17.06.2014
Ủy
viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tới Việt Nam và ngày mai, 18/6,
sẽ hội kiến các giới chức cấp cao của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng giữa
Hà Nội và Bắc Kinh xoay quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi ở biển Đông.
Cuộc gặp gỡ giữa ông Dương với các nhà lãnh đạo ở Hà Nội, kể cả Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, được coi là cuộc tiếp xúc trực tiếp cấp cao nhất giữa hai nước láng giềng kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh xác nhận thông tin này trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm nay.
Bà Oánh cho biết ông Dương ‘sẽ trao đổi các quan điểm một cách chân thành với phía Việt Nam về các vấn đề cùng quan tâm’.
Người phát ngôn này nói thêm rằng Bắc Kinh mong muốn phía Việt Nam ‘nghĩ tới đại cục, hướng về lợi ích chung và lâu dài, và thỏa hiệp với Trung Quốc để tìm một giải pháp phù hợp cho tình hình hiện thời’.
Tuy nhiên, bà Oánh không đề cập cụ thể tới giàn khoan dầu gây ‘sóng gió’ trong mối bang giao giữa Trung Quốc với Việt Nam thời gian qua khi nói về chuyến thăm của ông Dương.
Một ngày trước đó, tại Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói ông tin rằng ‘vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chắc chắn sẽ được bàn đến’.
Ông Bình nói thêm rằng cuộc gặp ‘giữa hai chủ tịch ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương chắc chắn là một kênh, một sự kiện hai bên có thể thảo luận vấn đề tìm giải pháp cho vấn đề căng thẳng ở biển Đông’.
Về khả năng tìm được tiếng nói chung, khai thông thế bế tắc hiện thời, VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Việt - Trung Dương Danh Dy. Ông nhận định như sau về chuyến đi của ông Dương Khiết Trì.
Ông Dương Danh Dy: Theo tôi được biết thì ông ấy sang để dự một cuộc họp giữa hai nước. Đây là cuộc họp thường lệ giữa hai bên. Cuộc họp này, theo quy định trước là đến hạn thôi, chứ không phải là vì cái chuyện biển Đông mà ông ta sang đâu. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, gặp bàn với ông ấy thì chắc chắn là hai bên thể nào cũng nói, đề cập tới chuyện giàn khoan, Trung Quốc lắp đặt giàn khoan trên lãnh thổ Việt Nam. Gần đây, cái chuyện dịch chuyển giàn khoan sang phía này, phía kia, có lẽ cũng là biểu hiện rằng là Trung Quốc chuẩn bị rục rịch xuống nước.
VOA: Chuyện xuống thang này nên được hiểu như thế nào, thưa ông?
Ông Dương Danh Dy: Chắc chắn là hai bên sẽ bàn chuyện Trung Quốc đưa giàn khoan vào. Còn chuyện thỏa hiệp, phía Trung Quốc qua hơn một tháng bị nhân dân Việt Nam cương quyết chống lại rồi bị nhân dân thế giới lên án, nếu họ rút ra được bài học của họ, họ thấy làm như thế là không có lợi cho họ thì họ rút ra là tốt nhất. Đấy là cái mà chúng tôi chỉ mong như thế thôi. Còn được hay không thì tùy phía Trung Quốc.
Họ rút giàn khoan ra là xong chứ gì nữa. Tự dưng anh vô cớ xâm nhập vào lãnh thổ của tôi, bây giờ anh rút ra đi thôi. Tôi cũng chả gây sự với anh, vì việc này mà gây sự với anh.
VOA: Thưa ông, có ý kiến cho rằng phía Việt Nam đã hiểu rõ cái ‘dã tâm’ của Trung Quốc nên phía Hà Nội sẽ cứng rắn hơn khi đối thoại với ‘anh bạn láng giềng’. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Ông Dương Danh Dy: Đúng là như vậy mà. Việt Nam không thể lùi được. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc nhằm hai mục đích một lúc, tức là vừa xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam đồng thời vừa tiến hành khai thác, thăm dò dầu khí, cái mà hiện nay Trung Quốc rất thiếu, trên phần lãnh thổ của Việt Nam. Hai cái mục đích đó cho nên Việt Nam không thể lùi được vì lùi thì họ khoan một mũi rồi khoan hai mũi, ba mũi, đến chỗ là họ lấn chiếm đảo, bãi của Việt Nam. Là một người dân Việt Nam, tôi thấy rằng là, trong việc này, chính phủ Việt Nam đã tỏ ra rất cương quyết nhưng cũng rất khôn ngoan.
VOA: Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sẽ đi về đâu trong tương lai, thưa ông?
Ông Dương Danh Dy: Quan hệ hiện nay đang xấu đi. Phía Trung Quốc bắt đầu họ đã rút công nhân của họ về nhân chuyện dân Việt Nam ở một số nơi đập phá nhà máy của họ. Đấy là một cái cớ thôi. Cái chính tức là Trung Quốc họ sẽ rút bớt, hạn chế làm ăn với Việt Nam. Trong nước thì theo tôi cũng sẽ có cái đối phó thôi.
