Phạm
Chí Dũng
Monday, June 23, 2014 6:55:14 PM
Làm
sao để hơi nóng thoát ra?
*
Bình nước sôi
Mùa Hè năm 2014, cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ
diễn ra vào trung tuần Tháng Năm đã không có mặt Dan Baer - viên trợ lý
điển trai của ngoại trưởng Hoa Kỳ, người dẫn đầu đoàn đàm phán Mỹ tại cuộc đối
thoại cùng tên vào Tháng Tư năm 2013, cũng là nhân vật được giới quan sát đánh
giá là rất nhiệt tình cho công cuộc phục hồi các giá trị dân chủ và nhân quyền
cho Việt Nam.
Tuy thế, cuộc gặp mặt giữa hai quốc gia cựu thù vào năm nay lại được dẫn dắt bởi một gương mặt không kém mẫn cảm so với trưởng phái đoàn Hoa Kỳ năm ngoái: Tom Malinowski. Cũng như Dan Baer, ông Malinowski phụ trách về dân chủ và nhân quyền và lao động - những lĩnh vực mà Hà Nội không thú vị chút nào.
Song những gì mà ông Malinowski lan truyền cho giới truyền thông quốc tế sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần này lại thú vị hơn hẳn lần trước. Cho dù xuất hiện với độ trễ đến ba tuần sau thời điểm đối thoại, nhưng điểm đáng ghi nhận đầu tiên chính là sự có mặt trực tiếp của chính Tom Malinowski, chứ không phải chỉ là một phát ngôn viên Nhà Trắng như ông Patrick Ventrell chỉ để đưa ra vài tuyên bố chung nhất theo cách “hữu nghị viển vông” trong cuộc họp báo sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ vào năm trước, trong khi Dan Baer có vẻ cô mình trong tâm thế thất vọng tràn trề vì không thể đến thăm những nhân vật bất đồng chính kiến mà ông muốn gặp.
“Giống như một bình nước sôi, sẽ tốt hơn nhiều nếu ta mở nắp để hơi nóng thoát ra thay vì cố gắng đậy lại để rốt cuộc dẫn tới một sự bùng nổ lớn hơn” - khác hẳn với không khí rất trầm lắng trong đối thoại nhân quyền năm ngoái, vào năm nay thậm chí Tom Malinowski còn nêu ra một ví von ẩn dụ rất tượng hình và mang phong cách thường xuất hiện trong hoàn cảnh tự tin của giới chính trị gia phương Tây. Ðây là điểm thứ hai đáng ghi nhận.
Bối cảnh người Mỹ có vẻ tự tin hơn hẳn như vậy lại diễn ra cùng thời điểm mà giới lãnh đạo Trung Nam Hải biếu không cho Việt Nam một món quà đắt giá: giàn khoan HD 981. Ngay sau chiến dịch được xem như bước đầu tái nô thuộc Việt Nam như thế, hàng loạt sự kiện từ việc người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng bị Tập Cận Bình từ chối tiếp ở Bắc Kinh theo tiết lộ của tờ The New York Times, những cuộc bạo động ở Bình Dương, Ðồng Nai và Hà Tĩnh, đến thái độ không thể lừng chừng hơn của Bộ Chính Trị Hà Nội đối với việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, đã cho thấy chưa bao giờ từ năm 1945 đến nay, dân tộc Việt Nam phải chứng kiến một nhà nước Việt Nam cô đơn và chia rẽ đến thế, bất chấp phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” và hàng chục đối tác chiến lược toàn diện mà nhà nước này đã “dày công vun đắp” suốt hàng chục năm qua.
Phỏng theo tục ngữ “tham thì thâm,” món quà không thể giá trị hơn của “đối tác chiến lược toàn diện” giá trị nhất là Trung Quốc đã khiến chiến thuật “đu dây” của Việt Nam hầu như phá sản. Hệ lụy còn lại không phải là Hà Nội dung hòa mối quan hệ “mười sáu chữ vàng” như thế nào, mà sẽ phải đối phó với những đòn tấn công tổng lực từ chính trị, kinh tế và cả quân sự của Bắc Kinh trong những năm tới ra sao.
