Andranik Migranyan
Trà
Mi dịch
Posted on October 15, 2015 by editor — 0
Comments
“Gia
tăng biện pháp trừng phạt với Nga và nỗ lực để kiềm chế Trung Quốc của Mỹ hoàn
toàn có thể sẽ đẩy hai nước thành một khối liên minh toàn diện.”
Liên minh Nga-Hoa?
Nguồn: Kremlin.ru
Hồi tháng sáu, tôi tham gia một cuộc hội thảo tên
“Động lực của quan hệ ba bên giữa Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ trong bối cảnh của
cuộc khủng hoảng Ukraina và sự Trừng phạt của phương Tây đối với Nga” ở
Trung Quốc. Những người tham gia tán đồng sự khẳng định – mà giới lãnh đạo Nga
và Trung Quốc đã lập đi lập lại – rằng quan hệ giữa Nga và Trung Quốc chưa bao
giờ thân hơn như hiện nay. Thật vậy, mặc dù thực tế các biện pháp trừng phạt
Nga mà Mỹ đang áp đặt không trực tiếp ảnh hưởng đến Trung Quốc, Bắc Kinh cũng
biết rõ về chính sách muốn kiềm chế Tung Quốc của Mỹ. Hoa Kỳ đã dứt khoát tuyên
bố yểm trợ các đối thủ của Trung Quốc trong một loạt các cuộc xung đột liên
quan đến những tranh chấp giữa Trung Quốc-Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, và
Trung Quốc-Hàn Quốc. Ngoài ra, chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ với mục
tiêu chính là để bảo tồn nguyên trạng ở khu vực và để kiềm chế một Trung Quốc
đang lên.
Mặc dù mối quan tâm nội bộ ở cả Nga và Trung Quốc
đang ngăn cản chính phủ cả hai nước lớn tiếng tuyên bố lớn tiếng kiên quyết ủng
hộ nhau – như những trường hợp Trung Quốc đã kiềm chế công nhận sự độc lập của
Abkhazia và Nam Ossetia hay việc sát nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga, và
như trong trường hợp Nga đáp lễ là đã đã chưa lên tiếng ủng hộ Trung Quốc hoàn
toàn trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ của Bắc Kinh với các nước láng giềng –
thì hai nước vẫn giữ vai trò là đồng minh của nhau trong một loạt các vấn đề
chính trị thế giới. Những vấn đề này gồm việc ổn định Syria, chương trình
nguyên tử của Iran, Mỹ thay đổi chính phủ trên toàn thế giới, và những cố gắng
của Hoa Kỳ nhằm can thiệp vào việc nội bộ của Trung Quốc và Nga che đậy bằng sự
ủng hộ nhân quyền. Quan hệ Nga-Hoa đang bước vào một giai đoạn mới về phẩm chất.
Hai nước có quan hệ lớn hơn là chỉ để hợp tác với nhau, nhưng chưa hoàn toàn là
đồng minh. Tuy nhiên, việc gia tăng trừng phạt Nga và cố gắng kiềm chế Trung Quốc
sẽ đẩy hai nước này vào một liên minh toàn diện.
Tình hình hiện nay trong quan hệ ba bên Mỹ-Nga-Hoa
hoàn toàn mâu thuẫn với chiến lược mà Henry Kissinger đã nêu rõ dưới thời
Nixon, cho rằng mối quan hệ song phương giữa Mỹ với hai nước Nga và Trung Quốc
phải tốt hơn nhiều so với mối quan hệ song phương giữa Nga và Trung Quốc. Hiện nay
tình hình đang diễn ra ngược lại. Quan hệ của Mỹ với từng quốc gia đó tệ hơn
nhiều so với quan hệ song phương Nga-Hoa. Do đó, khả năng Mỹ khai thác được sự
khác biệt giữa Nga-Hoa chắc chắn nhỏ hơn so với tiềm năng hai nước thống nhất nỗ
lực và năng lực của họ để chống lại áp lực của Mỹ trong các lĩnh vực mà mỗi nước
xem xét nhạy cảm nhất.
Ở cả Mỹ và trong giới tự do ở Nga, người ta vẫn nghe
những khẳng định cũ mèm rằng nếu Nga xích lại gần với Trung Quốc hơn nữa sẽ khiến
Nga trở thành cấp dưới trong mối quan hệ Nga-Hoa và Nga nên nhớ điều này khi lựa
chọn giữa Trung Quốc và phương Tây. Tôi tin rằng những tuyên bố như vậy xuất
phát từ ý tức hệ của chính các tác giả hơn từ những sự kiện chính trị thực sự.
Những tuyên bố đó có mục đích hù dọa Moscow và để dụ Nga đừng liên minh chiến
lược với một Trung Quốc ngày càng căng trong việc khẳng định lợi ích chống lại
hiện trạng khi đối phó với sự kiềm chế của Mỹ, đặc biệt là ở khu vực châu
Á-Thái Bình Dương, nơi mà TQ phải đối đầu với các cuộc xung đột với hầu như tất
cả các nước láng giềng Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, và cần
một liên minh với Nga, nước mà Trung Quốc không có bất kỳ cuộc xung đột nào có
thể xẩy ra trong tương lai gần.
