Yun
Sun
Biên
dịch: Lê Hồng Hiệp
11/06/2014 at 11:58
Trong những tháng gần đây, các hành động đơn phương
của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông đã đẩy căng thẳng
khu vực lên cao. Các hành động được tính toán kỹ lưỡng của Trung Quốc được thúc
đẩy bởi nhiều yếu tố trong lẫn ngoài nước. Những yếu tố này bao gồm việc thúc đẩy
uy tín và thẩm quyền của Tập Cận Bình nhằm phục vụ chương trình nghị sự cải
cách trong nước; và nhận định rằng Hoa Kỳ rất nhiều khả năng sẽ không can thiệp
vào thời điểm này. Bên cạnh những hành động công khai nhằm khẳng định yêu sách
của mình ở Biển Đông, các tuyên bố chính thức và các phân tích pháp lý trong nội
bộ Trung Quốc cũng phản ánh một quyết tâm được điều chỉnh lại nhằm củng cố (yêu
sách) đường chín đoạn gây tranh cãi của nước này ở Biển Đông.
Từ quan điểm Trung Quốc, lời giải thích rõ ràng và
trực tiếp nhất cho sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông là rất
đơn giản: Trung Quốc tin rằng sự kiềm chế đơn phương của nước này trước đây đã
không làm gì để giúp cải thiện vị thế của nó trong các tranh chấp Biển Đông và
việc không hành động thực tế đã dẫn tới việc các nước tranh chấp khác tăng cường
hiện diện và yêu sách của mình. Vì vậy, để Trung Quốc có thể cải thiện vị thế của
mình trong bối cảnh hiện tại cũng như các cuộc đàm phán tương lai, Trung Quốc
trước hết phải thay đổi nguyên trạng thông qua những phương tiện sẵn có cần thiết.
Trung Quốc muốn ưu tiên sử dụng cách tiếp cận dân sự và bán quân sự nhưng không
bác bỏ biện pháp cưỡng ép quân sự nếu phải làm như vậy. Một vị thế có lợi và một
đặc quyền riêng biệt nhất định ở Biển Đông được cho là không thể thiếu đối với
tham vọng của Trung Quốc nhằm trở thành một “cường quốc biển”, một “nhiệm vụ
chính” được đề ra bởi Đại hội Đảng lần thứ 18 vào năm 2012 và là một chính sách
được cá nhân Tập ủng hộ. Trong khi tham vọng có được một lực lượng “hải quân viễn
dương” và việc bành trướng hải quân đối mặt với nhiều điểm nghẽn dọc theo bờ biển
phía Đông từ Nhật Bản kéo dài xuống Philippines, thì Biển Đông được coi là mang
lại cho Trung Quốc một khu vực hải dương rộng lớn và dễ thở hơn cho các hoạt động
hải quân của mình.
Dù chính sách thay đổi nguyên trạng và theo đuổi địa
vị cường quốc biển đã tồn tại lâu nay thì thời điểm cụ thể của các hành động gần
đây nhất của Trung Quốc lại liên quan đến tình hình chính trị trong nước – Chủ
tịch Tập cần một vị thế chính sách đối ngoại mạnh nhằm củng cố nền tảng quyền lực
trong nước. Chương trình cải cách đang diễn ra của Tập từ khi nhậm chức vào năm
2013, bao gồm “tăng cường cải cách kinh tế” và chiến dịch “chống tham nhũng” mạnh
mẽ đã đụng chạm đến nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan đến các nhóm lợi ích hiện hữu
và quan hệ chính trị trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc. Vì vậy Tập cần giành
được càng nhiều uy tín chính sách đối ngoại càng tốt để xây dựng hình ảnh lãnh
đạo cứng rắn và pha loãng chỉ trích nội bộ đối với các chương trình nghị sự
trong nước của mình. Điều này không nhất thiết cho thấy hoặc chứng minh rằng bản
thân Tập không ủng hộ một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn, chỉ là bổ sung một
lớp động lực mạnh mẽ thêm vào đó.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là Trung
Quốc hành xử hung hăng ở Biển Đông vì nước này tin rằng nó có thể làm như vậy.