Tuy thế, cuộc gặp mặt giữa hai quốc gia cựu thù vào năm nay lại được dẫn dắt bởi một gương mặt không kém mẫn cảm so với trưởng phái đoàn Hoa Kỳ năm ngoái: Tom Malinowski. Cũng như Dan Baer, ông Malinowski phụ trách về dân chủ và nhân quyền và lao động - những lĩnh vực mà Hà Nội không thú vị chút nào.
Song những gì mà ông Malinowski lan truyền cho giới truyền thông quốc tế sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần này lại thú vị hơn hẳn lần trước. Cho dù xuất hiện với độ trễ đến ba tuần sau thời điểm đối thoại, nhưng điểm đáng ghi nhận đầu tiên chính là sự có mặt trực tiếp của chính Tom Malinowski, chứ không phải chỉ là một phát ngôn viên Nhà Trắng như ông Patrick Ventrell chỉ để đưa ra vài tuyên bố chung nhất theo cách “hữu nghị viển vông” trong cuộc họp báo sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ vào năm trước, trong khi Dan Baer có vẻ cô mình trong tâm thế thất vọng tràn trề vì không thể đến thăm những nhân vật bất đồng chính kiến mà ông muốn gặp.
“Giống như một bình nước sôi, sẽ tốt hơn nhiều nếu ta mở nắp để hơi nóng thoát ra thay vì cố gắng đậy lại để rốt cuộc dẫn tới một sự bùng nổ lớn hơn” - khác hẳn với không khí rất trầm lắng trong đối thoại nhân quyền năm ngoái, vào năm nay thậm chí Tom Malinowski còn nêu ra một ví von ẩn dụ rất tượng hình và mang phong cách thường xuất hiện trong hoàn cảnh tự tin của giới chính trị gia phương Tây. Ðây là điểm thứ hai đáng ghi nhận.
Bối cảnh người Mỹ có vẻ tự tin hơn hẳn như vậy lại diễn ra cùng thời điểm mà giới lãnh đạo Trung Nam Hải biếu không cho Việt Nam một món quà đắt giá: giàn khoan HD 981. Ngay sau chiến dịch được xem như bước đầu tái nô thuộc Việt Nam như thế, hàng loạt sự kiện từ việc người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng bị Tập Cận Bình từ chối tiếp ở Bắc Kinh theo tiết lộ của tờ The New York Times, những cuộc bạo động ở Bình Dương, Ðồng Nai và Hà Tĩnh, đến thái độ không thể lừng chừng hơn của Bộ Chính Trị Hà Nội đối với việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, đã cho thấy chưa bao giờ từ năm 1945 đến nay, dân tộc Việt Nam phải chứng kiến một nhà nước Việt Nam cô đơn và chia rẽ đến thế, bất chấp phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” và hàng chục đối tác chiến lược toàn diện mà nhà nước này đã “dày công vun đắp” suốt hàng chục năm qua.
Phỏng theo tục ngữ “tham thì thâm,” món quà không thể giá trị hơn của “đối tác chiến lược toàn diện” giá trị nhất là Trung Quốc đã khiến chiến thuật “đu dây” của Việt Nam hầu như phá sản. Hệ lụy còn lại không phải là Hà Nội dung hòa mối quan hệ “mười sáu chữ vàng” như thế nào, mà sẽ phải đối phó với những đòn tấn công tổng lực từ chính trị, kinh tế và cả quân sự của Bắc Kinh trong những năm tới ra sao.