Vẫn nói về viễn cảnh Moscow trở thành thành thuộc cấp
của Bắc Kinh, và gây áp lực để Moscow phải lựa chọn phương Tây thay vì đi với
Trung Quốc, nhưng giới bình luận phương Tây chưa bao giờ phân tích ràng tầm
nhìn của họ về một nước Nga trên thế giới, tính chất của quan hệ giữa Nga với
phương Tây và đặc biệt với Hoa Kỳ. Chúng tôi, tất nhiên, biết ơn những đối tác
phương Tây đã lo lắng rằng Nga có thể “vô tình” trở thành một đối tác cấp dưới
của Trung Quốc. Nhưng họ chưa bao giờ nói rõ vị trí của Nga trong thế giới
phương Tây, đặc biệt là trong khung sườn kinh tế và an ninh phương Tây. Từ những
năm 1990, chính sách của phương Tây, và đặc biệt là của Mỹ, đối với Nga đã đi
theo một đường rõ rệt; những chính sách đó đối xử với Moscow như một cái bung
xung. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ đã chưa một lần, bằng lời nói hay hành động,
thể hiện sự sẵn sàng làm một đối tác bình đẳng với Nga. Và nhân đây, trong bối
cảnh của cuộc khủng hoảng ở Ukraina, phương Tây, và các chính trị gia cùng giới
quân sự Mỹ, vội vã không đặt Nga vào vai trò của một đối tác, mà coi Nga là của
một đối thủ, và theo sự hiểu biết của họ, trên thực tế không thể phân biệt với
vai trò của một kẻ thù.
Gần đây, nhiều nhà phân tích khác nhau đã bù đầu
dùng số liệu thống kê để chứng minh thêm một tuyên bố vô căn cứ vẫn thường
xuyên được viện dẫn để không khuyến khích quan hệ Nga-Hoa, cụ thể là, tiềm năng
cho rằng dân số khổng lồ của Trung Quốc sẻ tràn vào vùng Siberia và Viễn Đông,
và coi đó là một mối đe dọa cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga. Như chúng ta đã
biết theo khuynh hướng di cư ở khu vực biên giới phía bắc của Trung Quốc,
phần lớn người di cư không tràn vào vùng Siberia và Viễn Đông của Nga, mà họ đi
vào là các khu vực trung tâm của Trung Quốc và các thành phố lớn mới xây, nơi
có điều kiện sống thoải mái hơn. Và, nhờ vào chính sách nhân khẩu của Trung Quốc
trong vai thập niên qua, dân số tại các khu vực biên giới gần với Nga được dự
báo sẽ giảm chứ không tăng.
Trong tương lai gần, Nga có nhiều cơ hội để xoay xở
trong quan hệ với Trung Quốc. Bước tiếp theo của Nga đối với Bắc Kinh phần lớn
sẽ phụ thuộc vào sự Washington có sẵn sàng áp đặt trừng phạt Nga cứng rắn hơn
vì Ukraine hay không. Quan hệ Nga-Hoa có tiềm năng lớn để phát triển. Chúng ta
không thể loại trừ khả năng là Nga và Trung Quốc sẽ ký kết một liên minh quân sự-chính
trị và liên minh đó có thể thay đổi cán cân sức mạnh toàn cầu. Tiềm năng quân sự,
công nghệ, và tài nguyên của Nga nếu được yểm trợ bằng các nguồn lao động và sức
mạnh kinh tế khổng lồ của Trung Quốc sẽ cho phép hai nước đưa ra những quyết định
về nhiều vấn đề toàn cầu một cách có thể đe doạ cán cân quyền lực trong quan hệ
quốc tế.
Rõ ràng, ở Washington có một số người, theo bản
năng, hiểu rõ việc này, đó là lý do tại sao Mỹ không thúc đẩy Nhật Bản áp dụng
biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga. Nếu Nhật Bản áp đặt những biện
pháp trừng phạt như vậy, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ phải quên đi tham vọng giải
quyết các vấn đề về “vùng lãnh thổ phía Bắc” trong mối quan hệ giữa Nhật Bản với
Nga, vì như thế ông có thể đẩy Nga vào việc hỗ trợ yêu sách của Trung Quốc
trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Senkaku.
Tiềm năng của một liên minh giữa Nga và Trung Quốc
có thể đưa đến nhiều phát triển mới và bất ngờ cho cả Washington và Brussels
trong quan hệ kinh tế và quân sự-chính trị.
Hôm nay, có rất nhiều chính trị gia và các nhà phân
tích tại Washington, những người, một mặt, khao khát muốn trừng phạt Nga và
Trung Quốc, và mặt khác, dù có ý thức hay không, đang tránh tính toán hậu quả của
các hành động của họ và vẫn còn nhắm mắt trước các điều kiện tiên quyết thực sự
đối với một quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa Nga và Trung Quốc trên tất cả các
vấn đề hàng đầu trên toàn thế giới. Từ chối tiếp tục không tin rằng có thể có một
quan hệ đối tác (Nga-Hoa) như vậy sẽ đem lại những hậu quả sâu sắc đối với
chính sách đối ngoại của Mỹ.
Andranik Migranyan là Giám đốc của Viện Dân chủ và Hợp
tác ở New York, môt tổ chức có hoạt động chặt chẽ với chính quyền của Tổng thống
Nga.
© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Washington’s Creation: A Russia-China Alliance? Andranik
Migranyan. The National Interest, July 10, 2014.
No comments:
Post a Comment