa tốt nghiệp đại học, bà đã cảm thấy gì khi đến một vùng đất hoàn toàn xa lạ xa với những người mà bà chưa bao giờ gặp?
Hope Benne: Tôi chưa bao giờ cảm thấy thoải mái hơn thế. Nghe có vẻ khó tin, nhưng tôi có thể thành thật nói rằng 4 năm sống ở Việt Nam là những năm hạnh phúc nhất đời tôi. Tôi đã học tiếng Việt ở Đà Lạt trong 6 tuần đầu tiên khi mới đến, và tôi đã học đủ để có thể trò chuyện hàng ngày. Khi người Việt Nam gặp tôi và thấy tôi cố gắng nói tiếng Việt, họ rất mến tôi, và đã thật sự quan tâm đến tôi. Tôi chưa bao giờ cảm thấy an tâm, được quý mến, và được đón nhận như thế. Tôi đã có cảm nghiệm sâu sắc về sự yên ổn. Tưởng tượng xem, tôi khẳng định là tôi đã cảm nghiệm sâu sắc về sự bình an ngay ở một đất nước đang bị chiến tranh tàn phá. Nhưng đó là sự thật.

4. DCVOnline: So với các cựu chiến binh Mỹ, tại sao lại có sự thiếu công nhận những đóng góp của những tình nguyện viên người Mỹ ở Việt Nam khi cuộc chiến đã kết thúc từ 40 năm trước
Hope Benne: Hoa Kỳ là một quốc gia quân sự hóa. Từ nguồn gốc khai phá rừng sâu, vượt vùng Đồng bằng Lớn và bất chấp núi non hiểm trở, chúng tôi đã chiến đấu để bình định châu lục này. Ở những nơi xa xôi và cằn cỗi đó không có luật pháp và trật tự bảo vệ người dân. Vì thế đã mở đường cho bạo lực ở mức tương đối cao. Những người tiên phong đã xúc phạm những cảm nhận sâu sắc của những lý tưởng về tâm linh và tôn giáo khi họ phải thảm sát, chém giết, và cướp bóc. Chúng cho phép sự vô luân và bạo lực tồn tại ở một mức độ cao. Chúng đã trở thành những tiền lệ của nền văn hoá mà ngày hôm nay chúng tôi vẫn sống trong đó.

5. DCVOnline: Xin bà vui lòng cho độc giả DCVOnline biết những gì bà nhớ nhất, những gì có thể được gọi là “khác thường” trong 4 năm sống tại Việt Nam.
Hope Benne: Tôi có thể viết cả cuốn sách về tất cả nững khía cạnh về đời sống tuyệt vời của Việt Nam đã làm tôi say mê. Có thể nói sức hấp dẫn và niềm vui của người Việt Nam thu hút tôi nhất. Tôi chưa bao giờ gặp những con người vui tươi sâu sắc như thế. Niềm vui sống, joie de vivre của người Việt Nam quá mạnh, và đáng ngạc nhiên là gần như sự giận dữ và tủi thân hoàn toàn vắng mặt trong lúc những bi kịch khủng khiếp đang diễn ra.
Ánh sáng, cảnh đẹp, và màu sắc rực rỡ của cây cỏ vùng nhiệt đới là những kinh nghiệm tuyệt vời; và không khí dịu mát có tác dụng làm người ta thanh thản.
Âm nhạc Việt Nam, với sự lãng mạn và đam mê, và đặc biệt là những ca khúc của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, làm tôi cảm thấy hạnh phúc. Và cách nấu ăn thịnh soạn chắc chắn là một trong những văn hoá ẩm thực hàng đầu trên thế giới.

