Tim
Johnston, Asia Nikkei
Trường
Sơn chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Oct 26, 2015
Các quốc gia Đông Nam Á đang phải đối mặt với một lựa
chọn càng ngày càng dễ gây mất lòng và phân hóa: Nên bắt tay với Trung Quốc hay
Hoa Kỳ?
Ảnh: Satoshi
Kambayashi
Hầu hết chính phủ các nước Đông Nam Á đang rất vất vả
để hạn chế những bất đồng, nhưng khu vực này vẫn cần một lựa chọn thứ ba. Trước
mắt thì mọi chỉ báo của tình hình đều cho thấy vị thế của kẻ đứng giữa sẽ chỉ gặp
nhiều bất trắc hơn.
Cuộc cạnh tranh xuyên Thái Bình Dương – về tài
nguyên, ảnh hưởng và uy tín – càng lúc càng nổi bật hơn, và trong hoàn cảnh hai
siêu cường đang bất đồng về lợi ích, thì các nước Đông Nam Á càng gặp nhiều bất
trắc, nếu chưa đến mức bất khả, khi cố gắng giữ vững vị thế của họ. Đây không
phải là một lời bình tán về chính sách của Hoa Kỳ hay Trung Quốc, mà là lời nhận
xét sau quá trình quan sát khách quan về xu hướng bảo vệ đặc quyền của những cường
quốc lâu năm, cũng như xu hướng cố gắng mở rộng của những cường quốc mới nổi:
Đơn giản là không thể tránh được lực ma sát. Hầu hết các nước trong khu vực giờ
đều e ngại viễn cảnh ác mộng là bị kẹp như ở giữa hai hòn đá mài trong cuộc cạnh
tranh của hai siêu cường.
Đây không phải là một tình huống chia rẽ đặc thù. Diễn
biến như vậy cũng tương tự thời gian Hoa Kỳ và Nga đối đầu về chính sách, ngay
sau quá trình hai siêu cường hiệp đồng tác chiến trong Thế chiến Thứ hai, kết
quả là 29 nước – nhiều nước trong đó chỉ vừa được giải phóng khỏi ách thực dân
và không muốn trở thành khu vực vệ tinh của các cường quốc mới – đã tụ tập tại
thị trấn Bandung ở Indonesia vào năm 1955 để khởi sự Phong trào Không Liên kết[1].
Phong trào Không Liên kết là hiện thân của sự công
nhận rằng các nước nhỏ sẽ đạt được cơ hội tốt hơn để tồn tại bên ngoài lực hấp
dẫn từ cuộc cạnh tranh của các siêu cường, nếu họ kề vai sát cánh. Nhưng sau
đó, lãnh tụ Fidel Castro của cách mạng của Cuba lại cho rằng phong trào này quá
vi mô, được khởi sự quá muộn để có thể thành công với mục tiêu duy trì bức tường
thành trong “cuộc đấu tranh chống lại các cường quốc và liên minh hùng mạnh”,
nhưng lẽ hiện tồn đằng sau quá trình tạo dựng phong trào vẫn gây được tiếng
vang.
Khuynh
hướng xích lại gần nhau
Các nước Đông Nam Á không cần tự mình tạo ra một
Phong trào Không Liên kết, họ đã có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Đứng sát
vai nhau, 10 nước thành viên ASEAN rõ ràng tạo thành một siêu cường mini: với
tài nguyên thiên nhiên phong phú; với 625 triệu người; với tổng sản phẩm quốc nội
đạt hơn 2,4 nghìn tỷ USD; và công ty McKinsey & Company dự báo rằng hiệp hội
này sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2050.
ASEAN được thành lập vào năm 1967, nhưng chưa bao giờ
đạt đến trạng thái đoàn kết trọn vẹn. Hiệp hội này đã luôn phải vật lộn để thống
nhất được tầm nhìn chung trong khu vực, trước thách thức từ thứ chủ nghĩa dân tộc
gai góc của các nước thành viên trong quá trình tác động song song lẫn nhau, nếu
phải phối hợp trong khả năng tối thiểu, khi họ cùng làm việc vì mục tiêu thịnh
vượng chung, và luôn bị ràng buộc bởi lập trường “không can thiệp”.
Nhưng tình hình đang thay đổi. Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC) là một chương trình đầy tham vọng nhằm tạo ra nền tảng sản xuất và
thị trường chung trong khu vực. Chương trình này cũng sẽ chưa thể phát huy đầy
đủ chức năng khi đi vào hiệu lực từ cuối năm nay, nhưng ngay cả trong giai đoạn
phôi thai, nỗ lực này đã đánh dấu một bước tiến lớn về tư tưởng trong khu vực.
