22.08.2015
Nhiều
người sử dụng mạng xã hội đã lên tiếng yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục và Đào Tạo Việt
Nam Phạm Vũ Luận từ chức, sau khi ông nhận trách nhiệm về các bất cập trong đợt
xét tuyển đại học đầu tiên mà ông gọi là “trận đánh lớn” và “sẵn sàng trả giá”.
Hàng nghìn người đã “like” (thích) trang Facebook có
tên gọi “Chúng tôi yêu cầu cách chức
ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận”.
Một “status” (dòng trạng thái) trên trang này viết:
“Ông Luận là 'tư lệnh ngành' Giáo dục,
ông coi cải cách giáo dục lần này là 1 trận đánh lớn và ông thừa nhận đã có sai
sót và xin rút kinh nghiệm. Như thế là chưa đủ. Dây kinh nghiệm không đủ dài
cho ông rút. Yêu cầu ông từ chức, nếu không ông sẽ phải bị cách chức”.
Trước đó, báo chí trong nước dẫn lời người hiện đứng
đầu ngành giáo dục Việt Nam tuyên bố nhận trách nhiệm về những bất cập trong đợt
xét tuyển đại học đầu tiên gây phiền hà, tốn kém cho người dân.
Bộ Giáo dục & Đào tạo từng cho biết có hơn
560.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong đợt
1.
Ngoài ra, theo thống kê, trong số hơn 400 trường đại
học, cao đẳng sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển, và có 108 đại học
và 21 cao đẳng có số thí sinh đăng ký xét tuyển lớn hơn chỉ tiêu tuyển sinh của
trường.
Truyền thông trong nước những ngày qua đã tốn nhiều
giấy mực để viết về đợt “cải tổ giáo dục” này.
Có thể đọc được những hàng tít như: “Kiệt sức với
xét tuyển đại học”, “Vỡ trận xét tuyển đại học”, “Thuê xe cấp cứu đi rút hồ sơ
đại học” hay “Phụ huynh bật khóc ngày cuối xét tuyển đại học”.
‘Trách
nhiệm lớn’
Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo được trích lời nói
trong cuộc họp báo hôm 21/8: "Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có phần trách nhiệm lớn của Bộ
Giáo dục là chưa cân nhắc hết tính phức tạp và hiệu ứng ngược của những giải
pháp. Thay mặt Bộ, tôi xin nhận trách nhiệm về việc này”.
Theo báo chí Việt Nam, ông Luận đồng thời công bố những
chỉ đạo khắc phục trong đợt xét tuyển thứ 2.
Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Trần Xuân Nhĩ, cựu Thứ trưởng
Giáo dục & Đào tạo Việt Nam, nói rằng việc tổ chức xét tuyển như vừa qua “đỡ
tốn kém hơn trước”.
“Tuy nhiên việc tuyển sinh đợt một khá lộn xộn, và Bộ
trưởng Giáo dục đã nhận trách nhiệm về mình rồi đấy,” ông Nhĩ nói.
Về lời kêu gọi ông Luận từ chức của cư dân mạng, cựu
quan chức giáo dục nói: “Bây giờ mới một việc như vậy mà đã yêu cầu từ chức thì
chưa nên, chưa hay lắm. Nên để xem Bộ trưởng có sự sửa đổi như thế nào đã”.
Trong khi đó, nhiều người sử dụng Facebook ở Việt
Nam đã thay hình đại diện bằng tấm ảnh cầm bảng với nội dung “yêu cầu cách
chức ông Luận”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với Bộ trưởng Giáo dục
& Đào tạo Việt Nam để phỏng vấn.
Trước đây, nhiều cư dân mạng ở Việt Nam cũng đã từng
mở chiến dịch kêu gọi Bộ trưởng Y tế từ chức sau khi nhiều trẻ em tử vong vì
tiêm vaccine.
--------------------------------
"TRẬN ĐÁNH LỚN" của Phạm Vũ Luận
-
Nguyễn Thiện Nhân : "Điên đầu với ông Bộ trưởng!
Kết quả mở màn "TRẬN ĐÁNH LỚN" của ông Bộ trưởng Bộ giáo dục Phạm Vũ Luận, đó là những gì diễn ra trong đợt xét tuyển đại học năm nay:
Học sinh, phụ huynh căng thẳng, bơ phờ, dầm mưa, thức đêm, xếp hàng chờ đợi, quay cuồng lo lắng để học sinh có thể bước chân vào một trường đại học.