6. DCVOnline: Tại sao bà rời khỏi Việt Nam vào năm 1970? Ai là các cơ quan, tổ chức – kể cả những cơ quan chính phủ và phi chính phủ – đã tài trợ cho các tình nguyện viên và nhân viên của IVS?
Hope Benne: Tôi trở lại Mỹ để lên tiếng chống lại cuộc chiến tranh bi thảm và tàn khốc. Tôi đã ký 2 hợp đồng hai năm, và rời Việt Nam vào cuối hợp đồng thứ hai của tôi.
Tình nguyện viên IVS được 80 đô-la mỗi tháng và nhân viên IVS có mức lương tối thiểu. Nói cách khác, những phí của tổ chức IVS là tối thiểu. Tài trợ cho IVS là từ một số nhà thờ Mỹ và từ Cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID), một cơ quan của chính phủ Mỹ.

7. DCVOnline: Làm việc ngay tại Sài Gòn từ năm 1966, có bao giờ bà nghe nói về một dự án phát triển cộng đồng tại quận 8 Sài Gòn đã bắt đầu một năm trước đó và kéo dài trong khoảng 6 năm? Có bất kỳ sự tham gia nào của IVS với dự án đó hay không? (Ông Don Luce có thể biết một số tác nhân chính.)
Bằng điện thư, bà Hope Benne cho hay là theo ông Don Luce thì một tình nguyện viên của IVS đã cộng tác với Chương trình Phát triển Cộng đồng ở Quận 8, Sài Gòn là ông Charlie Sweet; tuy nhiên ông Sweet đã qua đời. Ông Don Luce không nhớ những dự án nào đã dược thực hiện ở Quận 8.

8. DCVOnline: Về IVS, bà có nghĩ rằng nó là một tổ chức xã hội dân sự độc lập trên nguyên tắc và trong thực tế? (Nguyên nhân của các cuộc xung đột giữa IVS với USAID và quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam là những gì?)
Hope Benne: Đúng, IVS nói chung là tổ chức độc lập. Nhưng, khi tình nguyện viên IVS lên tiếng chống lại chiến tranh, như đã làm khi 49 người chúng tôi viết một bức thư cho Tổng thống Lyndon Johnson vào năm 1969 yêu cầu chấm dứt chiến tranh, IVS đã nhận lãnh hậu quả. Và Don Luce, một trong những người tuyệt vời nhất mà tôi biết, đã đến tận cùng giới hạn khi ông đưa phái đoàn thượng nghị sĩ và dân biểu Mỹ đến đảo Côn Sơn(1) để cho họ thấy điều kiện sống khủng khiếp trong nhà tù một phần do chính phủ Mỹ tài trợ. Các người tù Việt Nam ở đó, sống trong điều kiện tồi tệ nhất, là những tù nhân chính trị của chính quyền miền Nam Việt Nam.

Chuồng cọp tại Nhà tù Côn Sơn – Tiger Cages at Con Son Prison. Nguồn/Source: LIFE Magazine, Vol. 69, No 3, July 17, 1970. pages 26-7. Photos by Tom Harkin (1)

9. DCVOnline: 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, bà có nhìn thấy thành quả của công việc tình nguyện của mình ở Việt Nam không? Một Việt Nam dưới chế độ cộng sản, như ngày hôm nay, có tốt cho người Việt Nam hơn (miền Nam) Việt Nam mà bà đã biết 50 năm trước đây không?
Hope Benne: Tôi chỉ biết Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Chiến tranh Việt Nam xẩy ra như là một phần của Chiến tranh Lạnh – một cuộc tỉ thí của hai ý thức hệ, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Những ý thức hệ đó cực đoan và cần phải được sửa đổi và nhuận sắc để làm cho chúng thực tế và thân thiện với con người hơn. Tôi muốn nghĩ rằng Việt Nam ngày nay đang kết hợp chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam hôm nay, và tôi hy vọng người Việt Nam tự vẽ đường cho mình theo những truyền thống lịch sử và kinh tế Trung Quốc-Phật giáo của riêng họ chứ không phải dựa vào truyền thống phương Tây. Nhưng tôi không biết hiện nay điều gì đang thực sự xảy ra ở đó.
Tôi muốn nghĩ rằng tôi đã làm một số việc tốt trong suốt 4 năm tôi ở Việt Nam. Tôi đã giúp sinh viên của tôi học tiếng Anh, tôi đã giúp cho người tị nạn chiến tranh và những người tàn tật và trẻ mồ côi. Nhưng nhìn chung, tôi e rằng tôi đã nhận được nhiều hơn tôi đóng góp, và tôi vẫn cảm nhận sâu xa món nợ của tôi với người dân Việt Nam.
Để trả món nợ này, tôi đã làm tất cả những gì tôi biết để lên tiếng chống lại chiến tranh, bạo lực và chủ nghĩa quân phiệt. Phụ nữ chúng tôi có một trách nhiệm đặc biệt để lên tiếng nói, về mặt lịch sử, chúng tôi không liên hệ đến vũ khí và chiến đấu như nam giới.

