Lu
Chen, Epoch Times và Matthew Robertson, Epoch Times
2 Tháng Sáu, 2014
Tòa nhà phức hợp Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc
(CCTV) tại Bắc Kinh ngày 13/8/2010. CCTV là một phần quan trọng của hệ thống
tuyên truyền chế độ ĐCSTQ. Nơi đây hiện đang trải qua một đợt cải tổ chính trị,
và đã có nhiều trường hợp tự vẫn được báo cáo. Ảnh internet
Một loạt các vụ tự tử và các trường hợp mắc bệnh của
quan chức trong bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ mới được ghi nhận gần đây. Đây rõ
ràng là hệ quả của áp lực khủng khiếp trong bộ máy quan liêu khi nhà lãnh đạo Đảng
Tập Cận Bình cải tổ đội ngũ cán bộ để củng cố quyền lực của mình.
Trong hơn một thập kỷ, hệ thống tuyên truyền của Đảng
chịu sự kìm kẹp của đội ngũ quan chức trung thành với cựu lãnh đạo Giang Trạch
Dân, trong đó có cả những người là do Giang trực tiếp bổ nhiệm. Tái cơ cấu gần
đây chính là một bước trong quá trình hợp nhất quyền lực của Tập Cận Bình từ Đảng
bộ đến bộ máy nhà nước, gây bất lợi cho phe cánh Giang Trạch Dân và mạng lưới
thân tín rộng lớn của ông ta.
Trong vài tháng qua đã xảy ra 6 vụ tự tử của các
quan chức cao cấp trong bộ máy tuyên truyền tại Trung Quốc, một vài trong số đó
chỉ xảy ra cách nhau vài ngày. Hệ thống tuyên truyền này bao gồm Cơ quan tuyên
truyền trung ương, trụ sở tại Bắc Kinh, và các cơ quan bộ máy chân rết tại mọi
cấp chính quyền trên khắp Trung Quốc, cũng như báo chí, website, tạp chí, ấn phẩm,
nhà xuất bản, đài truyền hình, và nhiều cơ quan khác do nhà nước quản lý.
Các nhà lãnh đạo của ĐCS chưa bao giờ đánh giá thấp
tầm quan trọng của việc kiểm soát bộ máy tuyên truyền. Anne-Marie Brady, giáo
sư chính trị Trung Quốc, đã viết trong cuốn sách năm 2008 của bà:“Khi các nhà
lãnh đạo [ĐCS] … nhận thức sâu sắc được rằng bất kể ai kiểm soát hệ thống tuyên
truyền ở Trung Quốc đều có khả năng chi phối đến hệ thống chính trị.”
Hàng
loạt cái chết
Thứ hai vừa qua, ông Chu Hồng Lãng (Zhou Honglang),
giám đốc Trung tâm Tin tức và Thông tin Thành phố Giang Sơn thuộc tỉnh Chiết
Giang đã tự vẫn bằng cách nhảy từ tầng 15 tòa nhà văn phòng. Trước đó trong
cùng tháng, cũng có một loạt các vụ tự sát xảy ra chỉ cách nhau vài ngày.
Trương Kính Vũ (Zhang Jingwu), 47 tuổi, tổng giám đốc
Công ty Phát hành Nhóm Báo chí Thâm Quyến, được tìm thấy đã chết tại một rãnh
nước trong công viên ở Thâm Quyến vào ngày 8 tháng 5. Người ta phát hiện một lá
thư tuyệt mệnh gần thi thể ông Trương ghi nguyên nhân là do trầm cảm.
Hạ Vệ Tinh (He Weixing), 49 tuổi, phó giám đốc Đài
Phát thanh và Đài Truyền hình Thành phố Tương Hương thuộc tỉnh Hồ Nam, được tìm
thấy treo cổ tự vẫn tại cầu thang văn phòng ngày 6 tháng 5. “Thật đau đớn, thật
đau đớn, thật đau đớn. Cuộc sống khắc nghiệt, công việc khắc nghiệt. … Siêng
năng, cần cù, nhưng vẫn không đạt được gì cả, công việc lại đầy áp lực khủng
khiếp…” đó là những lời ông để lại trong lá thư tuyệt mệnh.