Xin trích dẫn vài nhận xét về vấn đề này:
Kết quả mở màn "TRẬN ĐÁNH LỚN" của ông Bộ trưởng Bộ giáo dục Phạm Vũ Luận, đó là những gì diễn ra trong đợt xét tuyển đại học năm nay:
Học sinh, phụ huynh căng thẳng, bơ phờ, dầm mưa, thức đêm, xếp hàng chờ đợi, quay cuồng lo lắng để học sinh có thể bước chân vào một trường đại học.
Xin trích dẫn vài nhận xét về vấn đề này:
- TS
Trần Đình Lý: “Việc xét tuyển năm nay có thể khiến nhiều thí sinh
không vào được những ngành mình yêu thích. Thí sinh chạy lòng vòng khắp nơi miễn
là đậu ĐH mà không cần biết ngành đó có phù hợp với sở thích của mình hay
không. Như vậy việc học sẽ rất khó khăn, nếu có tốt nghiệp cũng rất dễ bị chính
nghề mình đã chọn chối bỏ".
- GS
Võ Tòng Xuân: "Chưa bao giờ có cuộc tuyển sinh lạ lùng nhất
không thể tìm thấy nơi nào trên quả địa cầu này ngoài Việt Nam.Tuyển sinh đại học,
cao đẳng 2015 sẽ đi vào lịch sử giáo dục Việt Nam như là một cơn hãi hùng không
những đối với thí sinh và phụ huynh ăn ngủ không yên, tốn bạc triệu đi tới đi
lui xem kết quả tạm thời và chờ đợi rút hồ sơ…, mà còn đối với Hội đồng tuyển
sinh của các trường cao đẳng và đại học phải làm việc không nghỉ."
Làm sao cứu nhân tài, làm sao cứu nền giáo dục VN
"thối nát" khi ông bộ trưởng giáo dục chỉ biết ngoan ngoãn tuân theo
quyền lực thống trị?
Xét cho cùng, chính là làm sao để VN thoát khỏi CNCS
hoang tưởng và xây dựng nền dân chủ văn minh tiến bộ."
-
Đinh Nhật Uy : "Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận " Tôi xem đổi
mới giáo dục là một trận đánh lớn".
Thế nên mặt trận tuyển sinh là một bãi chiến trường tang thương nhuốm đầy mồ hôi nước mắt của thí sinh và người thân."Cuộc chiến" ngu ngốc này cần phải chấm dứt.
P/s: Giáo dục mục rữa, bất công tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp, nạn bao che, tham nhũng, lạm quyền... bùng phát dữ dội là do sự im lặng của chính chúng ta.
Những gì bạn thấy là không đúng thì HÃY CÙNG LÊN TIẾNG."
Thế nên mặt trận tuyển sinh là một bãi chiến trường tang thương nhuốm đầy mồ hôi nước mắt của thí sinh và người thân."Cuộc chiến" ngu ngốc này cần phải chấm dứt.
P/s: Giáo dục mục rữa, bất công tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp, nạn bao che, tham nhũng, lạm quyền... bùng phát dữ dội là do sự im lặng của chính chúng ta.
Những gì bạn thấy là không đúng thì HÃY CÙNG LÊN TIẾNG."
-
Khang Nguyên : "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai
đất nước. Làm lãnh đạo mà yếu kém sẽ làm đất nước trì trệ kém phát triển. Giáo
dục là đào tạo sự tiến bộ của thế hệ trẻ đại diện tương lai đất nước, không nên
để con cháu chúng ta lạc lối. Nếu có lòng tự trọng, tôi mong ông Bộ trưởng bộ GD Phạm Vũ Luận nên vui
vẻ từ chức. Đó là sự công bằng !"
- Huỳnh
Ngọc Chênh : "ĐỪNG VÌ TRẬN ĐÁNH LỚN BÁT NHÁO CỦA ÔNG LUẬN
...
...mà không ủng hộ chủ trương kỳ thi 2 trong 1. Tức là thi tốt nghiệp phổ thông rồi qua đó xét tuyển vào đại học.
Nếu ông Luận chỉ lo quản kỳ thi tốt nghiệp phổ thông thật tốt và đừng vươn tay quá sâu vào chuyện tuyển sinh của các trường đại học thì sẽ không xảy ra chuyện bát nháo vừa rồi. Cái tư duy bao biện và ôm đồm (trong đó có động cơ để kiếm chác) và tư duy không tin vào cấp dưới của hệ thống chính trị nầy nói chung và của bộ giáo dục nói riêng đã đưa đến tình trạng bát nhaó khắp mọi nơi chứ không riêng gì giáo dục.