10. DCVOnline: Bà nghĩ gì về tuyên bố của Ivan Illich (trong “Ý tốt chả là cái gì cả”, bài phát biểu tại Cuernavaca, Mexico, vào ngày 20 tháng 4 năm 1968) cho rằng, “không có cách nào cho bạn thực sự gặp những người nghèo khổ, vì chẳng có điểm chung nào để các bạn gặp nhau”? Bà có đồng ý rằng không có điểm chung? Liệu nó có thể áp dụng cho cá nhân và/hoặc với tất cả các tình nguyện viên IVS tại Việt Nam?
Hope Benne: Tôi tự hỏi Ivan Illich ngụ ý gì khi nói về những người nghèo khổ? Tôi đã gặp những người Việt Nam có thể coi là thuộc giới người nghèo, nhưng họ là những người đầy vui tươi và sống động nhất mà tôi từng gặp. Một số trong số họ rất nghèo, họ đã phải nhặt thức ăn từ các bãi rác. Tuy nhiên, họ là những người nhiều nhân bản hơn so với những người giầu có mà tôi đã gặp. Họ gắn liền chứ không xa lìa cuộc sống. Họ hân hoan chào đón tôi với nụ cười rạng rỡ, hỏi thăm về gia đình tôi, và nhận xét về mái tóc vàng với tàn nhang tên mặt của tôi. Họ rạng rỡ niềm vui mà tôi sẽ không bao giờ quên được.
Khi Illich nói “Ý tốt chả là cái gì cả” Tôi chỉ có thể tự hỏi làm thế nào ông ấy có thể thành thật khẳng định như vậy. Tôi cảm thấy hầu hết mọi người trên thế giới đều có ý tốt đối với những người khác. Họ nhìn thấy những người khác như người đồng loại và chúc lành cho họ. Trong thế giới toàn cầu ngày nay con người có tính quốc tế. Họ muốn bầu bạn với nhau và học hỏi với nhau. Tôi cảm thấy người Việt Nam là thiên tài trong việc đi tìm điểm tương đồng và yêu mến người khác. Người Việt Nam là dân tộc thân thiện và xây dựng nhất mà tôi từng gặp.

11. DCVOnline: Làm thế nào có thể huấn luyện tình nguyện viên để đi phục vụ? Sự huấn luyện này nên có những yếu tố nào?
Hope Benne: Huấn luyện ngôn ngữ sẽ là đào tạo hiệu quả nhất cho các tình nguyện viên tương lai. Đối với chúng tôi những người trong IVS, biết tiếng Việt đã mở ra những con đường chính để giao tiếp. Chúng tôi đã rất may mắn được học tiếng Việt. Đó là một ngôn ngữ tuyệt vời, đầy tính hài hước, ngôn từ lịch sự, và thơ mộng.

DCVOnline: Cảm ơn bà đã chia sẻ kinh nghiệm và ký ức về Việt Nam với bạn đọc DCVOnline.

Professor Hope Benne, Chair of SSU Peace Institue – Viện trưởng Peace Institute, Salem State University, Boston. Nguồn: H.B.

