The
Wall Street Journal
DCVOnline
Posted on June 3, 2014 by Editor
— 0 Comments
Cho đến nay quan hệ giữa các nước châu Á và Mỹ vẫn gắn
bó, nhưng sẽ còn nhiều thử thách trước mặt và Washington sẽ phải chứng minh thực
tâm của Mỹ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và bài phát biểu chính trong ngày đầu tiên
tại Viện Quốc tế về Nghiên cứu chiến lược châu Á lần trong Hội nghị thượng đỉnh an ninh lần
thứ 13 tại Singapore ngày 30 tháng năm. Nguồn: yearofthegecko.wordpress.com/
Đối thoại Shangri-La được tổ chức hàng năm tại
Singapore đã trở thành diễn đàn hàng đầu châu Á để bàn về vấn đề an ninh khu vực,
và đã là tiêu đề của báo giới trong những ngày qua. Nhưng cuối tuần rồi nội
dung của những bản tin đã tăng phần phong phú. Thủ tướng Shinzo Abe cam kết Nhật
Bản sẽ đóng vai trò “lớn hơn và chủ động hơn” với quan hệ quốc phòng mạnh
hơn với các nước Đông Nam Á, kể cả đề nghị gởi tàu tuần tra ven biển. Và Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đưa ra một kết toán quân sự hoàn chỉnh hơn trước
nhiều về chính sách “xoay trục” của Mỹ sang châu Á.
Sự biện minh cho cả hai chương trình của Nhật và Mỹ
rất rõ ràng: Bắc Kinh đã làm mất ổn định khu vực với những động thái sử dụng
quân sự để ép buộc thay đổi hiện trạng ở vùng biển phía Đông và biển phía Nam
Trung Quốc. Quan điểm này nghe chừng không xuôi tai, trót lọt với giới chức
Trung Quốc. Trung tướng Wang Guanzhong gọi là hai bài phát biểu [của Nhật và Mỹ]
“chỉ đơn giản là không thể tưởng tượng nổi” và là một “hành động khiêu khích chống
lại Trung Quốc.”
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel: Mỹ và chính sách “xoay trục” ở châu
Á. Nguồn: yearofthegecko.files.wordpress.com
Khán giả quan trọng nhất tại Shangri-La là đội ngũ
các quốc gia ở Đông Nam Á, đại diện cho các nước nhỏ hơn sẽ phải quyết định liệu
s ẽđứng lên phản đối hoặc làm sẽ nín lặng làm hòa với Trung Quốc. Giới ngoại
giao nói với WSJ rằng họ đang háo hức đợi tín hiệu Hoa Kỳ sẽ vẫn cam kết bảo đảm
cho nền an ninh của khu vực Đông Á mặc dù quyền lực quân sự của Trung Quốc ngày
càng tăng.
Ông Hagel đã có thêm thử thách sau khi Tổng thống
Obama tuyên bố về chính sách đối ngoại vào tuần trước tại West Point, mà vấn đề
đề“xoay trục” châu Á hoàn toàn không được nhắc đến. Một người tham gia Đối thoại
Shangri-La hỏi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lý do tại sao ông Obama đã không nhiệt
tình giải thích chính sách “xoay trục” với công chúng Mỹ như ông đã thúc đẩy nó
ở châu Á. Điều này khiến người châu Á sẽ phải tự hỏi sự hỗ trợ của chính sách
“xoay trục” này có đủ mạnh để giúp châu Á thoát khỏi một cuộc khủng hoảng, đặc
biệt là khi ngân sách quốc phòng Mỹ đang và giảm bớt và những điểm nóng trên thế
giới vẫn xuất hiện.
Trung tướng Wang Guanzhong: phát biểu [của Nhật và Mỹ] “chỉ đơn giản là
không thể tưởng tượng nổi” và là một “hành động khiêu khích chống lại Trung Quốc.”
Nguồn: yearofthegecko.files.wordpress.com
Người ta lại càng nghi ngờ nhiều hơn vì cách mà các
ông Obama và Hagel cố gắng làm dịu với Bắc Kinh bằng cách thủ thế, đi tìm một
“mô hình mới cho mối quan hệ giữa các cường quốc.” Đó chính là công thức của Tổng
Bí thư Đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình, và nhiều người ở châu Á tin rằng
đó là mật mã để đuổi Mỹ ra khỏi châu Á, và như thế Mỹ không còn có thể đóng vai
trò đối trọng với TQ.
Chính quyền Obama đã không công nhận khái niệm (về
bang giao) của ông Tập. Nhưng thật khó mà phủ nhận được việc Hoa Kỳ đang chay
theo đuôi sau khi Trung Quốc rẽ ngoặt, thay đổi thái độ vào năm 2009. Quan hệ Mỹ-Trung
Quốc trước đó dựa trên sự tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của nhau trong ổn định.
Sau đó, trong năm năm qua Bắc Kinh đã định nghĩa lại lợi ích cốt lõi của Trung
Quốc, gồm cả các quần đảo đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông. Hầu như tất cả
mọi quốc gia ở Đông Nam Á đang chịu áp lực vì tham vọng bành trướng lãnh thổ mới
của Trung Quốc.
Những tu từ của giới sĩ quan cao cấp của Trung Quốc
tại Singapore khiến người ta lo ngại rằng Bắc Kinh đang trên đường đi đến xung
đột với Mỹ. TQ cáo buộc Mỹ và Nhật Bản dùng thái độ cưỡng chế và có hành động
bá quyền, trong khi mọi người khác ở khu vực đều nói rằng đó chính là hành vi của
Trung Quốc. Điều này có vẻ không làm yên lòng được các nước Đông Nam Á đang lo
ngại vì hành vi bắt nạt của Trung Quốc, điều đáng đáng ngại hơn nữa là sự tự lừa
dối bằng chủ nghĩa dân tộc (Đại Hán) đang gia tăng ở Trung Quốc.
Bài phát biểu của ông Abe nhấn mạnh tầm quan trọng của
luật pháp quốc tế để giải quyết hoặc ít nhất là có thể kiềm chế được những cuộc
tranh chấp. Sự miễn cưỡng của Trung Quốc để chơi theo luật quốc tế cho thấy họ
nay chưa phải là một cường quốc, mà họ muốn muốn tạo ra một trật tự mới ở châu
Á-Thái Bình Dương mà Trung Quốc có thể chiếm ưu thế. Bắc Kinh cố gắng gây rối
thêm trong những cuộc tranh chấp lãnh thổ nhỏ mà Mỹ chẳng có lợi lộc gì ở đó
nhưng sẽ mất to nếu xen vào cuộc xung đột. Đây là chiến thuật để chia rẽ
Washington và các đồng minh của Mỹ.
Tập - Obama: Ừ, lợi ích cốt lõi
trong ổn định nhá. Nguồn: yearofthegecko.files.wordpress.com
Những cuộc tranh chấp này không có khả năng sẽ được
giải quyết bằng đối thoại, nhưng những cuộc phiếm đàm như ở Đối thoại
Shangri-La cho người ta thấy một số tín hiệu xem thực sự chiến lược của Bắc
Kinh có đang đạt được mục đích hay không. Cho đến nay quan hệ giữa các nước
châu Á và Mỹ vẫn gắn bó, nhưng sẽ còn nhiều thử thách trước mặt và Washington sẽ
phải chứng minh thực tâm của Mỹ.
© 2014 DCVOnline
Nguồn:
Discord in Shangri-La. China’s attempt at Asian dominance meets
resistance. The Wall Street Journal. 1/6/2014.
No comments:
Post a Comment