TS.
Nguyễn Vân Nam
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Sài Gòn
Cập nhật: 09:53 GMT - thứ bảy, 7 tháng 6,
2014
Hành
động Trung Quốc dùng tàu lớn đâm trực diện, phá hỏng, nhấn chìm tàu cá cùng
toàn bộ ngư dân Việt Nam không chỉ là hành động cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng
con người nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng. Nó còn cực kỳ nguy hiểm vì
cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu ngang ngược coi thường các nguyên tắc ứng xử quốc
tế, không tuân thủ các nghĩa vụ mà họ trong tư cách là một nước thành viên Liên
Hiệp quốc, một nước đã ký Công ước Luật biển của Liên Hiệp quốc phải thực hiện.
Tuy vậy, điều quan trọng nhất, cấp bách nhất lúc này
là phải đảm bảo an toàn tính mạng, phương tiện cho ngư dân đánh bắt tại vùng biển
Trung Quốc có thể xuất hiện quấy phá.
Với chủ trương để cho bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu
cá bị phá hỏng, kiện Trung Quốc tại một Tòa án Việt Nam (Tòa án Nhân dân Đà nẵng),
Việt Nam có thể đã tự tước đi cơ hội của ngư dân Việt Nam khởi kiện Trung Quốc
tại Tòa án Luật biển quốc tế (ITCLOS) để được bảo vệ một cách tốt nhất, lâu dài
nhất.
Về lý thuyết, bà Hoa có thể kiện tại một Tòa án có
thẩm quyền của Việt Nam, Tòa án Đà nẵng chẳng hạn, theo thủ tục hình sự và cả
dân sự. Vì nơi xẩy ra hành vi hủy hoại tài sản nằm trong vùng đặc quyền kinh tế
biển mà Việt Nam có chủ quyền và toàn quyền tài phán.
Khó
khăn
Để vừa khẳng định hành vi phá hoại tài sản, vừa buộc
Trung Quốc bồi thường thiệt hại, trước tiên bà Hoa phải làm đơn tố cáo yêu cầu
Cơ quan điều tra khởi tố vụ án.
Thủ tục tố tụng hình sự sẽ được tiếp tục khi cơ quan
điều tra xác định được có dấu hiệu phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội
là ai.
Hàng loạt khó khăn xuất hiện trong quá trình điều
tra, đặc biệt là xác định thủ phạm, sẽ khiến việc khởi tố bị can và đưa ra xét
xử rất dễ trở thành bất khả thi.
Nếu chỉ muốn bồi thường thiệt hại, bà Hoa có thể trực
tiếp khởi kiện Trung Quốc tại Tòa án Đà nẵng theo thủ tục dân sự. Thủ tục này
cũng vấp phải những trở ngại lớn, trong đó có việc xác định bị đơn là ai?
Dù thắng kiện, bà Hoa cũng rất khó nhận được tiền bồi
thường. Việc thi hành án, kể cả ở Việt Nam, là rất khó khăn. Về lý thuyết, cơ
quan thi hành án Việt Nam có quyền phong tỏa tài sản của Nhà nước Trung Quốc tại
Việt Nam để buộc họ phải trả tiền bồi thường cho bà Hoa.
Nhưng hậu quả chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam và
Trung Quốc do sự phong tỏa này gây ra sẽ lớn hơn, nghiêm trọng hơn rất nhiều so
với số tiền cần thi hành án, khiến không cơ quan nào dám cho phép thi hành án cả.
Tuy nhiên điều đặc biệt nguy hiểm ở đây lại là: a) nếu
bản án có hiệu lực của một Tòa án Việt Nam (Tòa Đà nẵng cho đơn kiện của bà
Hoa, chẳng hạn) đã có thể tuyên buộc Trung Quốc phải bồi thường được, thì toàn
bộ các trường hợp ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc làm thiệt hại trong tương lai
đều bắt buộc phải do Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam xét xử; b) Tương tự, một
sơ hở khi dùng từ ngữ trong bản án của một Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, cũng
có thể loại trừ quyền khởi kiện của ngư dân Việt Nam tại Tòa án luật biển quốc
tế.
Tất nhiên bà Hoa cũng có thể khởi kiện Trung Quốc tại
Tòa án luật biển quốc tế yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại và thực hiện
các yêu cầu khác của bà.
Nhưng phải nhấn mạnh rằng phán quyết của Tòa án luật
biển quốc tế chỉ có hiệu lực và giá trị đối với bà Hoa chứ không phải cho tất cả
ngư dân Việt Nam.
