Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-08-05
2015-08-05
Bài Công đoàn là của
ai đăng trên Thời báo kinh tế Sài gòn ngày 24 tháng 7, 2015. Screensho
Những bàn luận ngày càng công khai hơn về hoạt động
của công đoàn tại Việt nam gây nhiều chú ý cho những nhà hoạt động cổ vũ cho những
tổ chức công đoàn thực sự đại diện cho quyền lợi của người lao động Việt nam.
Trong số những bàn luận đó có bài báo trên tờ Thời báo kinh tế Sài gòn mang tựa
đề Công đoàn là của ai, được đăng tải vào ngày 24/7. Trong bài báo
này một số cựu quan chức cao cấp của nhà nước Việt nam cũng lên tiếng cho rằng
tổ chức công đoàn do nhà nước kiểm soát hiện nay không thực sự đại diện cho quyền
lợi của người công nhân.
Ông Trần Ngọc Thành, một trong những sáng lập viên của
phong trào Lao động Việt, một tổ chức nghiệp đoàn tự do, dành cho Kính Hòa một
cuộc phỏng vấn nói về triển vọng của nghiệp đoàn độc lập tại Việt nam cũng như
là những lo ngại của ông.
Đầu tiên ông nhận xét về bài báo Công đoàn
là của ai.
Ông
Trần Ngọc Thành: Tôi nghĩ rằng cái bài báo đó là nằm trong xu hướng
cởi mở của nhà cầm quyền. Trong này có nhận định của một số quan chức cũ, trước
đây họ ở trong hệ thống, bây giờ có thể họ nghỉ hưu. Nhưng trong thời điểm gần
đây tôi nghĩ những nhận định của họ tôi thấy là đúng. Nhưng vấn đề là những người
đương quyền hiện nay có nhận ra được vấn đề đó hay không lại là một vấn đề
khác.
.
Kính
Hòa: Nếu một ngày
không xa có sự cho phép thành lập công đoàn độc lập thì theo ông có sự trở ngại
nào không?
Ông
Trần Ngọc Thành: Tôi nghĩ rằng là nếu một ngày không xa ở Việt nam
cho phép công đoàn độc lập thì cái trở ngại chính là nhận thức của người công
nhân về công đoàn độc lập không đồng đều. Ở một số nơi như các thành phố đã được
tác động của một số anh em để hiểu rõ công đoàn độc lập là gì, thì ở đó có thuận
lợi, ví dụ như Hà nội, hay Sài gòn. Nhưng ở một số nơi khác người công nhân từ
trước tới nay không hiểu công đoàn độc lập là gì thì tôi nghĩ là có khó khăn,
và những nơi đó có thể bị các tổ chức của công đoàn nhà nước hiện nay họ lợi dụng
và làm cho biến dạng.
.
Kính
Hòa: Thưa ông mối
lo ngại của những người cộng sản từ trước đến nay về việc thành lập các nghiệp
đoàn độc lập là gì?
Ông
Trần Ngọc Thành: Từ trước đến nay người cộng sản họ lo ngại các tổ
chức hay các cơ sở nằm ngoài tầm kiểm soát của họ thì coi như họ không điều khiển
được. Và họ nghĩ rằng tất cả các tổ chức của họ, ngoài các tổ chức chính trị
thì phải nằm trong Mặt trận tổ quốc Việt nam. Hiện nay nếu công đoàn độc lập
thành lập thì sẽ không nằm trong Mặt trận tổ quốc Việt nam thì họ sẽ không điều
khiển hay khống chế các tổ chức này.
Ông Trần Ngọc Thành
một trong những người thành lập Liên đoàn lao động Việt trong ngày Đại Hội
Kỳ I của Liên Đoàn Lao Động Việt tại Bangkok 2014
Kính
Hòa: Thưa ông
cũng có suy nghĩ cho rằng nếu có công đoàn độc lập thì công đoàn sẽ thường
xuyên lãnh đạo công nhân đối kháng với giới chủ, thậm chí đối kháng với các
chính sách xã hội của chính quyền, như thế sẽ gây bất ổn xã hội. Ông nhìn điều
đó như thế nào?