Đánh giá này không chỉ dựa trên năng lực quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung
Quốc vốn vượt trội hơn hẳn tất cả các nước tranh chấp ở ĐNA cộng lại, mà còn dựa
trên niềm tin ở Trung Quốc rằng Mỹ sẽ không dùng sức mạnh cứng để đối phó với
các hành động của Trung Quốc. Trung Quốc đã theo dõi sát sao sự lưỡng lự của Mỹ
trước việc can thiệp quân sự vào Syria cũng như ở Ukraine, và rút ra kết luận rằng
chính quyền Obama không muốn can dự vào một cuộc xung đột quân sự. Ngoài ra
Trung Quốc cũng tin rằng chính quyền Obama không muốn có một di sản chính sách
đối ngoại trong đó bao gồm một cuộc xung đột với Trung Quốc.
Mặc dù vậy, Trung Quốc cũng thừa nhận sự khác biệt
giữa Ukraine, vốn không phải là một thành viên của NATO, với Philippines, vốn
là một đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn
Scarborough vào năm 2012, Mỹ đã không làm gì. Hơn nữa, như bà Phó Oánh, Chủ tịch
Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã chỉ ra tại Đối thoại Shangri-La gần đây, tranh
chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam “không liên quan gì tới Mỹ”. Thông điệp ẩn đằng
sau là Việt Nam thậm chí không phải là một đồng minh của Mỹ và khả năng Mỹ can
thiệp thay mặt Việt Nam là cực kỳ thấp, nếu không muốn nói là không tồn tại.
Bên cạnh việc tiến hành các hành động đơn phương nhằm
thay đổi nguyên trạng, Trung Quốc cũng đang củng cố các lập luận của mình đằng
sau “đường chín đoạn” gây tranh cãi ở Biển Đông. Phó Tổng tham mưu trưởng Giải
phóng quân Trung Quốc (PLA) Wang Guanzhong đã trình bày 6 điểm chưa có tiền lệ
về tính hợp pháp của đường chín đoạn tại Đối thoại Shangri-La, một chỉ dấu rõ
ràng cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc chống đỡ các yêu sách tranh cãi
của mình. Điều này tương phản hoàn toàn với một vài năm trước đây khi cộng đồng
nghiên cứu pháp lý và chính sách đối ngoại của Trung Quốc vẫn còn tranh cãi về
giá trị của đường chín đoạn. Giờ đây các nhà phân tích Trung Quốc hầu như nhất
trí cho rằng Trung Quốc nên đơn phương duy trì yêu sách tranh cãi này.
Trung Quốc hiểu rất rõ sự mâu thuẫn giữa đường chín
đoạn với UNCLOS và đã đầu tư đáng kể vào các nghiên cứu pháp lý nhằm củng cố lập
luận “quyền lịch sử” của mình. Một số chuyên gia Trung Quốc đã tìm thấy sự biện
minh ngay trong chính UNCLOS, tuyên bố rằng Công ước này “mập mờ” và “không bao
quát” về vấn đề danh nghĩa quyền lịch sử. Vì vậy, theo quan điểm của họ, vấn đề
quyền lịch sử đã không được giải quyết bởi UNCLOS và vẫn là một cuộc thảo luận
mở đang diễn ra. Các chuyên gia Trung Quốc khác lại cho rằng đường chín đoạn sẽ
không có căn cứ ủng hộ nào từ UNCLOS. Thay vào đó họ cố gắng tìm kiếm các cách
biện minh khác bên ngoài UNCLOS từ các luật tập quán và quy tắc hành xử quốc tế.
Cả hai trường phái đều lập luận rằng do đường chín đoạn ra đời trước UNCLOS 4
thập niên và các quyền lịch sử của Trung Quốc có trước UNCLOS còn lâu hơn thế,
nên UNCLOS không thể được áp dụng theo kiểu hồi tố để bác bỏ chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán trên biển của Trung Quốc vốn đã được hình thành
trong lịch sử.