Nếu bộ giáo dục làm đúng phải làm như thế này:
- Quản lý nhà nước thật tốt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Đề thi có 70% câu hỏi trung bình để đánh giá thí sinh tốt nghiệp, 30% câu hỏi nâng cao để xếp loại (cao thấp) và phân loại (theo ngành) thí sinh tốt nghiệp để qua đó các trường xét tuyển.
- Chuyện tuyển sinh hoàn toàn giao về cho các trường đại học để họ tự chủ lên kế hoạch và triển khai. Bộ chỉ giám sát và ra các biện pháp chế tài nếu các trường làm sai.
Anh Luận thì quá tệ rồi, nhưng anh Gà là người học hành giỏi giang sao lại để cớ sự xảy ra tồi tệ như thế này. Cũng tội cho các anh, trong thể chế nầy có làm tốt cũng chỉ hạn chế được bát nháo như vừa rồi thôi chứ cơ bản chẳng làm chi được hơn.
Nói như em bé 14 tuổi là đúng, nền giáo dục thối nát nầy không cải cách gì được nữa, phải xóa hết đi làm lại thôi. He he, nhưng để xóa đi nền giáo dục thối nát đó thì trước hết phải xóa đi thể chế này.
Phải đa nguyên, phải dân chủ thôi bác cả Trọng ạ. Không còn con đường nào khác mô."
...mà không ủng hộ chủ trương kỳ thi 2 trong 1. Tức là thi tốt nghiệp phổ thông rồi qua đó xét tuyển vào đại học.
Nếu ông Luận chỉ lo quản kỳ thi tốt nghiệp phổ thông thật tốt và đừng vươn tay quá sâu vào chuyện tuyển sinh của các trường đại học thì sẽ không xảy ra chuyện bát nháo vừa rồi. Cái tư duy bao biện và ôm đồm (trong đó có động cơ để kiếm chác) và tư duy không tin vào cấp dưới của hệ thống chính trị nầy nói chung và của bộ giáo dục nói riêng đã đưa đến tình trạng bát nhaó khắp mọi nơi chứ không riêng gì giáo dục.
Nếu bộ giáo dục làm đúng phải làm như thế này:
- Quản lý nhà nước thật tốt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Đề thi có 70% câu hỏi trung bình để đánh giá thí sinh tốt nghiệp, 30% câu hỏi nâng cao để xếp loại (cao thấp) và phân loại (theo ngành) thí sinh tốt nghiệp để qua đó các trường xét tuyển.
- Chuyện tuyển sinh hoàn toàn giao về cho các trường đại học để họ tự chủ lên kế hoạch và triển khai. Bộ chỉ giám sát và ra các biện pháp chế tài nếu các trường làm sai.
Anh Luận thì quá tệ rồi, nhưng anh Gà là người học hành giỏi giang sao lại để cớ sự xảy ra tồi tệ như thế này. Cũng tội cho các anh, trong thể chế nầy có làm tốt cũng chỉ hạn chế được bát nháo như vừa rồi thôi chứ cơ bản chẳng làm chi được hơn.
Nói như em bé 14 tuổi là đúng, nền giáo dục thối nát nầy không cải cách gì được nữa, phải xóa hết đi làm lại thôi. He he, nhưng để xóa đi nền giáo dục thối nát đó thì trước hết phải xóa đi thể chế này.
Phải đa nguyên, phải dân chủ thôi bác cả Trọng ạ. Không còn con đường nào khác mô."
-
Sơn Thừa Khúc : "Nhìn cảnh phụ huynh và các bạn trẻ mệt mỏi ,
bị đảo lộn cuộc sống bởi kỳ tuyển sinh Đại Học vừa rồi mà thấy tội . Trong khi
thế giới , nhiều nước có nền giáo dục không còn là gánh nặng cho người dân đơn
cử như ở Thái Lan chẳng hạn , giáo dục ở Thái Lan hầu như miễn phí thi ở Việt
Nam đang còn loay hoay với hướng đi không ra thể thống gì cả . Rõ ràng đây là sự
yếu kém của lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam . Tôi ủng hộ việc ông bộ trưởng
giáo dục Phạm Vũ Luận từ chức"
No comments:
Post a Comment