Sunday, 4 October 2015

ĐIỂM TIN CHỦ NHẬT 4-10-2015





ĐIỂM TIN CHỦ NHẬT 4-10-2015
.
.
KHỐI 8406
.
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố sức khỏe vẫn tốt (RFA) - Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng tuyên bố sức khỏe của ngài vẫn tốt sau khi chuyến bay chở ngài đáp xuống phi trường Dharamsala, nơi hàng chục ngàn người dân Tây Tạng đang sinh sống sau khi bỏ nước ra đi từ khi Tây Tạng bị Trung Quốc kiểm soát.
  • Không khả thi thì hủy ngay! (BoxitVN) - Trung Quốc là nước khổng lồ về mọi mặt, Việt Nam “cứng” với họ liệu có yên không? – Lo gì, nếu so với Việt Nam, từ lâu Trung Quốc đã là khổng lồ, lại luôn muốn thôn tính nước ta, nhưng họ làm gì được ta? Nếu ta “mềm” với họ như thời gian qua thì họ cũng đâu có để yên cho ta? Nếu chúng ta không khù khờ ôm lấy Ba không (5) mà liên minh, liên kết chặt chẽ với các nước khác, nhất là khối ASEAN thì chắc chắn Trung Quốc không dám làm gì ta – dầu mạnh đến đâu, Trung Quốc cũng không bẻ gãy “một bó đũa” – họ bám quan hệ song phương là muốn bẻ từng chiếc đũa đó thôi. Đó là chưa nói, thời đại ngày nay không cho phép nước lớn cưỡng chiếm nước nhỏ – Iraq ỷ mạnh xâm chiếm Kuwait, liên quân kéo đến hỏi tội Saddam Hussein là bài học nhãn tiền. Thời toàn cầu hóa này, nước nào vi phạm những điều ước quốc tế, chỉ cần cấm vận về kinh tế cũng đủ chết toi – Iran, Bắc Hàn, Cuba, Nga chẳng dủ làm bằng chứng được sao? Iran, Cuba, Nga đã ngấm đòn cấm vận kinh tế, đang xuống thang, chỉ còn Bắc Hàn chẳng khác thằng cùi không sợ lở.
  • VN cần đột phá và khôn ngoan thế nào? (BBC) - Trong tình hình thế giới và khu vực chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc, Việt Nam cần có sự đột phát và khôn ngoan ra sao để ứng phó, theo GS. Tương Lai.
  • So sánh Dự luật về hội của Việt Nam với Đạo luật đăng ký hiệp hội New South Wales (Úc) (BoxitVN) - Dự luật cũng còn một vài khiếm khuyết khác và trên căn bản, Dự luật này không thể hiện các tiêu chuẩn quốc tế hoặc phản ảnh đời sống xã hội trong thời đại toàn cầu mà Việt Nam đang thúc đẩy tiến trình hội nhập. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng đau lòng thốt lên câu “Tại sao chúng ta tốt mà vẫn nghèo?”. Chưa bàn tới việc “chúng ta” có “tốt” hay không nhưng lý do chính Việt Nam vẫn nghèo là vì các nhà lãnh đạo Việt Nam trong đó có chính Phó Thủ tướng Đam vẫn theo đuổi một chủ nghĩa Mác - Lê và tư duy độc quyền lỗi thời, lạc hậu mà không chịu học hỏi và áp dụng tinh hoa của thế giới tự do, đa nguyên, văn minh và tiến bộ. Hoặc có áp dụng thì áp dụng nửa vời hoặc lệch lạc theo kiểu kinh tế thị trường gắn đuôi “định hướng chủ nghĩa xã hội”. Ngày nay, thế giới phát triển rất nhanh mà tốc độ thay đổi của Việt Nam thì quá chậm. Có nghĩa là Việt Nam sẽ vẫn còn mãi nghèo, tụt hậu và thua xa so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
  • Tạm dừng nạo vét trong vịnh Cam Ranh (BBC) - Sau khi bị người dân phản đối dữ dội, dự án nạo vét luồng lạch ở Cam Ranh của Vùng 4 Hải quân tạm dừng, chuyển dịch vị trí.
  • Nhà văn Võ Phiến, người hồi sinh nền văn học miền Nam (RFA) - Nhà văn Võ Phiến vừa từ trần tại California hưởng thọ 90 tuổi để lại cho người yêu mến văn tài ông sự tiếc thương vô hạn. Khi còn minh mẫn ông là người dí dỏm nhưng rất ít khi xuất hiện trước công chúng. Nhiều tác phẩm mang đến cho ông hàng trăm ngàn người đọc, cộng với những tiếng cười thoải mái hay tiếng thở dài thườn thượt âm thầm theo chân ngòi bút với hơn 60 năm trong cái nghiệp văn chương chữ nghĩa.
  • Người Việt cố giàu lên để vẫn bị coi là kẻ thất bại (RFA) - Khi nhận được câu hỏi: Bạn (Người Việt) cố giàu lên, để làm gì? Chắc hẳn ai cũng sẽ có câu trả lời riêng của mình. Riêng tôi, sau khi đọc xong series bài Người Việt cố giàu lên, để làm gì? (1,2) của nhạc sỹ Tuấn Khanh, tôi lại nhớ ngay đến cuốn sách Why Nations Fail của Daron Acemoglu và James A. Robinson. Tuy là hỏi đấy nhưng người đọc có thể câu trả lời ngay trong chính bài viết của tác giả: đa số Người Việt cố giầu lên là để tìm lối thoát cho con em họ và chính họ ra khỏi quê hương mình.