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


DCVOnline: (1) Theo Ralph Graves, Chủ biên Điều hành của Tạp chí LIFE trong “Lời Chủ biên” thì qua Don Luce, Tom Harkin, một cựu phi công Hải quân, một người chụp ảnh không chuyên nghiệp, là phụ tá trong phái đoàn của một uỷ ban Hạ viện Hoa Kỳ đang thăm Việt Nam vào tháng 6 năm 1970 đã rủ được hai dân biểu cùng đi thăm nhà tù Côn Sơn. Lúc đó Don Luce là Tổng Thư Ký của Hội đồng Thế giới các Giáo phái (World Council of Churches) và cũng là một ký giả.

1957-1968, mười một năm đầu tiên  tại Việt Nam, Don Luce là tình nguyên viên rồi Trưởng đoàn Thanh Niên Thiện chí Quốc tế (IVS).  1968  Don Luce phản đối chiến tranh đã từ chức Trưởng đoàn IVS và trở về trường cũ (Cornell) ở Mỹ và làm phụ tá nghiên cứu cho Dự án về Quan hệ Quốc tế của Đông Á  tại Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Cornell.

Sau một năm tại Cornell, 1969 Don Luce trở lại Việt Nam làm ký giả điều tra cho đại học Cornell và Dự án Giáo dục của United Methodist Church tại Hoa Kỳ.

Don Luce là thông dịch viên trong nhóm bốn người Mỹ có mặt trong chuyến viếng Nhà tù Côn Sơn. Người chụp ảnh “Chuồng Cọp” tại đây là Tom Harkin. Ngoài Tom Harkin, hai người còn lại là dân biểu William R. Anderson (R., Tennessee) and Augustus T. Hawkins (D., California). Phái đoàn 4 người Mỹ này đã tìm được, quan sát và chụp hình “Chuồng Cọp” ở Nhà tù Côn Sơn trong 30 phút. Kết quả là 5 tấm hình cùng hai đoạn văn ngắn mô tả Nhà tù ở Côn Sơn (trang 26-29) và bài “Họ đã khám phá Chuồng Cọp như thế nào” do Ralph Graves viết ở trang 24, đăng trên Tạp chí LIFE, bộ 69, số 3, ngày 17 tháng Bảy, năm 1970 .

Đến 17 tháng Tư, 1971 Don Luce nhận được giấy báo của Bộ Nội vụ chính phủ VNCH yêu cầu ông rời khỏi Việt Nam trước ngày 16 tháng 5, 1971  “vì lý do đặc biệt”. Vào thời điểm này ông Don Luce không còn giấy phép hoạt động như một ký giả từ phía chính phủ VNCH và chiếu khán của ông đã hết hạn từ giữa tháng 2, 1971. Đồng thời JUSPAO tại Sài Gòn cũng không gia hạn giấy phép hoạt động như ký giả của Don Luce.

Thomas Richard “Tom” Harkin sau này trở thành Dân biểu Hoa Kỳ (1975-1985) và là Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ, tiểu bang Iowwa, January 3, 1985 – January 3, 2015.

Đáng lưu ý là những tấm ảnh “Chuồng Cọp” có tù nhân ở Côn Sơn do Tom Harkin chụp năm 1970 hoàn toàn không giống với hình tượng và ảnh nhà nước CHXHCN Việt Nam dựng nên để triển lãm như di tích lịch sử tù nhân ở Côn Sơn.

Sources:
  • Ralph Graves, “How they unearthed the tiger cages”, LIFE Magazine, vol. 69, no. 3, July 17, 1970, p. 24, 26-29
  • Holt Ruffin, “Don Luce”,  To the Editors, The New York Review of Books, January 7, 1971 Issue
  • Don Luce, “Letter from Don Luce: Farewell to Vietnam”, The Village Voice – May 27, 1971, page 11.

------------------------

Bản Tiếng Anh :

Today DCVOnline would like to present to our readership a very small part of the neglected segment of the Vietnam War. Below is the interview with Ms. Hope Benne, a volunteer who worked in Vietnam with the International Volunteer Services, IVS, from 1966-1970. Ms. Benne is currently teaching world history, peace studies and also the Chair of Peace Institute at Salem State University.