Từ Hành (Xu Xing), 35t, phó
tổng biên tập của Metro Express, một tờ báo trực thuộc Nhật Báo Hàng Châu do
nhà nước quản lý, cũng tự sát vào ngày 4 tháng 5. Gia đình ông cho biết ông Từ
gần đây đã phải chịu nhiều áp lực trong công việc, rơi vào trạng thái chán nản
và mất ngủ.
Tống Bân (Song
Bin), phó giám đốc và tổng biên tập của Văn phòng chi nhánh An Huy thuộc
Tân Hoa Xã, cũng chết trong phòng làm việc của ông hồi cuối tháng tư vừa qua.
Theo tờ Tài Tân, ông Tống đã treo cổ tự vẫn.
Nhưng vụ tự tử của quan chức cấp cao xảy ra vào
tháng ba. Đó là Lý Ngũ Phong (Li Wufeng), Phó chủ nhiệm Văn phòng tin tức Quốc
vụ viện Trung Quốc – một cơ quan tuyên truyền đầu não của trung ương. Theo tờ
báo thân với Bắc Kinh Takungpao có trụ sở tại Hồng Kông, ông Lý nhảy lầu tự vẫn
do trầm cảm.
Việc lan rộng các vụ tự tử trong hệ thống tuyên truyền,
một số báo cáo về vụ việc này sau đó đã bị kiểm duyệt (có lẽ là theo lệnh của
các cựu đồng nghiệp của những người quá cố) đã trở thành một nguyên nhân của những
suy đoán và tranh luận trên internet ở Trung Quốc.
Lời giải thích dẫn chiếu từ nguyên nhân cá nhân đến
nguyên nhân chính trị.
“Họ hiểu rõ vấn đề rằng họ chẳng thể làm gì, thậm
chí khi phải chứng kiến quá nhiều điều bất công”, một người dùng internet với
biệt danh Huayangli bình luận trên Weibo.
Dương Thanh Lâm (Yang Qinglin),
phóng viên cao cấp của tờ Singpao, nói: “Họ thấy thất vọng về xã hội và cuộc sống.
Vì vậy họ quyết định rời đi!”
Han Lianchao, một nhà nghiên cứu tại Viện Hudson có
trụ sở ở Washington, D.C, phát biểu với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ: “ĐCS kiểm soát
100% các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc. Thị trường hóa ngày nay yêu cầu
giới truyền thông phải có trách nhiệm với khán giả, và đưa ra các tin tức khách
quan. Xung đột giữa hai thái cực này đã đặt những người làm truyền thông dưới một
áp lực khủng khiếp”, ông nói tiếp, “Tôi cho rằng cái chết của một vài trong số
họ cũng có thể liên quan đến chiến dịch chống tham nhũng”.
Tuy nhiên, nguyên nhân tự tử có lẽ còn sâu xa hơn việc
đơn giản chỉ là mức độ hài lòng với công việc.
Cải
tổ nhân sự
Những vị trí chủ chốt trong hệ thống tuyên truyền
trong những năm 2000 được tổ chức bởi Lưu Hiểu Đông và Lý Trường Xuân, cả hai đều
do Giang Trạch Dân trực tiếp bổ nhiệm trong quá trình Giang nắm lên nắm quyền.
Lưu là người đứng đầu Ban Tuyên truyền Trung ương từ 2002 đến 2012, đồng thời
cũng nắm nhiều vị trí quan trọng khác thuộc bộ máy tuyên truyền, và Lý Trường
Xuân đứng đầu Nhóm Chính sách và Tư tưởng Tuyên truyền Trung ương, cũng từ năm
2002 đến 2012.
Tập Cận Bình lên nắm quyền vào tháng 11 năm 2012, và
kể từ đó đã bắt đầu cuộc thanh trừ liên tục cơ sở quyền lực của Giang từ Đảng bộ
đến bộ máy chính phủ.