  • Người Việt cố giàu lên, để làm gì? (Kỳ 2) (BoxitVN) - Trên con đường dài dẫn ra biển Hungtington Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt. Họ là những người rất trẻ, hoặc đó là những gia đình bình thường nhưng sống khép kín. Bạn tôi, một người đã sống ở nơi này, gần bằng thời gian của thế hệ người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ sau tháng 4/1975, nói rằng đó là những khu định cư mới của “Việt cộng”.
    Những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong khoảng vài năm gần đây – mỗi căn từ 450.000 cho đến hơn 1 triệu USD, cho thấy có một nguồn ngoại tệ khổng lồ được chuyển ra khỏi nước Việt Nam, để xây dựng một ước mơ thầm kín và khác biệt bên ngoài tổ quốc của mình.
  • Thư bạn đọc: Về bài Thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (BoxitVN)- Những cải cách đó phải bao gồm nhiều mặt – từ thể chế, chính trị, kinh tế đến văn hóa, quân sự, ngoại giao. Về thể chế, thuật ngữ này như chúng ta đều biết đã được đề cập trong “thông điệp” đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy nhiên chưa được cụ thể hóa, thậm chí chưa xác định rõ’ sau đó nó được “giải mã” trong phát biểu nhân dịp nào đó của một hai vị bộ trưởng như chỉ giới hạn trong thể chế kinh tế, thậm chí được hiểu chỉ như đổi mới phương thức quản lý. Việc thay đổi thể chế theo phân tích của tác giả Nguyễn Thanh Tùng bao gồm cả thay đổi hiến pháp và mô hình quản lý xã hội, nghĩa là chính trị, toàn diện và sâu sắc hơn nhiều. Như thế mới đáp ứng được yêu cầu của tình hình mà nước ta đòi hỏi – tức là nói một cách thận trọng, ít nhất là một cuộc đổi mới, đổi mới lần thứ hai, thì nước ta may ra mới có thể thoát ra khỏi tình thế hiện nay.
  • Thư gởi Bùi Minh Quốc nhân sự kiện tổ chức mừng sinh nhật lần đầu lúc 75 tuổi (BoxitVN) - Chúng ta quen nhau từ thuở vận động thành lập Hội Văn Nghệ Lâm Đồng năm 1987, đã gần 30 năm. Thuở ấy anh từ Đà Nẵng vào, tôi từ Bảo Lộc lên Đà Lạt, theo yêu cầu của Đảng để làm chi bộ hạt nhân lãnh đạo Hội (cùng với một Phó ban Tuyên huấn Tỉnh ủy được điều qua). Cũng thật hay là Đảng muốn dựa vào chúng ta để lãnh đạo văn nghệ nhưng ngược lại chúng ta lại làm cho văn nghệ thoát ly sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó bao nhiêu sóng gió xảy ra mà đỉnh cao là việc tạp chí Langbian của Hội sau số 3 bị đình bản và “chuyến đi xuyên Việt” cuối năm 1988 (có mời nhà thơ Hữu Loan mới “tái xuất giang hồ” sau 30 năm chôn mình ở Nga Sơn, Thanh Hóa, cùng đi) để đòi tự do sáng tác, báo chí, xuất bản và đổi mới thực sự. Tôi đã ghi lại sự kiện này trong bút ký “Hành trình cuối đông” như một “chứng từ có tính lịch sử”. Hệ quả là anh và tôi đều bị khai trừ ra khỏi Đảng (lúc đó anh 22 và tôi 15 tuổi đảng), bị cách chức lãnh đạo ở Hội Văn Nghệ (riêng tôi còn bị trục xuất ra khỏi Hội). Chúng ta trở thành nhà văn tự do. Đúng là “tái ông thất mã”.
  • Vỡ ống này ta bày ống khác (RFA) - Lâu lắm, chiếc xe "tẹc" chở nước lại xuất hiện tại Hà Nội, chiếc xe tưởng đã yên phận ở Viện bảo tàng bởi từ sau ngày giải phóng hầu như rất hiếm khi thấy nó trên đường phố cả nước nữa.
  • Indonesia buộc 2 cô gái điều trị vì nghi ngờ đồng tính (RFA) - Hai cô gái bị nghi ngờ là đồng tính nữ bị chính quyền Indonesia buộc phải vào cơ sở điều trị phục hồi chức năng. Cảnh sát hồi giáo Shariah của tỉnh bang Aceh thuộc Indonesia cho biết đã bắt giữ hai cô gái khi nhìn thấy họ ôm nhau tại Ulee Lheue, một khu phố ven biển của thủ đô Banda Aceh. Cảnh sát ngay sau đó cáo buộc họ là đồng tính và đây là một luật cấm của Hồi giáo Shariah.
  • TQ kiểm soát hệ thống bưu điện ngăn chặn bom thư (RFA) - Trung Quốc hôm nay ra lệnh siết chặt kiểm soát hệ thống bưu điện để ngăn chặn tình trạng gửi bom thư như hàng loạt vụ vừa qua tại Liễu Châu khiến 10 người chết và hơn 50 người khác bị thương.