Nâng
ly chúc mừng
“Nhân quyền là một phần hết sức quan trọng trong mối
quan hệ Việt-Mỹ hiện nay giữa căng thẳng Biển Ðông, chính sách tái cân bằng của
Washington ở Châu Á, và các cuộc thương lượng hiệp định tự do thương mại xuyên
Thái Bình Dương TPP” - một hãng tin quốc tế tiếp tục thuật lại câu chuyện với
Malinowski. Cần chú ý, trạng từ “hết sức” như thế đã rất ít khi được phía Mỹ
nêu ra trên các bàn đàm phán từ nhân quyền đến TPP với Việt Nam. Dù chưa có
thông tin cụ thể nào từ cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ tháng 5, 2014 được
công bố, nhưng ai cũng hiểu là bất kỳ vào thời điểm bế tắc nào của Hà Nội, những
người hướng đến tầm nhìn “xoay trục” ở Washington đều hiểu rõ ưu thế mà họ nắm
được so với một đối tác đã hầu như “hết sức.”
“Sở dĩ có hy vọng cao rằng đối thoại nhân quyền năm nay đạt tiến bộ xuất phát từ đối thoại TPP. Cho nên, cuộc đối thoại nhân quyền là cách mà qua đó chúng tôi có thể thảo luận chính xác các bước nào Việt Nam cần thiết phải thực hiện để có thể trở thành thành viên của TPP trong năm nay” - không phải từ bất kỳ thành viên nào trong chính phủ Việt Nam, mà Tom Malinowski mới là người phát ra tín hiệu về một triển vọng mà vào năm ngoái đã không hề nhận ra tương lai.
Bắt đầu có thể nâng ly chúc mừng nhà nước Việt Nam. Mặc cho các vòng đàm phán về TPP vẫn chưa đi đến kết thúc và vẫn còn “vô số việc phải làm” như lời nhắn nhủ của bộ trưởng thương mại Mỹ trong cuộc gặp với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 9, 2013 tại New York, nhưng lần gặp gỡ của Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Penny Pritzker cũng với ông Dũng tại Hà Nội vào đầu tháng 6, 2014 - một tháng sau đối thoại nhân quyền - đã phác ra một bức tranh không đến nỗi quá xấu xí: TPP có cơ hội được kết thúc vào cuối năm nay, và do đó người Việt cũng có thể tạm gột rửa vết dơ Trung Quốc trên mặt mình.
Trong một khoảnh khắc nồng nàn hơi thái quá, Tom Malinowski còn cho rằng, “Việt Nam có cơ hội, một cơ hội thật sự.” Quả thật, nửa cuối năm nay có vẻ là cơ hội gần cuối cho giới đàm phán Hà Nội, vì nếu đến năm sau khi tất cả các ứng cử viên Hoa Kỳ đều phải tất bật bởi chuyện vận động tranh cử, sẽ chẳng còn mấy ai tha thiết vận động cho Việt Nam vào TPP nữa.
Tuy nhiên, người Mỹ không hẳn trầm lặng này vẫn không quên thòng lời tự sự: “Nhưng liệu nhà nước Việt Nam có thực hiện những bước cần thiết để nắm bắt cơ hội hay không là câu hỏi mà tôi không thể trả lời thay họ được.”
Rất đúng. Không ai có thể trả lời thay và làm thay cho người Việt, nếu bản thân giới lãnh đạo quá thiếu quả quyết ở đất nước “ngàn năm Bắc thuộc” này không tự xác quyết được tư thế “hãy cố gắng ký khi còn có thể đứng.”
“Sở dĩ có hy vọng cao rằng đối thoại nhân quyền năm nay đạt tiến bộ xuất phát từ đối thoại TPP. Cho nên, cuộc đối thoại nhân quyền là cách mà qua đó chúng tôi có thể thảo luận chính xác các bước nào Việt Nam cần thiết phải thực hiện để có thể trở thành thành viên của TPP trong năm nay” - không phải từ bất kỳ thành viên nào trong chính phủ Việt Nam, mà Tom Malinowski mới là người phát ra tín hiệu về một triển vọng mà vào năm ngoái đã không hề nhận ra tương lai.
Bắt đầu có thể nâng ly chúc mừng nhà nước Việt Nam. Mặc cho các vòng đàm phán về TPP vẫn chưa đi đến kết thúc và vẫn còn “vô số việc phải làm” như lời nhắn nhủ của bộ trưởng thương mại Mỹ trong cuộc gặp với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 9, 2013 tại New York, nhưng lần gặp gỡ của Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Penny Pritzker cũng với ông Dũng tại Hà Nội vào đầu tháng 6, 2014 - một tháng sau đối thoại nhân quyền - đã phác ra một bức tranh không đến nỗi quá xấu xí: TPP có cơ hội được kết thúc vào cuối năm nay, và do đó người Việt cũng có thể tạm gột rửa vết dơ Trung Quốc trên mặt mình.
Trong một khoảnh khắc nồng nàn hơi thái quá, Tom Malinowski còn cho rằng, “Việt Nam có cơ hội, một cơ hội thật sự.” Quả thật, nửa cuối năm nay có vẻ là cơ hội gần cuối cho giới đàm phán Hà Nội, vì nếu đến năm sau khi tất cả các ứng cử viên Hoa Kỳ đều phải tất bật bởi chuyện vận động tranh cử, sẽ chẳng còn mấy ai tha thiết vận động cho Việt Nam vào TPP nữa.
Tuy nhiên, người Mỹ không hẳn trầm lặng này vẫn không quên thòng lời tự sự: “Nhưng liệu nhà nước Việt Nam có thực hiện những bước cần thiết để nắm bắt cơ hội hay không là câu hỏi mà tôi không thể trả lời thay họ được.”
Rất đúng. Không ai có thể trả lời thay và làm thay cho người Việt, nếu bản thân giới lãnh đạo quá thiếu quả quyết ở đất nước “ngàn năm Bắc thuộc” này không tự xác quyết được tư thế “hãy cố gắng ký khi còn có thể đứng.”
Hãy
chờ xem
Một lần nữa, dư luận trên dải đất chữ S lại nổi lên
bão tố về những nghi biến quá tiềm tàng trong Hội Nghị Thành Ðô giữa Việt Nam
và Trung Quốc vào năm 1990 - sự kiện đánh dấu nguy cơ vong quốc đậm đà nhất kể
từ sau cuộc chiến năm 1979 giữa “hai nước xã hội chủ nghĩa anh em.” Kể từ đó đến
nay, điều mà không ít trí thức và người dân cho là “chính sách ngoại giao đầu gối”
quả đã phát huy hiệu năng xuất thần của nó: Việt Nam đang đối diện với nguy
cơ có thể bị biến thành một tỉnh lỵ của chủ nghĩa Ðại Hán.
Trước tình thế “nước mất nhà tan” ấy, không quá khó hiểu trước lời nhận xét của Tom Malinowski: “Chúng tôi khá ấn tượng về việc phái đoàn Việt Nam sang đây làm việc với chúng tôi, tìm cách đạt tiến bộ trong các mối quan tâm của chúng tôi về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam.” Lẽ dĩ nhiên ở vào thời điểm quá nhạy cảm này, những gì mà chính phủ Việt Nam và ông Nguyễn Tấn Dũng chưa thực hiện hoặc chưa muốn thực hiện từ trước khi quốc gia này được chấp thuận vào Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tháng 11, 2013 cho đến cuộc Kiểm Ðiểm Ðịnh Kỳ Phổ Quát Về Nhân Quyền Việt Nam vào tháng 2, 2014 sẽ có cơ hội để biểu tả.
Lần đầu tiên kể từ động tác của Trương Tấn Sang trao bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gửi Harry Truman cho Barack Obama vào tháng 7, 2013, người Mỹ mới hé lộ về khả năng “đối tác chiến lược” với Việt Nam. Cũng là lần đầu tiên trong các cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, trưởng đoàn Hoa Kỳ nhắc tới từ “quân sự” nhằm khẳng định quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền.