1. DCVOnline: Please tell DCVOnline readers who you are and why you chose to go to Vietnam when there was a war going on. How do your family values and your religious upbringing influence this decision of yours?
Hope Benne: My family lived a gypsy life, moving from place to place, because my father was an army officer. Because of all the travel, we adapted easily and were very outgoing. I am the eldest of 7 children, so I grew up with an honored position I learned was “Chi Hai” in Vietnamese families. We are Roman Catholic, so I was educated with a strong moral awareness. In college, upon reading about the injustices of colonialism and imperialism, I vowed to do what I could to address the gap between rich and poor in the world. Having majored in Asian history, I wanted to go to Asia. I discovered International Voluntary Services, an NGO with volunteers in Southeast Asia, and decided to join. I was not fully aware of the magnitude of the Vietnam-American war when I went there in 1966.

2. DCVOnline: Were there many woman volunteers in Vietnam? What kind of tasks/services and where are they doing their work to help Vietnamese?
Hope Benne: There were very few women volunteers in Vietnam during the war. There were about 15 women in IVS, while there were about 135 men – 150 volunteers in all. We women were teachers, relief workers, and agricultural advisors. My official job was teaching English at Truong Su Pham in Saigon and later teaching medical English at the Saigon Medical School. But I also did relief work such as taking food to refugees, helping at orphanages, and driving people to get fitted with artificial limbs. I weep every time I recall these memories of all the suffering, and I have spent my adult life as a committed pacifist and peace activist. The trouble is, it’s very hard to change a highly militarized nation and create a culture of peace. Some people feel threatened and want to own guns and have a large standing military.

3. DCVOnline: You were a young student just graduated from university, how did you feel being in a far away totally strange land with people you never met?
Hope Benne: I never felt better. It may seem incredible for you to believe, but I can honestly say the 4 years I spent in Vietnam were the happiest years of my life. I studied Vietnamese in Dalat for 6 weeks when I first arrived, and learned enough to be able to converse on an everyday basis. Once the Vietnamese people I met heard me trying to speak Vietnamese, they loved me and took a genuine interest in me. I never felt so safe, appreciated, and accepted. I acquired a deep sense of security. Imagine, I assert I felt a deep sense of security in a war-torn country. But it is the truth.

4. DCVOnline: Why is there is a lack recognition of American volunteer contributions to Vietnam during the war that ended 40 years ago in comparison to that of the US veterans?
Hope Benne: The US is a militarized country. From our origins cutting down thick forests and crossing the Great Plains and braving rugged mountain chains, we struggled our way to settle the continent. In these remote and barren places, there was no law and order to support people. That made way for relatively high levels of violence. Pioneers violated deeply felt spiritual and religious ideals when they resorted to massacre, slaughter, and plunder. They allowed high levels of immorality and violence. These were precedents set in our culture which we still live with today.

5. DCVOnline: Please tell DCVOnline readers of what you remember most, what could be called “out of the ordinary” in your 4 years in Vietnam.
Hope Benne: I could write a book about all the extraordinary aspects of Vietnamese life which enchanted me. I would say the charm and joy manifested by the people attracted me most. I have never met such deeply joyful people. The joie de vivre was so strong there was, surprisingly, nearly a complete absence of anger and self-pity in light of the terrible tragedy which unfolded.
The luminosity, scenic beauty, and brilliant colors of the tropical plants were just wonderful to experience; and the balmy air had a calming effect.
Vietnamese music, with its romanticism and passion, and especially songs by Pham Duy and Trinh Cong Son, made me so happy. And the sumptuous cuisine is certainly one of the most extraordinary in the world.

6. DCVOnline: Why did you leave Vietnam in 1970? Who are the agencies, organizations – both governmental and non-governmental – that funded IVS for volunteers and staff?
Hope Benne: I returned to the US to speak out against the tragic and destructive war. I had signed 2 two-year contracts, and left at the end of my second contract.
IVS volunteers earned $80 per month and IVS staff earned minimal. In other words, the overhead of IVS was minimal. Funding came from several US churches and from the US Agency for International Development, a US government agency.

