Tôn
Kỳ Kiêu, Dajiyuan
9 Tháng Sáu, 2014
Ngày 30 tháng 5 , phương tiện truyền thông Trung Quốc
báo cáo, thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp Luật Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ tại cuộc
hội nghị “chống khủng bố” ngày 30, đã đề xuất “sẽ cải cách cơ chế và thể chế
công tác tình báo”, điều này cũng tương đương với việc công khai thừa nhận rằng
hệ thống tình báo của Trung Quốc đã thất bại. Bức hình cho thấy toàn bộ quân cảnh
được trang bị vũ trang sau vụ nổ trên đường phố ở Urumqi. ( Ảnh internet)
[Tin tức Đại Kỷ Nguyên ngày 31/5/2014] (phóng viên Đại
Kỷ Nguyên Tôn Kỳ Kiêu tổng hợp báo cáo)
Ngày 30 tháng 5, phương tiện truyền thông Trung Quốc
báo cáo, thư ký Ủy ban Chính trị và pháp Luật Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ tại cuộc
hội nghị “chống khủng bố” ngày 30, đã đề xuất “sẽ cải cách cơ chế và thể chế
công tác tình báo”, qua đó gián tiếp công khai thừa nhận rằng hệ thống tình báo
của Trung Quốc đã thất bại. Trong những năm qua, ĐCSTQ đã đầu tư mạnh vào chính
sách bức hại Pháp Luân Công, khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt, dẫn đến các vụ bạo
lực khủng bố xảy ra triền miên tại Tân Cương, khiến hệ thống tình báo Trung Quốc
căn bản là lực bất tòng tâm.
Ngày 30 tháng 4, tại phía Nam của Ga Urumqi phát
sinh một vụ nổ lớn, cùng sự kiện một nhóm người dùng dao chém người. Sau đó, có
báo cáo trích dẫn lời nói của nhà nghiên cứu Phan Đồ Kỳ tại Viện nghiên cứu
quân sự liên hợp Hoàng gia (Rusi), đề cập đến việc sau sự cố năm 2009 tại
Urumqi, cũng là xuất hiện các vụ tấn công khủng bố diễn ra tại nhà ga xe lửa, vấn
đề chắc chắn xuất phát ra “những sai lầm trong phương diện tình báo.”
Ngày 22 tháng 5, một vụ nổ lớn tại chợ phiên buổi
sáng xảy ra tại Urumqi. Hôm sau, báo chí Hồng Kông bình luận rằng, một loạt các
cuộc tấn công khủng bố ở Urumqi, những kẻ tấn công tại một nhà ga xe lửa trong
thời điểm đông đúc, ném bom trong chợ, gây ra thương vong nghiêm trọng, càng
làm nổi bật rõ ràng những lỗ hổng nghiêm trọng tồn tại trong các biện pháp chống
khủng bố của các nhà chức trách Trung Quốc, ĐCSTQ kiểm soát phương tiện truyền
thông, thu thập các thông tin tình báo, phân phối lực lượng cảnh sát, định hướng
chính trị và các khía cạnh khác đều tồn tại những sai lầm nghiêm trọng.
Một
Loạt các vụ bạo lực khủng bố liên tiếp phát sinh tại Đại Lục, ĐCSTQ không có
cách nào để ứng phó.
10 giờ tối ngày 1 tháng 3, tại Ga Côn Minh đã xảy ra
cuộc tấn công khủng bố bằng bạo lực, kết quả khiến 32 người chết, 143 người bị
thương.
Khoảng 7h10’ tối ngày 30 tháng 4 , tại Ga Urumqi lại
tiếp tục xảy ra vụ tấn công khủng bố , kết quả là 3 người chết và 79 người bị
thương.
Buổi sáng ngày 6 tháng 5, lại xuất hiện kẻ tấn công
khủng bố tay trang bị dao chém người loạn xạ tại ga Quảng gây thương tích , khiến
6 người bị thương.
Vào lúc 7h50’ sáng sớm ngày 22 tháng 5, tại cung văn
hóa công viên Urumqi Tân Cương đã xảy ra một vụ nổ lớn , kết quả là 39 người chết,
94 người bị thương.
Các vụ Bạo lực khủng bố xảy ra với tần suất thường
xuyên hơn ở Trung Quốc, cùng với những hành động lạ thường của công an, cảnh
sát vũ trang và toàn bộ hệ thống tình báo, dẫn tới sự hoảng loạn cực độ và sự
phẫn nộ mạnh mẽ từ người dân. Dân cư mạng liên tục đặt ra những câu hỏi chất vấn:
Khi bạo lực khủng bố xảy ra, thì hàng triệu cảnh sát vũ trang và công an đang
làm cái gì ?
ĐCSTQ
đầu tư một lượng lớn tài chính vào việc đàn áp Pháp Luân Công
15 năm qua, ĐCSTQ đã tiêu hao một lượng lớn tài
chính, trong Ủy ban Chính trị và Pháp Luật mà thành lập một hệ thống cơ sở
phòng ” 6.10 ” sử dụng công an, kiểm soát, xét xử, nhà tù, gián điệp,
kinh tế , ngoại giao, tình báo , báo chí, tin thời sự xuất bản , giáo dục, khoa
học và công nghệ , văn hóa , y tế và các khía cạnh nguồn lực khác nhằm nỗ lực để
đàn áp Pháp Luân Công. Khi sự tấn công của bạo lực khủng bố xảy tới , chính quyền
Trung Quốc tự nhiên cảm thấy mọi việc dần bị bại lộ, không thể ứng phó .
Năm 2002, sau khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền,
phát hiện Giang Trạch Dân khi còn đương quyền đã đàn áp Pháp Luân Công trên một
phạm vi rất rộng, quy mô lớn đến mức khiến người ta phải hoảng sợ, nguồn đầu tư
tài chính to lớn khiến cho ngân khố quốc gia không thể gánh nổi.
Có nguồn tin tiết lộ rằng trước Đại hội thứ 17, Hồ Cẩm
Đào đã ra lệnh thành lập đội điều tra đặc biệt để nắm rõ những bí mật về việc đầu
tư nguồn vốn tài chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang khi còn đang
nắm quyền, qua đó đã phát hiện nguồn tài chính bị tiêu hao vào thời kỳ cao điểm
khi đàn áp Pháp Luân Công (1999-2002 ) ước tính bằng khoảng một nửa GDP của tổng
tài sản xã hội Trung Quốc, những thời điểm khác thì cũng đã sử dụng đến 1/3 hay
1/4 nguồn lực tài chính quốc gia .
Một quan chức trong ủy ban kế hoạch đại lục đã bí mật
tiết lộ, chi phí mà ĐCSTQ dùng để đàn áp và khủng bố Pháp Luân Công đã nhiều
hơn nhiều so với chi tiêu quân phí quốc phòng, lúc sử dụng nhiều nhất tương
đương với 3/4 các nguồn lực GDP của toàn dân, khiến cho nền kinh tế Trung Quốc
đang bị mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng .
Một quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp ở tỉnh Liêu
Ninh , đã công khai cho biết: ” Số tiền đầu tư tài chính để đối phó với Pháp
Luân Công đã vượt quá số tiền tài trợ cho một cuộc chiến tranh . “
Theo số liệu của Bộ Tài chính ĐCSTQ công bố, chi phí
hàng năm của việc duy trì sự ổn định trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công được công
khai như là nhiệm vụ chính của ủy ban Chính trị và Luật pháp, trong năm 2011 là
624 tỷ 4 trăm triệu nhân dân tệ, vào năm 2012 là 701 tỷ 8 trăm triệu, vào năm
2013 để 769 tỷ nhân dân tệ , liên tiếp 3 năm đều vượt qua chi phí cho quân sự.
Chi phí để ” duy trì sự ổn định ” này là quá nhiều ,
cho thấy một sai lầm hết sức to lớn, vì vậy vào năm 2014 ĐCSTQ khi công bố dự
toán ngân sách toàn năm , chính phủ đã hữu ý ” bỏ qua ” không đề cập đến vấn đề
này.
( Biên tập: Tạ Đông Duyên )
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
No comments:
Post a Comment