Đặc biệt, hệ thống tuyên truyền đã được cải tổ trong
một vài tháng gần đây với việc bổ nhiệm một loạt cán bộ mới và một số quan chức
cấp cao bị sa thải. Cuộc thanh trừ này bề ngoài là các cáo buộc tham nhũng –
bên trong có thể chứa đựng mục đích bổ nhiệm các quan chức mới trung thành với
chế độ Tập Cận Bình.
Những thay đổi trên diễn ra tại các cơ quan truyền
thông đứng đầu, và tại các văn phòng tuyên truyền của nhà nước trên khắp Trung
Quốc. Ba trường hợp lật đổ quan chức cấp cao tại các tập đoàn truyền thông lớn ở
các tỉnh trên khắp Trung Quốc là những ví dụ điển hình nhất.
Trương Khải Phong (Zhang Qigeng), tổng giám đốc Tập
đoàn Hồ Bắc Daily Media thuộc nhà nước, đã bị sa thải đồng thời bị bài trừ khỏi
cơ quan Đảng ủy tương ứng vào ngày 5 tháng 5. Ông Trương hiện đang bị điều tra
do “nghi ngờ vi phạm luật pháp nghiêm trọng,” theo Ủy ban Thanh tra và Kỷ luật
tỉnh Hồ Bắc. Tập đoàn Hồ Bắc Media là công ty truyền thông lớn nhất tại Hồ Bắc,
với tài sản lên tới 5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 801 triệu đô la Mỹ), với các
tờ báo, 5 website tin tức trực tuyến, một nhà xuất bản, và 8 công ty chi nhánh.
Các tờ báo do tập đoàn phát hành có lượng lưu thông lên tới 8 triệu bản mỗi
ngày.
Trương có thể nói là một nhân vật nổi tiếng trong giới
truyền thông Hồ Bắc, sau khi thành lập tạp chí nổi tiếng Sở Thiên Đô thị báo
(Chutian Metropolis Daily). Tạp chí này đã vô cùng phát triển trong nhiệm kỳ của
Trương một thập kỷ qua. Các bản báo cáo chính thống đã không tiết lộ chi tiết về
vấn đề phạm pháp của ông.
Thư Triển (Shu Zhan), giám đốc Tập đoàn Truyền thông
Phúc Kiến và đài truyền hình địa phương tỉnh Phúc Kiến, bị điều tra bởi Ủy ban
Thanh tra và Kỷ luật cấp tỉnh vào ngày 4 tháng 5, sau một chuyến thăm của đội
thanh tra chính phủ trung ương. Thư, đồng thời là bí thư Đảng trong đài truyền
hình, sau đó bị buộc tội với tội danh “vi phạm luật pháp nghiêm trọng”.
Cao Kiếm Vân (Gao Jianyun), phó Cục trưởng Ngũ Cục
thuộc ban Tuyên truyền Đối ngoại Trung Ương, cũng bị đưa ra điều tra do “vi phạm
luật pháp nghiêm trọng” vào ngày 18 tháng 4 vừa qua.
Ngoài những trường hợp nêu trên, cơ quan ngôn luận của
Đảng, tờ Nhân Dân Nhật báo, cũng đang bị cải tổ. Chính quyền tuyên bố sẽ sa thải
bốn giám đốc điều hành cấp cao về tin tức thời sự – gồm có giám đốc, một phó
giám đốc, một tổng biên tập, và một phó tổng biên tập – chỉ trong vòng 5 ngày
trong tháng tư.
Ngày 30 tháng 4 đã tuyên bố giám đốc mới của Nhân
dân Nhật báo là Dương Chấn Vũ (Yang Zhenwu), cựu giám đốc biên tập xuất bản, đồng
thời là thân tín có tiếng tăm của lãnh đạo ĐCS Tập Cận Bình.
-----
Dịch
Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
--------------------------------
CÁC
BÀI KHÁC :
No comments:
Post a Comment