7. DCVOnline: Working right in Saigon since 1966, have you ever heard about a community development project in Saigon’s District 8 that started a year earlier and lasted for about 6 years? Is there any involvement by IVS with that project? (Mr. Don Luce probably know of some principle participants.)
By Email, Hope Benne writes,
“He told me there was one IVS volunteer who worked in the 8th district. That was Charlie Sweet. But Charlie has died. Don didn’t remember what projects were undertaken in that district.”

8. DCVOnline: IVS, do you think it is an independent civil society organization in principle and in practice? (What were the causes of the conflicts between IVS with USAID and the US army in Vietnam?)
Hope Benne: Yes, IVS was mainly independent. But, when IVSers spoke out against the war, as we did when 49 of us wrote a letter to President Lyndon Johnson in 1969 pleading for an end to the war, there were repercussions. And Don Luce, one of the most wonderful people I’ve known, did push limits when he took US Senators and Congressmen to Con Son Island(1) to show them horrific prison conditions partly paid for by the US government. The Vietnamese prisoners there, living in the most wretched conditions, were political prisoners of the South Vietnamese government.

9. DCVOnline: 40 years after the war ended, did you see the fruit of your voluntary work in Vietnam? Is a Vietnam under communism, as it is today, better for Vietnamese than a (South) Vietnam that you knew of 50 years ago?
Hope Benne: I only knew Vietnam in war time. The Vietnam War came about as part of the Cold War – a competition of two powerful ideologies, Capitalism and Communism. These ideologies were extreme and needed to be modified and nuanced to make them more realistic and people-friendly. I like to think Vietnamese today are combining socialism and capitalism in today’s Vietnam, and I hope Vietnamese are drawing on their own Sino-Buddhist historical and economic traditions and not western ones. But I do not know what is really going on there now.
I’d like to think I did some good during my 4 years in Vietnam. I did help my students learn English, and I lent a hand to refugees and orphans and amputees. But overall, I’m afraid I gained more than I contributed, and I still feel deeply in the debt of the Vietnamese people.
To repay this debt, I have done all I know how to speak out against warfare, violence, and militarism. We women have a special responsibility to speak out since, historically, we are not as associated with weaponry and combat as men are.

10. DCVOnline: What do you think of Ivan Illich’s (in “To Hell with Good Intentions” speech in Cuernavaca, Mexico, on April 20, 1968) claim that “there is no way for you to really meet with the underprivileged, since there is no common ground whatsoever for you to meet on”? Do you agree that there is no common ground? Does it applicable to your personal and / or that of all IVS volunteer in Vietnam?
Hope Benne: I wonder what Ivan Illich means by under-privileged? I met Vietnamese he may have deemed under-privileged, but they were some of the most joyful and lively people I have ever met. Some of them were so poor they got their food from garbage dumps. Yet, they had more humanity about them than over-privileged people I have met. They were connected to life and were not alienated. They would joyfully greet me with beaming smiles, ask about my family, and remark about my blond hair and freckles. They radiated joy I will never forget.
When Illich says “to hell with good intentions” I can only wonder how he could honestly assert that. I feel most people the world over have good intentions toward other people. They see other people as fellow human beings and wish them well. People in today’s global world are cosmopolitan. They want to enjoy each other’s company and learn from them. I feel Vietnamese are geniuses at finding common ground and valuing others. Vietnamese are the friendliest and most constructive people I’ve ever met.

11. DCVOnline: How can volunteers be trained to serve? What should this training entail?
Hope Benne: Language training would be the most fruitful training for prospective volunteers. Knowing Vietnamese opened up the primary avenues of communication for those of us in IVS. We were so fortunate to learn Vietnamese. It is a magnificent language, full of humor, polite forms, and poetic formulations.

DCVOnline: Thank you for sharing your Vietnam experiences and memories with DCVOnline readers.




No comments:

Post a Comment

View My Stats