DCVOnline
Posted on June 16, 2014 by editor
— 0 Comments
VIỆT NAM và Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp và sau tranh chấp lại làm
hòa. Nhưng tranh chấp mới nhất giữ hai nước không diễn tiến như bài bản cũ.
Vừa là đồng chí vừa là anh em… Nguồn: The Economist/Clausio Munoz
Việt Nam ngạc nhiên khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu
HS-981 đến vùng biển của Việt Nam. Giàn khoan khổng lồ tốn cả 1 tỷ USD này nằm
cách quần đảo Hoàng Sa, 17 hải lý (32 km) nơi mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ Việt
Nam Cộng hòa vào năm 1974, và cách bờ biển Việt Nam khoảng 150 hải lý. Giới
lãnh đạo Việt Nam nói giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của họ
theo quy định của luật pháp quốc tế. Việt Nam muốn giải quyết tranh chấp một
cách nhanh chóng bằng thương lượng. Nhưng Trung Quốc đã từ chối yêu cầu có một
hội nghị thượng đỉnh và các cuộc đàm phán giữa các viên chức cấp thấp chẳng đi
tới đâu.
Đến nay triển vọng của một giải pháp yên lành ngày
càng xa. Trong khi tàu thuyền của hai nước vây quanh nhau gần giàn khoan, giới
ngoại giao của cả hai bên đều đã khiếu nại lên Liên Hợp Quốc. Đây là một động
thái bất thường đối với Trung Quốc vì họ thường tránh né các cơ quan quốc tế
trong các tranh chấp với các nước khác. South China Morning Post (Hoa Nam Tảo
Báo), một tờ báo có trụ sở tại Hồng Kông, đưa tin hôm 9 tháng 6 rằng Trung Quốc
đã tạm thời cấm các công ty nhà nước từ đấu thầu các giao kèo mới tại Việt Nam.
Theo sau hai ngày bạo loạn chống Trung Quốc vào giữa tháng Năm, trong đó có ít
nhất bốn công nhân Trung Quốc đã thiệt mạng, và vào cuối tháng, một chiếc thuyền
đánh cá bằng gỗ của Việt Nam va chạm với một đối thủ Trung Quốc, đã chìm ngoai
khơi.
Đây là khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất kể từ năm
1979, khi Việt Nam đã gây thiệt hại không nhỏ cho Trung Quốc trong cuộc chiến
tranh biên giới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho biết vào ngày 21 tháng Năm là
Việt Nam có thể, như Philippines, sẽ thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc
ở Biển Đông ở một tòa án quốc tế.
Ông Dũng có thể được sự khen ngợi trong nước, nhưng
đây cũng là một bước nguy hiểm. Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam phụ thuộc nhiều
vào nguyên liệu nhập cảng từ Trung Quốc. Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam
cũng có một phe ủng hộ Trung Quốc và coi mối quan hệ của Việt Nam được cải thiện
với Hoa Kỳ với con mắt ngờ vực.
Người ta tin là Trung Quốc sẽ dời giàn khoan của họ
vào giữa tháng Tám, theo kế hoạch. Nhưng vấn đề gai góc hơn là câu hỏi ai có chủ
quyền ở vùng biển phía Nam Trung Hoa – nơi mà người Việt Nam gọi là Biển Đông sẽ
không thể được giải quyết sớm như vậy. Trong khi đó, Việt Nam đang chờ những hậu
quả của áp lực kinh tế ngắn hạn. Ngân hàng HSBC cho hay mức sản xuất ở Việt Nam
đã giảm nhẹ từ tháng Tư đến tháng Năm. Đầu tư nước ngoài được dùng để chống đỡ
cho nền kinh tế; Ông Dũng đang cố gắng bảo đảm với người nước ngoài rằng Việt
Nam vẫn còn là một nơi tốt để đầu tư. Nhưng những cuộc bạo động đến chết người
và cuộc tranh chấp với Trung Quốc không thể là quảng cáo hấp dẫn với giới đầu
tư.
© DCVOnline
Nguồn:
Comradely relations go from bad to worse. The Economist, Jun
14th 2014 | HANOI | From the print edition
No comments:
Post a Comment