--------------------------------

.
Posted on 03/10/2015 by Doi Thoai
  • Tin Ngoài Nước-Tín Châu
  • Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
  • Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

---------------------

.
Theo dõi đài Đáp Lời Sông Núi qua:
.
.
.
.
.
.
---------------------------------------

.
Tin Nổi Bật Trong Ngày

------------------------

Chủ nhật, 4 tháng 10, 2015
.
.
  ​​​Liệu văn học Việt có thể 'vươn ra thế giới'? (BBC 4-10-15) -- P/v Đoàn Cầm Thi. (Theo tôi, đừng nghĩ trước là văn học Việt có thể vươn ra thế giới hay không, mà cứ viết cho thật hay đi, rồi tự nhiên nó sẽ "vươn ra thế giới".  Vấn đề cấp bách hiện nay, hơi khác, là làm sao cho đông đảo nhà văn, nhà thơ Việt Nam tiếp cận và lĩnh hội văn học thế giới, càng nhiều càng sát càng trực tiếp càng tốt, nhất là không phải qua những bản dịch "mắc dịch" như trong vài năm gần đây.)
  "Chất xám" đang tẩu thoát khỏi Việt Nam: Vietnam’s Book People (Diplomat 4-10-15) ◄◄
  Cải thiện hệ thống bổ nhiệm chức danh giảng viên: Tìm một lối ra? (TT 4-11-15) -- Tất nhiên, ý kiến của các GS TS về vấn đề này là cần thiết và đáng trân trọng, nhưng trước khi phát biểu, xin quý vị (nhất là những người phản đối đại học được quyền phong GS, PGS cho trường của mình) hãy thành tâm tự hỏi: Có phải quý vị phản đối là vì quý vị không muốn ai bằng mình không?
  Văn học nghệ thuật cần thúc đẩy vươn tới sự hoàn thiện nhân cách (VN+ 4-10-15) -- Phát biểu của Trương Tấn Sang
  “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” (VHQN 3-10-15) -- Bài Nguyễn Ngọc Thiện
  Người ngồi lặng thấy phong ba (NNVN 1-10-15) -- Nhà thơ Nguyễn Kim Ngân trưởng thành trong phong trào sinh viên đấu tranh đô thị ở miền Nam trước năm 1975.






No comments:

Post a Comment

View My Stats