Trung Quốc cũng cẩn thận điều chỉnh lại những gì mà
nước này muốn yêu sách trong đường chín đoạn. Lý do duy trì “sự mập mờ chiến lược”
là rõ ràng: Nhằm dành chỗ và sự linh hoạt cho các cuộc đàm phán tương lai. Hầu
hết các nhà phân tích Trung Quốc đều có xu hướng coi các vùng nước trong đường
chín đoạn là một vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, mặc dù chính phủ chưa
công khai ủng hộ lập trường này.
Nhiều người trong giới hoạch định chính sách Trung
Quốc hiểu rõ những điểm yếu của các lập luận pháp lý này. Tuy nhiên có các lập
luận yếu nhưng hợp pháp còn tốt hơn là không có lập luận nào cả, đặc biệt là
khi các lập trường như vậy được chống đỡ bởi sức mạnh quốc gia lớn và sự sẵn
lòng trong việc sử dụng quyền lực đó. Nếu so sánh, phí tổn về uy tín đối với
Trung Quốc được cho là có thể quản lý được. Trong thực tế, theo phân tích chi
phí – lợi ích của Trung Quốc thì lợi ích thật sự của các hành động cưỡng bức lớn
hơn đáng kể so với chi phí. Rốt cuộc, Trung Quốc có các biện pháp khác, nhất là
thông qua kinh tế, để cải thiện quan hệ với ĐNA, trong khi các yêu sách của nó ở
Biển Đông khó có thể đạt được thông qua bất cứ cách nào khác ngoài sự cưỡng ép.
Bên cạnh đó, Trung Quốc không chấp nhận cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định
bởi UNCLOS. Vì vậy ngay cả khi tòa trọng tài quốc tế ủng hộ các yêu sách của
Philippines thì Trung Quốc cũng không chấp nhận kết quả đó, và sẽ rất khó, nếu
không nói là hoàn toàn không thể, để tòa có thể cho thi hành được phán quyết của
mình.
Dù các nước khác có muốn hay không thì Trung Quốc
cũng đang giành được những gì nước này muốn. Các diễn biến mới trong tính toán
và lập trường của Trung Quốc cần phải được hiểu một cách chính xác và được đối
phó kịp thời bởi các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ./.
———————————————
Bản gốc tiếng Anh:
China’s
New Calculations in the South China Sea
By
Yun Sun
In recent months, China’s unilateral actions
asserting its claims in the South China Sea (SCS) have driven regional tensions
to a new high. China’s well-calculated moves are motivated by multiple internal
and external factors. These include boosting President Xi Jinping’s prestige
and authority for his domestic reform agenda, along with an assumption that the
United States is extremely unlikely to intervene at this moment in time. Other
than the overt actions to assert its claims in the SCS, official statements and
legal studies analysis from within China also reflect a recalibrated
determination to uphold the country’s controversial nine-dashed line in the
South China Sea.
From a Chinese perspective, the most transparent and
direct explanation of China’s rising assertiveness in the South China Sea is
simple: China believes that its past unilateral restraint has done nothing to
improve China’s position regarding SCS disputes and these inactions have in
fact resulted in other claimant countries strengthening their presence and
claims. Therefore, for China to improve its position in the current climate or
for future negotiations, it must first change the status-quo through all
available means necessary. China prefers to utilize civilian and paramilitary
approaches but does not reject military coercion if required. An advantaged
position and certain exclusive privilege in the South China Sea are both
believed to be indispensable for China’s aspiration to become a “strong
maritime power,” a “key task” stipulated by the 18th Party Congress in 2012 and
a policy personally endorsed by Xi. While China’s aspirations for a “Blue Water
Navy” and naval expansion face multiple choke points along its east coast from
Japan down to the Philippines, the South China Sea is considered to offer China
a much larger and less constrained maritime domain for naval maneuvers.
While the policy to change the status quo and pursue
a strong maritime power status has existed for a few years, the particular
timing of China’s most recent actions is closely associated with Chinese
domestic politics—President Xi needs a strong foreign policy posture in order
to strengthen his domestic power base. Xi’s ongoing reform agenda since his
inauguration in 2013, including “deepening economic reforms” and a strong
“anti-corruption” campaign, have touched upon many sensitive issues related to
existing interest groups and leadership politics in China. Therefore, Xi needs
as much foreign policy credits as possible to build his strong-man image and
defuse internal criticisms of his various domestic agendas. This does not
necessarily suggest or prove that Xi personally does not endorse an assertive
foreign policy, but it does add an additional layer of strong motivation to it.