Ông
Trần Ngọc Thành: Những suy đoán, những nỗi sợ đó tôi nghĩ là không
đúng. Khi người công nhân thành lập được công đoàn độc lập, thì cái thứ nhất
người công nhân biết rõ rằng những người đại diện cho họ biết rõ luật pháp. Thứ
hai nữa là họ biết có những cuộc đình công bảo vệ được quyền lợi công nhân, có
những cuộc có thể gây bất ổn, hay là không mang lại lợi ích cho người công
nhân. Do đó khi mà có công đoàn độc lập và những người đại diện cho công nhân
thương lượng trực tiếp với giới chủ thì tôi nghĩ là các mâu thuẫn sẽ được hóa
giải chứ không phải như là khi người công nhân không có người đại diện của
mình. Chúng ta thấy ở các nước tư bản, các nước phát triển vai trò của ba bên
là nhà nước, người lao động và giới chủ có thể thực hiện được chứ không phải
như Việt nam. Ở Việt nam chỉ có giới chủ và nhà nước, mà vai trò được thực hiện
qua Tổng liên đoàn lao động Việt nam. Tôi nghĩ là khi có công đoàn độc lập thì
vai trò của người công nhân trong ba bên này được tôn trọng thì sẽ không xảy ra
bất ổn xã hội hay các cuộc đình công.
.
Kính
Hòa: Vai trò của
công đoàn độc lập là như thế nào đối với sự thịnh vượng của một quốc gia?
.
Ông
Trần Ngọc Thành: Vai trò của người lao động luôn luôn quan trọng
trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Khi một nền kinh tế chậm phát triển
hay kỹ thuật kém như hiện nay thì vai trò của công đoàn sẽ thúc đẩy kinh tế
phát triển, khi người công nhân được đại diện các vấn đề xã hội cũng như tất cả
các vấn đề đời sống của mình.
.
Kính
Hòa: Thưa ông xin
ông cho câu hỏi cuối cùng là trong bài báo trên tờ kinh tế Sài gòn có nói đến
việc Tổng công đoàn đã đổi tên, thì liệu có như một số lo ngại cho rằng đảng cộng
sản sẽ đưa ra các tổ chức giả danh như là họ đã làm với cá tổ chức phi chính phủ
để thực sự họ vẫn nắm quyền chi phối?
Ông
Trần Ngọc Thành: Đây thực sự là một lo ngại chính vì từ trước đến
nay bản thân những người cầm quyền họ luôn luôn lắt léo trong đàm phán rồi sau
đó thực hiện khác đi. Khi mà theo dõi các biến chuyển của Việt nam, ví dụ như
khi họ gia nhập WTO thì những cam kết của WTO là cũng là tạo điều kiện cho người
lao động. Hay chúng ta thấy khi mà đưa đơn vào tổ chức lao động thế giới ILO
thì chắc là họ cũng hứa về cái vai trò của nghiệp đoàn. Hay là khi nộp đơn vào Ủy
ban nhân quyền của Liên Hiệp quốc thì họ cũng cam kết về nhân quyền.
Tôi lo đây là sự biến tướng khi gia nhập TPP. Họ sẽ
chuyển Tổng liên đoàn lao động Việt nam thành một tên khác nhưng ảnh hưởng của
đảng cộng sản hay giới cầm quyền vẫn như cũ chứ không có gì thay đổi.
Tất nhiên khi có luật pháp cho rằng công đoàn độc lập
được phép hoạt động tự do tại Việt nam thì những cuộc đấu tranh của công nhân
Việt nam để giành quyền tự quyết của mình nó sẽ được thuận lợi hơn thưa anh.
.
Kính
Hòa: Xin cám ơn ông.
Tin,
bài liên quan :
No comments:
Post a Comment