Cuộc gặp gỡ giữa ông Dương với các nhà lãnh đạo ở Hà Nội, kể cả Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, được coi là cuộc tiếp xúc trực tiếp cấp cao nhất giữa hai nước láng giềng kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh xác nhận thông tin này trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm nay.
Bà Oánh cho biết ông Dương ‘sẽ trao đổi các quan điểm một cách chân thành với phía Việt Nam về các vấn đề cùng quan tâm’.
Người phát ngôn này nói thêm rằng Bắc Kinh mong muốn phía Việt Nam ‘nghĩ tới đại cục, hướng về lợi ích chung và lâu dài, và thỏa hiệp với Trung Quốc để tìm một giải pháp phù hợp cho tình hình hiện thời’.
Tuy nhiên, bà Oánh không đề cập cụ thể tới giàn khoan dầu gây ‘sóng gió’ trong mối bang giao giữa Trung Quốc với Việt Nam thời gian qua khi nói về chuyến thăm của ông Dương.
Một ngày trước đó, tại Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói ông tin rằng ‘vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chắc chắn sẽ được bàn đến’.
Ông Bình nói thêm rằng cuộc gặp ‘giữa hai chủ tịch ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương chắc chắn là một kênh, một sự kiện hai bên có thể thảo luận vấn đề tìm giải pháp cho vấn đề căng thẳng ở biển Đông’.
Về khả năng tìm được tiếng nói chung, khai thông thế bế tắc hiện thời, VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Việt - Trung Dương Danh Dy. Ông nhận định như sau về chuyến đi của ông Dương Khiết Trì.
Ông Dương Danh Dy: Theo tôi được biết thì ông ấy sang để dự một cuộc họp giữa hai nước. Đây là cuộc họp thường lệ giữa hai bên. Cuộc họp này, theo quy định trước là đến hạn thôi, chứ không phải là vì cái chuyện biển Đông mà ông ta sang đâu. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, gặp bàn với ông ấy thì chắc chắn là hai bên thể nào cũng nói, đề cập tới chuyện giàn khoan, Trung Quốc lắp đặt giàn khoan trên lãnh thổ Việt Nam. Gần đây, cái chuyện dịch chuyển giàn khoan sang phía này, phía kia, có lẽ cũng là biểu hiện rằng là Trung Quốc chuẩn bị rục rịch xuống nước.
VOA: Chuyện xuống thang này nên được hiểu như thế nào, thưa ông?
Ông Dương Danh Dy: Chắc chắn là hai bên sẽ bàn chuyện Trung Quốc đưa giàn khoan vào. Còn chuyện thỏa hiệp, phía Trung Quốc qua hơn một tháng bị nhân dân Việt Nam cương quyết chống lại rồi bị nhân dân thế giới lên án, nếu họ rút ra được bài học của họ, họ thấy làm như thế là không có lợi cho họ thì họ rút ra là tốt nhất. Đấy là cái mà chúng tôi chỉ mong như thế thôi. Còn được hay không thì tùy phía Trung Quốc.
Họ rút giàn khoan ra là xong chứ gì nữa. Tự dưng anh vô cớ xâm nhập vào lãnh thổ của tôi, bây giờ anh rút ra đi thôi. Tôi cũng chả gây sự với anh, vì việc này mà gây sự với anh.
VOA: Thưa ông, có ý kiến cho rằng phía Việt Nam đã hiểu rõ cái ‘dã tâm’ của Trung Quốc nên phía Hà Nội sẽ cứng rắn hơn khi đối thoại với ‘anh bạn láng giềng’. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Ông Dương Danh Dy: Đúng là như vậy mà. Việt Nam không thể lùi được. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc nhằm hai mục đích một lúc, tức là vừa xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam đồng thời vừa tiến hành khai thác, thăm dò dầu khí, cái mà hiện nay Trung Quốc rất thiếu, trên phần lãnh thổ của Việt Nam. Hai cái mục đích đó cho nên Việt Nam không thể lùi được vì lùi thì họ khoan một mũi rồi khoan hai mũi, ba mũi, đến chỗ là họ lấn chiếm đảo, bãi của Việt Nam. Là một người dân Việt Nam, tôi thấy rằng là, trong việc này, chính phủ Việt Nam đã tỏ ra rất cương quyết nhưng cũng rất khôn ngoan.
VOA: Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sẽ đi về đâu trong tương lai, thưa ông?
Ông Dương Danh Dy: Quan hệ hiện nay đang xấu đi. Phía Trung Quốc bắt đầu họ đã rút công nhân của họ về nhân chuyện dân Việt Nam ở một số nơi đập phá nhà máy của họ. Đấy là một cái cớ thôi. Cái chính tức là Trung Quốc họ sẽ rút bớt, hạn chế làm ăn với Việt Nam. Trong nước thì theo tôi cũng sẽ có cái đối phó thôi.
No comments:
Post a Comment