Còn hơn cả TPP, vai trò xung yếu của hạm đội 7 Hoa Kỳ cho đến lúc này mới hiển thị rõ hơn lúc nào hết trong con mắt yếu đuối của giới lãnh đạo Hà Nội. Nếu Trung Quốc đang phung phí tin đồn về chuyện có thể độc chiếm Biển Ðông đến năm 2020, có lẽ không ít tướng lĩnh quân đội Việt Nam lại tin rằng chỉ có hạm đội 7 mới đủ sức hóa giải nỗi đe dọa từ hạm đội Nam Hải của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, “Chúng ta phải chờ xem bởi vì sự trắc nghiệm không nằm ở chất lượng cuộc đối thoại mà ở các bước sẽ diễn ra trong những ngày sắp tới” - Tom Malinowski kết luận. Ðó cũng là ván bài lật ngửa theo thế không thể còn đi dây của một bộ phận lãnh đạo Việt Nam, nếu quả thực họ muốn “xoay trục” sang phương Tây.
Lẽ đương nhiên, đó cũng là triển vọng đang hé cửa hơn cho ít nhất vài ba chục tù nhân lương tâm như Ðỗ Thị Minh Hạnh đang bị lấp kín bởi cánh cửa nhà tù; cho vài ba thứ quyền tối thiểu của người dân Việt Nam như lập hội, công đoàn độc lập và biểu tình; và trên hết là cho nền tảng dân quyền thực sự trong một xã hội dân sự đang khát dân chủ đến khô cả họng.
Trước tình thế “nước mất nhà tan” ấy, không quá khó hiểu trước lời nhận xét của Tom Malinowski: “Chúng tôi khá ấn tượng về việc phái đoàn Việt Nam sang đây làm việc với chúng tôi, tìm cách đạt tiến bộ trong các mối quan tâm của chúng tôi về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam.” Lẽ dĩ nhiên ở vào thời điểm quá nhạy cảm này, những gì mà chính phủ Việt Nam và ông Nguyễn Tấn Dũng chưa thực hiện hoặc chưa muốn thực hiện từ trước khi quốc gia này được chấp thuận vào Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tháng 11, 2013 cho đến cuộc Kiểm Ðiểm Ðịnh Kỳ Phổ Quát Về Nhân Quyền Việt Nam vào tháng 2, 2014 sẽ có cơ hội để biểu tả.
Lần đầu tiên kể từ động tác của Trương Tấn Sang trao bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gửi Harry Truman cho Barack Obama vào tháng 7, 2013, người Mỹ mới hé lộ về khả năng “đối tác chiến lược” với Việt Nam. Cũng là lần đầu tiên trong các cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, trưởng đoàn Hoa Kỳ nhắc tới từ “quân sự” nhằm khẳng định quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền.
Còn hơn cả TPP, vai trò xung yếu của hạm đội 7 Hoa Kỳ cho đến lúc này mới hiển thị rõ hơn lúc nào hết trong con mắt yếu đuối của giới lãnh đạo Hà Nội. Nếu Trung Quốc đang phung phí tin đồn về chuyện có thể độc chiếm Biển Ðông đến năm 2020, có lẽ không ít tướng lĩnh quân đội Việt Nam lại tin rằng chỉ có hạm đội 7 mới đủ sức hóa giải nỗi đe dọa từ hạm đội Nam Hải của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, “Chúng ta phải chờ xem bởi vì sự trắc nghiệm không nằm ở chất lượng cuộc đối thoại mà ở các bước sẽ diễn ra trong những ngày sắp tới” - Tom Malinowski kết luận. Ðó cũng là ván bài lật ngửa theo thế không thể còn đi dây của một bộ phận lãnh đạo Việt Nam, nếu quả thực họ muốn “xoay trục” sang phương Tây.
Lẽ đương nhiên, đó cũng là triển vọng đang hé cửa hơn cho ít nhất vài ba chục tù nhân lương tâm như Ðỗ Thị Minh Hạnh đang bị lấp kín bởi cánh cửa nhà tù; cho vài ba thứ quyền tối thiểu của người dân Việt Nam như lập hội, công đoàn độc lập và biểu tình; và trên hết là cho nền tảng dân quyền thực sự trong một xã hội dân sự đang khát dân chủ đến khô cả họng.
No comments:
Post a Comment