Wed, 10/07/2015 - 01:59 — VietTuSaiGon
Sau bốn mươi năm, cái điều mà không riêng gì một vài
thế hệ nhận ra là nền giáo dục Việt Nam sau 1975 rất đặc biệt, nó đặc biệt đến
độ học sinh càng học thì đầu óc càng mụ mẫm, càng dốt hay nói khác đi là học
bao nhiêu dốt bấy nhiêu, không học không dốt. Mài cho rách đũng quần để ra bằng
này bằng nọ thì cũng chỉ xếp xó ngồi chơi xơi nước vì anh có tiến sĩ thì quan
cũng có tiến sĩ, mà không chừng tiến sĩ loại giỏi, loại đỏ. Nhưng đó chưa phải
là chuyện đáng bàn, chuyện ở đây là khi được học đạo đức Hồ Chí Minh càng nhiều,
học trò càng máu lạnh, khi được học kiến thức về giới tính bao nhiêu thì tỉ lệ
phá thai càng cao bấy nhiêu!
Một ông bạn đưa ra nhận xét: “Đất nước này còn bị đày đọa rất nặng, khó mà thoát được bởi nghiệp chướng
quá cao. Thời ông bà mình thì bị người Chăm nguyền rủa, đến thời cha anh mình
thì bị những vong linh Việt Nam Cộng Hòa nguyền rủa, đến thời mình và con em
mình thì bị những vong hồn thai nhi nguyền rủa… Một đất nước chứa toàn những lời
nguyền tội lỗi như vậy cộng với hệ thống độc tài nữa thì làm sao mà phát triển
được!”.
Lời nhận xét của ông bạn, nếu nhìn một cách nghiêm
túc thì rõ là xác đáng và xác tín. Khó có thể nói rằng Việt Nam nằm ngoài những
gì mà ông bạn gọi là “nghiệp chướng”. Bởi lẽ, nói cho cùng thì mỗi nền văn
minh, văn hóa có điện trường riêng của nó. Một nền vắn hóa ít thiên về âm phần,
không quá đặt nặng chuyện âm phần như phương Tây thì mọi chuyện được giải quyết
ngay trong đời sống hiện tại thông qua luật lệ, hành xử giữa người với người,
chế độ phúc lợi… Ngược lại, một nền văn hóa thiên về âm phần, đặt nặng chuyện
âm phần thì năng lượng từ vô thức cho đến ý thức đều chứa những dòng sóng thuộc
về “nghiệp”.
Và, một khi đã tạo nghiệp, việc đầu tiên phải bằng mọi
giá để hóa giải, nếu không hóa giải được mà còn tiếp tục tạo thêm nghiệp thì hệ
quả của việc này khó mà lường sẽ đi đến đâu.
Năng lượng của Việt Nam là năng lượng của ý thức và
vô thức chứa nặng âm phần. Những tương tác thời hiện đại vẫn chưa bao giờ kéo
người dân ra khỏi vùng năng lượng này. Trong khi đó, sau năm 1975, chủ trương đập
phá đền đài, miếu lộ, lăng tẩm để rồi sau đó hai mươi năm, chính những kẻ ngày
xưa vác búa đi đập đền đài, lăng mộ lại cổ xúy cho những trò dị đoan, lại kéo đất
nước vào vùng phủ sóng âm phần, từ giáo dục cho đến văn hóa, chính trị, thậm
chí kinh tế.
Nói văn hóa Việt Nam là văn hóa âm phần, có hai lý
do, thứ nhất, suốt bốn mươi năm nay, mặc dù có giai đoạn đập đền đài, miếu mộ
hay lăng tẩm, không có nghĩa là chủ nghĩa Cộng sản vô thần mà cho thấy rằng nó
là chủ nghĩa độc thần. Thứ chủ nghĩa độc thần này sẵn sàng dẹp bỏ mọi biểu tượng,
thần linh khác bên ngoài đảng để xây dựng một thứ thần linh Cộng sản và gieo rắc,
tẩy não nhân dân, để họ tôn thờ duy nhất một thần linh (cụ thể ở đây là Hồ
Chí Minh) và sau đó sẽ tạo riêng một hệ phái thần Cộng sản trên thế giới.
Chuyện này không riêng gì Cộng sản Việt Nam làm mà hầu
hết các quốc gia độc tài Cộng sản và độc tài phát xít đều là những quốc gia độc
thần. Để đạt được mục tiêu độc thần, họ phải bằng mọi giá đẩy nhân dân đến chỗ
cuồng tín thông qua tôn giáo, thông qua hoạt động văn hóa và những hoạt động
khác liên quan đến thế giới tinh thần. Điều này cũng lý giải cho việc hiện tại
chùa chiền và thậm chí nhà thờ đều rơi vào tay của đảng Cộng sản, không thiếu
những thầy chùa và cha nhà thờ đội mũ cối.