Cộng đồng kinh tế này sẽ đại diện cho sự công nhận rằng
ít nhất trong điều kiện kinh tế, khu vực này sẽ hùng mạnh hơn khi hành động như
một tập thể duy nhất, so với việc mỗi nước thành viên hoạt động riêng lẻ. Việc
họ từ bỏ được một góc nhỏ của lòng tự ái dân tộc – trong tiến trình thiết lập
thuế quan, cũng như cho phép công dân các nước thành viên khác cùng làm việc
trong một liên minh kinh tế thống nhất – sẽ củng cố năng lực các nước trong khu
vực, bởi toàn bộ khu vực sẽ trở thành vùng đầu tư hấp dẫn hơn trong mắt các nhà
đầu tư, cũng như tạo ra cho các doanh nghiệp cơ hội để cạnh tranh trên một sân
chơi bình đẳng với các nền kinh tế khổng lồ bao quanh. Logic này cũng nên được
áp dụng trong các lĩnh vực ngoại giao – khu vực Đông Nam Á cần đến sức mạnh của
diễn trình thương thuyết tập thể để bảo vệ quyền lợi riêng. Trung Quốc và Hoa Kỳ
sẽ luôn theo đuổi lợi ích riêng của họ. Bởi đặc thù của hoàn cảnh, các nước
Đông Nam Á này sau cùng sẽ phải dẹp bỏ tự ái mà đi tới hiện thực hóa ý tưởng ít
có hại nhất cho tương lai của chính họ.
Thử
thách trên biển
ASEAN không cần, cũng không có khả năng, trở thành
phiên bản châu Á của Liên minh châu Âu, chỉ cần hiệp hội này cố gắng tiến hành
những thử nghiệm bất định như thiết lập được một liên minh tiền tệ là đủ rồi.
Luôn tồn tại khác biệt lớn giữa các nước thành viên, còn sự đa dạng của họ
chính là cội nguồn quan trọng của sức mạnh, nhưng họ cũng có nhiều điểm tương đồng
– không chỉ vì thực tế rằng tất cả các nước thành viên đều nhận thấy họ bị ràng
buộc trong cùng một chuỗi liên kết địa chiến – những tương đồng sẽ tạo ra lợi
ích từ vị thế chung.
Vùng thử nghiệm nổi bật nhất cho khả năng kết nối mạch
lạc hơn của các nước Đông Nam Á chính là khu vực Biển Đông. Hầu như tất cả các
nước trong khu vực duy trì lượng hàng xuất khẩu rất lớn qua những tuyến đường
hàng hải hướng đông, qua vùng Biển Đông, và như vậy, họ phải thương lượng tập
thể.
Trung Quốc luôn cảnh giác trước nguy cơ bị suy yếu
trong vị thế đàm phán khi các đối phương trở thành một diễn đàn đa phương,
nhưng nói gì thì nói, chính quyền Bắc Kinh vẫn thích vai trò trung tâm của
ASEAN trong khủng hoảng hơn, so với kịch bản người Mỹ tiếp tục can thiệp sâu rộng
vào đây. Như Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị, khi phát biểu trong Hội
nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Kuala Lumpur tháng 8 vừa qua, đã miễn cưỡng thừa nhận:
“Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ làm việc cùng nhau để duy trì [nền] hòa bình
và ổn định của khu vực Biển Đông”.
Những tương đồng trong hoàn cảnh thương mại, cũng
như một số vấn đề ngoại giao sẽ tạo ra động lực để các nước Đông Nam Á kiến thiết
tương lai bằng lập trường riêng của họ, thay vì phải dựa vào một quán tính đầy
bất ổn là duy trì trạng thái cân bằng hiện tại giữa lợi ích của các cường quốc.
Bốn mươi năm trước đây, tổng thống đầu tiên của
Afghanistan, Mohammed Daoud Khan, cũng tin rằng đất nước ông có thể tồn tại được
như một nước trung lập giữa các siêu cường, ông đã phát biểu: “Tôi cảm nhận được
niềm hạnh phúc khi vừa đốt điếu thuốc của Mỹ vừa xem các trận bóng của Liên
Xô”, chỉ không lâu trước khi những ngày hút thuốc của ông kết thúc bởi một cuộc
đảo chính và đất nước của ông trở thành bãi chiến trường cho vòng so găng cuối
của hai siêu cường.
Lịch sử không bao giờ quá thô kệch hoặc chất phác để
hoàn toàn lặp lại chính mình, nhưng dòng chảy tàn khốc này luôn có xu hướng trừng
phạt những kẻ tin rằng “lần này sẽ khác”. Các nước Đông Nam Á nên chú ý điều
này.
_________
Tim
Johnston hiện là Chủ nhiệm chương trình Nghiên cứu châu Á
thuộc Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế.
[1]
Một tổ chức quốc tế gồm các nước tự xem mình không phụ thuộc hoặc chống lại bất
kỳ khối cường quốc lớn nào. Tổ chức này được thành lập vào tháng 4 năm 1955; và
đến năm 2007 đã có 118 thành viên. Mục đích của tổ chức được ghi trong Tuyên bố
La Habana năm 1979, với những đảm bảo về “sự độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ và an ninh của các quốc gia không liên kết” trong “cuộc chiến chống lại chủ
nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực dân kiểu mới, chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc, và tất cả những hình thức xâm lược ra nước ngoài, chiếm đóng,
chi phối, can thiệp hoặc bá quyền cũng như chống lại các đại cường quốc và
chính sách của các khối”. Họ đại diện cho gần hai phần ba thành viên Liên Hiệp
Quốc và 55 phần trăm dân số thế giới, đặc biệt là những quốc gia được xem là
đang phát triển hoặc thuộc thế giới thứ ba.
©
2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment