Nhóm
phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-10-21
2015-10-21
Người Việt Nam tồn tại được trong suốt quá trình
kinh tế tập trung bao cấp, hợp tác xã là nhờ vào nguồn hải sản rẻ bèo, trong thời
điểm mà mọi thứ lương thực đều hiếm hoi, chờ vào tem phiếu thì những con cá
tươi được bán dạo giống như thức quà cứu rỗi cho sức khỏe. Hiện tại, khi mà mọi
thứ thực phẩm đều có nguy cơ độc hại bởi yếu tố Trung Quốc ẩn chứa bên trong, hải
sản lại một lần nữa thành thức quà cứu rỗi của trời đất ban cho người Việt Nam.
Thế nhưng hải sản đang ngày càng khan hiếm bởi ngư trường Việt Nam đang thu hẹp
một cách khủng khiếp.
Cá được bày bán tại
một chợ quê. (RFA)
Giá
hải sản tăng vọt vì hiếm
Một ngư dân tên Sơn, ở huyện đảo Lý Sơn, chia sẻ:
“Nhật Bản họ mua theo qui chuẩn, ví dụ như trước đây họ mua tôm hùm mỗi ký hai
con, bây giờ mua tôm hùm ba bi, tức là tôm hùm mỗi ký ba con. Cua đá thì bây giờ
không còn nữa vì người ta bắt quá nhiều. Năm 2012 tôi đã mua với giá 220 ngàn đồng
mỗi ký, bây giờ thì đắt lắm và không có để mua vì nhà nước cấm, có tổ chức đội
bảo vệ để giữ tài nguyên. Nhưng nếu biết chỗ thì mua lậu vẫn có…”.
Ông Sơn tỏ ra chán nản khi đưa ra nhận định chẳng có
nước nào giống như Việt Nam. Cái sự không giống ai này nằm ở chỗ là một nước có
núi rừng và bờ biển chạy dọc theo quốc gia, hay nói cách khác là nguyên một quốc
gia bờ biển nhưng lại có giá hải sản đắt hơn những nước như Trung Quốc hay Thái
Lan, Phillipines, đây là một chuyện hết sức vô lý.
Theo ông Sơn, những loại hải sản tương đối quí như
cá thu, cá ngừ đại dương, các loại mực ống và hải sâm, bào ngư hay cua biển đều
có giá đắt hơn rất nhiều so với Singapore hay Thái Lan, Trung Quốc, thậm chí so
với Lào, Campuchia. Đây là một chuyện hết sức khôi hài khi mà diện tích biển của
những nước này nhỏ hơn Việt Nam nhiều lần và nguồn hải sản trên vùng biển thuộc
chủ quyền của các nước này cũng không phong phú như Việt Nam.
Cũng công tâm mà nói thì hải sản tại Việt Nam trước
đây ba năm còn rất rẻ, ví dụ như một ký lô cua đá ở Quảng Ngãi, Bình Định hay
Quảng Nam đều dao động từ hai chục ngàn đồng đến ba chục ngàn đồng. Thế nhưng
chưa đầy ba năm sau, mỗi ký lô cua đá tăng lên với giá dao động từ hai triệu đồng
đến ba triệu đồng. Nghĩa là tăng lên một trăm lần so với giá trước đây.
Ông Sơn giải thích sở dĩ có chuyện giá tăng quá
nhanh như vậy là vì ngư trường Việt Nam bị thu hẹp đến mức hay như toàn bộ hệ
thống ngư dân đánh bắt xa bờ đều chuyển dần vào đánh bắt gần bờ và bắt của ở
các hang đá, hốc đá trong các đảo gần đất liền. Kiểu đánh bắt này nhanh chóng
làm cho các loại hải sản gần bờ cạn kiệt, ngày càng hiếm hoi, giá thành liên tục
tăng vọt. Khi giá thành tăng vọt lại kích thích người đánh bắt tiếp tục khai
thác bờ biển đến độ mọi thứ đều có nguy cơ tuyệt chủng.
Ông Sơn nói rằng nếu như các ngư trường ở Trường Sa,
Hoàng Sa không bị Trung Quốc xâm chiếm, ngư dân Việt Nam không phải chịu cảnh
mua phiếu đánh bắt với giá từ dao động từ hai ngàn đô la Mỹ đến năm ngàn đô la
Mỹ từ phía Trung Quốc. Và giá phiếu này tùy thuộc vào công suất của tàu, có mua
thì mới được phép đánh bắt và không bị đâm chìm tàu thì hải sản Việt Nam không
đến nỗi đắt đỏ và khan hiếm như hiện nay.
Một gia đình trên đảo Lý Sơn đang làm sò lông nấu cháo.
RFA
Ông Sơn khẳng định rằng trên ngư trường Hoàng Sa và
Trường Sa, mọi tàu đánh cá không bị hoặc chưa bị đâm chìm chỉ nằm trong các trường
hợp đánh lén lút hoặc đã mua phiếu thông hành để đánh bắt từ phía Trung Quốc.
Những tàu nào đánh bắt mà không mua phiếu thông hành của Trung Quốc thì chắc chắn
sẽ bị họ đâm chìm tàu nếu họ gặp. Có một vấn đề mà ông Sơn cảm thấy nực cười là
những tàu của ngư dân Trung Quốc đều được trang bị vũ khí và họ hành xử giống
cướp biển với ngư dân Việt Nam, có rất nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam bị loại
tàu này đâm phá, cướp bóc trên biển Đông.
Hải
sản trên các bàn nhậu
Một ngư dân khác tên Tần, quê ở Nghĩa Hành, Quảng
Ngãi, chia sẻ thêm: “Cá nhói xanh xương nè; rồi men biển: cá lạc, cá mú, chip
chíp nữa, cái đó là nghêu sò sốc hến rồi. Ngon, mấy món này nhậu ngon lắm. Hồi
xưa đánh bắt khó hơn giờ, chỉ có ghe đánh gần bờ, tàu giã thì đi xa một chút.
Ngày xưa ghẹ dùng cho heo ăn nhiều lắm… Bây giờ thì không có mà ăn”.
Ông Tần nói rằng sở dĩ hải sản Việt Nam trở nên đắt
đỏ là vì ngoài yếu tố ngư trường Việt Nam bị thu hẹp thì các loại hàng hóa trên
thị trường Việt Nam, đặc biệt là lương thực, thực phẩm đều có nguy cơ độc hại bởi
yếu tố Trung Quốc, từ cái bắp cải đến cái trứng gà, ký gạo hay cái đùi gà, chân
gà, lòng heo… Tất cả đều có thể là hàng Trung Quốc.
Chính vì đụng tới thứ gì cũng có yếu tố Trung Quốc
nên phần đông các bà nội trợ chọn hải sản để an toàn mặc dù hiện tại, đã có một
số hải sản tẩm hóa chất nhằm giữ độ tươi lâu dài để bán từ ngày này sang ngày
khác. Nhưng dù sao, với người nội trợ, từ con cá nục, cá cơm cho đến cá liệt,
cá chim hay cá thu, cá cu đều là thứ hàng hóa vừa quí hiếm lại vừa an toàn.
Cùng tâm lý với các bà nội trợ, những ông đi nhậu
cũng chọn hải sản làm mồi nhắm, các quán nhậu hải sản mọc lên như nấm sau mưa.
Bởi hiện tại, đậy là loại dịch vụ hái ra tiền tại ba miền đất nước. Ví dụ như
con cá nhám xanh xương, trước đây chừng mười năm thì người ta phơi khô để xay
làm cám heo, trước đây năm năm thì người ta nấu tươi cho heo và xay làm thực phẩm
để nuôi cá lóc, cá trê, còn ba năm trở lại đây cá nhám xanh xương trở thành món
quí hiếm trên bàn nhậu. Mỗi con cá nhám xanh xương nước được bán với giá dao động
từ một trăm ngàn đồng đến ba trăm ngàn đồng.
Các loại mực, hàu, chim chip, nghêu sò ốc hến đều là
những món ngon trên bàn nhậu, cháo hàu, mực ống, cá thu là những món cận đặc sản
biển. Những món như tôm hùm, cua đá tím hay cua biển càng xanh đều là những món
chỉ có giới trọc phú, quan chức mới dám đụng tới, người bình dân không ai dám
nghĩ đến chuyện nhậu các món này.
Theo ông Tần, ngay cả con sứa biển, đây là thứ mà
trước đây rẻ như bèo nhưng hiện tại, nó cũng được xếp vào nhóm hàng quí hiếm.
Điều này chỉ cho thấy người Việt đang bị cạn kiệt nguồn hải sản theo thời gian
và đến một lúc nào đó, hải sản trở thành thứ hàng hóa xa xỉ, không dám mơ tới đối
với người Việt Nam.
Suy cho cùng, kể từ sau năm 1975 đến nay, người Việt
Nam đi từ đại họa kinh tế tập trung bao cấp thiếu trước hụt sau cho đến thời
kinh tế thị trường với đầy rẫy hàng hóa Trung Quốc độc hại và hầu như thời nào
cũng có hải sản làm thức quà cứu rỗi. Nhưng với tình hình hiện tại, ngư trường
Việt Nam bị thu hẹp bởi Trung Quốc xâm chiếm, không biết hải sản sẽ cứu người
dân được bao lâu nữa?!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
---------------------
Tin,
bài liên quan
- Sông Việt bị tác động bởi đập Trung Quốc
- Nghề chăn nuôi, may ít rủi nhiều
- Mùa mưa ngập và đời hàng rong
- Tác hại của các quán internet
- Bờ biển Việt Nam đang rơi dần vào tay Trung Quốc
- Trung Thu Việt Nam hay Trung Thu Trung Quốc ?
- Kiểu đánh cá tận diệt bằng máy châm điện
- Ngư dân Lý Sơn treo lưới bỏ nghề vì Trung Quốc
- Bao giờ nông dân Việt mới hết khổ vì trái cây Trung Quốc
No comments:
Post a Comment