Yêu cầu khởi kiện của bà Hoa là yêu cầu của một ngư
dân bị TQ phá hoại tài sản, cản trở mình đánh bắt hải sản.
Mục đích của bà Hoa do đó cũng khác với mục đích khởi
kiện của ngư dân Việt Nam muốn được đảm bảo tự do đánh bắt trên vùng biển mà họ
được quyền đánh bắt; muốn được bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản khi hành
nghề đánh bắt hải sản.
Phán quyết của Tòa án biển quốc tế chỉ có hiệu lực đối
với nguyên đơn là bà Hoa, nên cũng không buộc được Trung Quốc phải bảo đàm tự
do đánh bắt, bảo đảm an toàn cho ngư dân Việt Nam.
Ba
hướng đi
Để bảo vệ ngư dân lâu dài và toàn diện, có ba hướng
khởi kiện - đều khả thi cả - tại Tòa án luật biển quốc tế:
·
Ngư dân khởi kiện thông qua đại diện của mình là Hiệp
hội nghề cá Đà nẵng, nếu không bị bản án vụ bà Hoa cản trở, và Hiệp hội được sự
cho phép của đảng, Nhà nước;
·
Nhà nước khởi kiện yêu cầu tòa này ra phán quyết xác
định (declaratory judgement) việc Trung Quốc dùng tàu đâm tàu Việt Nam, phá hoại
phương tiện đánh bắt của ngư dân Việt Nam là hành vi sử dụng vũ lực;
·
Kết hợp một cách khéo léo cả hai hình thức khởi kiện
trên.
Thủ tục khởi kiện, tố tụng xét xử tại Tòa án luật biển
quốc tế đặc biệt phức tạp. Hơn nữa, các thủ tục này hoàn toàn xa lạ và khác với
thủ tục tố tụng tại Việt Nam. Ngay cả việc thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ
cũng theo các chuẩn mực không giống như Việt Nam vẫn quen thuộc.
Trong hầu hết các giai đoạn của quá trình khởi kiện
như: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện; tố tụng văn bản; tố tụng công khai, đều có những
trở ngại và ẩn chứa nguy hiểm có thể dẫn đến thất bại. Muốn thắng kiện, phía Việt
Nam chắc chắn phải được một công ty luật nước ngoài chuyên về Luật biển quốc tế
tư vấn và đại diện trước Tòa án luật biển quốc tế.
Ngay
cả khi có nhiều khó khăn, trở ngại như thế, ngư dân Việt Nam cũng nên nộp đơn
kiện lên Tòa án luật biển quốc tế. Vì ngay từ khi Tòa án quốc tế này nhận đơn
khởi kiện, ngư dân ta đã được bảo đảm an toàn rồi.
Kể từ thời điểm đơn kiện được thụ lý, Trung Quốc có
nghĩa vụ không được tiếp tục thực hiện những hành động làm hiện trạng trở nên
nghiêm trọng hơn. Nghĩa là không được tiếp tục phá hoại phương tiện, cản trở
ngư dân ta đánh cá nữa.
Nếu Trung Quốc vẫn làm, nguyên đơn (Hiệp hội nghề
cá) có quyền yêu cầu Tòa án luật biển quốc tế quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời buộc Trung Quốc hoặc phải rút tàu ra khỏi vùng biển có ngư dân Việt
Nam đánh bắt, hoặc phải bảo đảm các tàu của Trung Quốc giữ một khoảng cách an
toàn xác định đủ để các tàu ngư dân Việt Nam an tâm đánh bắt.
Thiệt hại cụ thể của bà Hoa và của những ngư dân
khác (nếu có) sẽ được tính đến trong đơn khởi kiện của Hiệp hội, hoặc trong khi
đàm phán giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi Tòa án luật
biển quốc tế ra phán quyết (declaratory judgement) có lợi cho đơn kiện của Việt
Nam.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành
văn của tác giả, một nhà luật học tại Đại học Humboldt, CHLB Đức, hiện
đang hành nghề tại Sài Gòn.
Các
bài liên quan
TQ
'đâm hỏng 24 tàu VN' 06.06.14
'Ai
sẽ hòa giải vụ giàn khoan 981?'
30.05.14
Vì
sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?
28.05.14
Trung
Quốc nói Việt Nam ‘lố bịch’
26.05.14
No comments:
Post a Comment