Lý do thứ hai, nếu người dân không mê tín, không tôn
thờ hoặc mê tín chủ nghĩa độc thần mà vẫn giữ tinh thần thờ phụng theo hướng đa
thần thì hệ quả tất yếu của điều này sẽ dẫn đến tâm thức đa nguyên và chủ nghĩa
độc tài sẽ nhanh chóng sụp đổ. Có thể nói rằng chúng ta nói chủ nghĩa Cộng sản
là thứ chủ nghĩa vô thần nếu xét trên phương diện tự do tôn giáo và tự do tâm
linh. Nhưng nếu xét theo góc độ độc tài thì họ đã độc tài ngay trong tôn giáo
và tâm linh, họ đã độc thần, họ mê tín gấp triệu lần chúng ta tưởng.
Và để thực hiện, phổ cập được tinh thần độc thần của
mình, nhà cầm quyền độc tài đã bẻ lái từ văn hóa đến chính trị, kinh tế và giáo
dục sang hướng độc thần. Chuyện dễ nhìn thấy nhất là vấn đề giáo dục, Hồ Chí
Minh được thần thánh hóa, được ngâm phóc môn, được chăm chuốt, chỗ nào hỏng hóc
thì bơm silicon, chắp vá suốt mấy chục năm nay để xác của ông củng cố cho chính
sách độc thần của nhà độc tài. Và hàng chục thế hệ học sinh đã bị gieo rắc, tẫy
não để tin rằng mọi thần thánh, bồ tát, đức Phật, hay đức Chúa chỉ là sự tưởng
tượng, chỉ có Hồ Chí Minh mới là thật, mới là thần thánh đáng tôn thờ.
Và để đảm bảo ông Hồ Chí Minh được mê tín, đảng Cộng
sản đã phổ cập hình ảnh của ông cũng như “năng lượng thần thánh” của ông trong
kinh tế, bất kì nơi nào cũng bắt gặp ông, hình ảnh của ông là một loại thần tài
trên tờ giấy bạc Việt Nam sau 1975 và mọi thứ hợp đồng kinh tế, hay mọi mối
quan hệ kinh tế đều có bóng dáng của “thần tài Hồ Chí Minh”.
Và, không dừng ở đó, độc thần Hồ Chí Minh xuất hiện
mọi nơi, mọi ngóc ngách. Điều này về lâu về dài sẽ dẫn đến tình trạng vong thần,
để rồi vong thân và cuối cùng là vong nô trong hệ thần thánh Hồ Chí Minh. Và một
khi trẻ nhỏ không còn sợ thần thánh, người lớn không còn kính nể thần thánh,
tôn giáo bị lệch lạc, giá trị tâm linh trở thành thứ gì đó xa xỉ và không có thực,
người ta tin vào thần Hồ Chí Minh, mở mắt ra, đi mua bát cháo vịt cũng gặp thần
tài Hồ Chí Minh, đi mua miếng băng vệ sinh cũng gặp thần tài Hồ Chí Minh, đi
mua hai ngàn rượu uống đứng cũng gặp thần tài Hồ Chí Minh, đi mua cái bao cao
su cũng thấy thần tài Hồ Chí Minh mỉm cười… Lúc đó sự vong nô của con người đã
thực sự ngự trị đất nước.
Và, sở dĩ nền giáo dục này càng dạy kiến thức khoa học
thì học sinh càng dốt bởi vì không có thứ khoa học nào nhanh gặp thần tài Hồ
Chí Minh hơn đầu óc thực dục và tính giảo hoạt. Và thứ giáo dục vốn dĩ đã lậm nặng
tội lỗi, mê tín, lòng tham, cái ác này càng mau chóng đẩy học trò đến chỗ thực
dụng, cầu cạnh thần Hồ. Cũng như càng dạy học sinh về giới tính bao nhiêu thì tỉ
lệ phá thai càng cao bấy nhiêu. Vì sao? Bởi vì kiến thức, suy cho cùng chỉ là
phương tiện, một phương tiện được sử dụng vô hồn thì hệ quả của nó khó mà lường
được.
Bởi lẽ, cái lõi của đạo đức, giá trị tâm linh và sự
kính ngưỡng đã bị đánh mất, người ta không còn sợ lương tâm cắn rứt mà sợ thần
Hồ không mỉm cười mỗi sáng. Người ta không sợ rứt mất máu mủ, tình thân mà sợ
đánh mất cái cục giấy có in hình thần tài Hồ Chí Minh. Chính vì đánh mất thần
linh, đánh mất niềm tin và cựa quậy trong vũng lầy độc thần, con người mau
chóng vong thân, vong nô và tội lỗi!
Và, một nền giáo dục lấy độc thần, độc tài làm kim
chỉ nam, mọi giá trị tự do cũng như giá trị tâm linh bị đập bỏ, thần thánh đã
thôi linh và đạo đức đã phai màu, thì đương nhiên, nhân danh thần Hồ, nhân danh
động cơ làm giàu và sức hấp dẫn của thần tài Hồ Chí Minh, người ta sẽ bất chấp,
kể cả việc phá thai và giết người thân! Một nền giáo dục độc tài và độc thần chỉ
cho ra một hệ quả duy nhất: Càng học càng u mê, càng được dạy càng trở nên độc
ác!
No comments:
Post a Comment