Last but not least, China is behaving assertively in
the South China Sea because it believes it can. This assessment is not only
based on China’s growing military capacity, which dwarfs the capabilities of
perhaps all other Southeast Asian claimant countries combined, but also on a
strong conviction in China that the United States will not use its hard power
to counter Chinese actions. China has watched closely the US hesitation about
military intervention in Syria, and also in Ukraine, and draws the conclusion
that the Obama administration does not
want to involve itself in a military conflict. It is further believed that there is no desire within the Obama administration for a foreign policy legacy that includes a conflict with China.
want to involve itself in a military conflict. It is further believed that there is no desire within the Obama administration for a foreign policy legacy that includes a conflict with China.
Having said that, China does recognize the
difference between Ukraine, which is not a member of NATO, and the Philippines,
which is a US ally. However, when China seized control of Scarborough Shoal in
2012, the United States did nothing. Furthermore, as Madame Fu Ying,
Chairperson of the Foreign Affairs Committee of the National People’s Congress,
pointed out recently at the Shangri-La Dialogue, the dispute between China and
Vietnam “has nothing to do with US.” The implied message is that Vietnam is not
even a US ally and the likelihood of US military intervention on behalf on
Vietnam is extremely remote, if not non-existent.
Other than taking unilateral actions to change the
status quo, China is also strengthening the arguments behind its controversial
“nine-dashed line” in the South China Sea. PLA Deputy Chief of Staff, General
Wang Guanzhong made an unprecedented six-point elaboration on the legitimacy of
the nine-dashed line at the Shangri-La Dialogue, a clear indication of
Beijing’s determination to uphold its controversial claims. This is in sharp
contrast to a few years ago when the Chinese foreign policy and legal
communities were still debating the validity of the nine-dashed line. Now
Chinese analysts almost unanimously argue that China should unilaterally stick
to the controversial claim.
China understands very well the contradictions
between the nine-dashed line and the UNCLOS treaty, and has invested
significantly in legal research to substantiate the “historic rights” argument.
Some Chinese experts have found justification within UNCLOS itself, claiming
that the treaty is “ambiguous” and “inconclusive” on the issue of historic
titles. Therefore, in their view, the issue of historic rights is unresolved by
UNCLOS and is an ongoing, open discussion. Other Chinese experts claim that the
nine-dashed line would find no support from UNCLOS. Instead, they try to
explore alternative justifications for it beyond UNCLOS from other
international customary laws or codes of practices. Both schools argue that
since the nine-dashed line predated UNCLOS for four decades and China’s
historical rights predated UNCLOS for even longer, therefore UNCLOS cannot
retroactively be applied to supersede China’s sovereignty, sovereign rights and
maritime administrative rights formed throughout history.
China is also carefully calibrating what to claim
within the nine-dashed line. The reason for its intentional “strategic
ambiguity” is clear: to leave room and flexibility for future negotiations.
Most Chinese analysts are inclined to see the waters within the nine-dashed
line as a Chinese Exclusive Economic Zone, although the government is yet to
openly endorse that position.
Many within the Chinese policy community clearly
understand the weaknesses of these legal arguments. Nevertheless, having weak
but legitimate justifications is better than having no justification at all,
especially when such positions are backed by strong national power and the
willingness to use it. In comparison, the reputational cost for China is
believed to be manageable. In fact, in China’s cost-benefit analysis, the real
benefits of its coercive actions substantially outweigh the costs. After all,
China has other ways—mainly economic—to improve ties with Southeast Asia while
its claims in the South China Sea can hardly be achieved through any other
method other than coercion. In addition, China does not accept the dispute
settlement mechanism stipulated by UNCLOS. So even if the international
tribunal supports the Philippines’ claims, China will not accept the result and
it will be very difficult, if not completely impossible, for the court to
enforce its ruling.
Whether others like it or not, China is getting what
it wants. The new developments in China’s calculations and positions deserve
accurate understanding and a timely response by the countries in the region,
especially the United States.
Nguồn:
Asia Pacific Bulettin
No comments:
Post a Comment