02.06.2014
Hoa Kỳ nói nhân quyền là một phần hết sức quan trọng
trong mối quan hệ Việt-Mỹ hiện nay giữa căng thẳng Biển Đông, chính sách tái
cân bằng của Washington ở Châu Á, và các cuộc thương lượng Hiệp định Tự do
Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ-Nhân quyền-Lao động, Tom Malinowski, trưởng phái đoàn Mỹ tham gia đối thoại nhân quyền với Việt Nam giữa tháng 5 năm nay, khẳng định quan hệ quân sự và thương mại Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền.
Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho Trà Mi của VOA Việt ngữ, Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski nhấn mạnh nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trình năm nay.
VOA: Xin ông cho biết Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ năm nay có thành quả gì đột phá so với các năm trước không?
Trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski: Đây là cuộc đối thoại đầu tiên của tôi với Việt Nam trong tư cách Trợ lý Ngoại trưởng, nhưng tôi cảm thấy cuộc đối thoại lần này cởi mở, mang tính xây dựng và trọng yếu hơn so với vài cuộc đối thoại trước đây. Chúng tôi khá ấn tượng về việc phái đoàn Việt Nam sang đây làm việc với chúng tôi, tìm cách đạt tiến bộ trong các mối quan tâm của chúng tôi về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Chúng ta phải chờ xem bởi vì sự trắc nghiệm không nằm ở chất lượng cuộc đối thoại mà ở các bước sẽ diễn ra trong những ngày sắp tới. Chúng tôi sẽ theo dõi và làm việc chặt chẽ với Hà Nội để khuyến khích những bước đó.
Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ-Nhân quyền-Lao động, Tom Malinowski, trưởng phái đoàn Mỹ tham gia đối thoại nhân quyền với Việt Nam giữa tháng 5 năm nay, khẳng định quan hệ quân sự và thương mại Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền.
Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho Trà Mi của VOA Việt ngữ, Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski nhấn mạnh nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trình năm nay.
VOA: Xin ông cho biết Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ năm nay có thành quả gì đột phá so với các năm trước không?
Trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski: Đây là cuộc đối thoại đầu tiên của tôi với Việt Nam trong tư cách Trợ lý Ngoại trưởng, nhưng tôi cảm thấy cuộc đối thoại lần này cởi mở, mang tính xây dựng và trọng yếu hơn so với vài cuộc đối thoại trước đây. Chúng tôi khá ấn tượng về việc phái đoàn Việt Nam sang đây làm việc với chúng tôi, tìm cách đạt tiến bộ trong các mối quan tâm của chúng tôi về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Chúng ta phải chờ xem bởi vì sự trắc nghiệm không nằm ở chất lượng cuộc đối thoại mà ở các bước sẽ diễn ra trong những ngày sắp tới. Chúng tôi sẽ theo dõi và làm việc chặt chẽ với Hà Nội để khuyến khích những bước đó.
Bấm
để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski
·
Danh
mục
·
Tải
VOA: Các mối quan tâm đặc biệt được nhấn mạnh trong đối thoại năm nay là
gì, thưa ông?
Ông Malinowski: Như thường lệ, chúng tôi nêu lên trường hợp các cá nhân bị tù hay bị bắt vì đã thể hiện quan điểm một cách ôn hòa. Ngoại trưởng John Kerry tham gia cuộc đối thoại năm nay và ông đã nêu lên với phái đoàn Việt Nam rằng cho phép người dân thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến hay tự do hội họp là lợi ích của Việt Nam. Giống như một bình nước sôi, sẽ tốt hơn nhiều nếu ta mở nắp để hơi nóng thoát ra thay vì cố gắng đậy lại để rốt cuộc dẫn tới một sự bùng nổ lớn hơn. Chúng tôi cũng nêu lên nhu cầu cần phải cải cách pháp lý ở Việt Nam để đảm bảo rằng Bộ Luật Hình sự Việt Nam phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và phù hợp với cam kết của Hà Nội với luật quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do hội họp.
VOA: Phản hồi của Việt Nam ra sao trước các mối quan tâm đó ra sao, thưa ông?
Ông Malinowski: Họ phản hồi một cách xây dựng. Họ thừa nhận là Việt Nam cần đạt những tiến bộ nhưng đồng thời cũng nêu lên rằng nhà nước Việt Nam đang đạt tiến bộ. Họ công nhận rằng nhất thiết luật hình sự phải phù hợp với Hiến pháp Việt Nam. Họ cũng công nhận Việt Nam có các cam kết theo luật quốc tế. Chúng tôi không đồng ý với nhà nước Việt Nam về trường hợp các cá nhân bị giam giữ vì thực thi nhân quyền. Chúng tôi cũng đã đối thoại xây dựng về các vấn đề cụ thể này.
VOA: Có người cho rằng thúc đẩy các vụ phóng thích tù nhân lương tâm, nếu không phải ở mức hàng loạt mà chỉ vài trường hợp đơn lẻ, có thể đưa tới phản ứng ngược vì Hà Nội không ngừng tống giam những người bất đồng chính kiến để đem đổi chác lấy quyền lợi. Ý kiến của ông thế nào?
Ông Malinowski: Đó là lý do vì sao tập trung tới lĩnh vực cải cách luật lệ và Hiến pháp là vô cùng quan trọng. Dĩ nhiên khi có người nào bị bắt giam mà chúng tôi thấy bất công cho dù ở Việt Nam, Trung Quốc, hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu phóng thích họ vì chúng tôi bênh vực nhân quyền. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng giải pháp cho vấn đề là làm sao phải đảm bảo luật nội địa phù hợp với luật quốc tế, tuân thủ những luật lệ tôn trọng quyền của bất kỳ ai ở bất cứ nước nào đều phải được tự do bày tỏ quan điểm, tự do biểu tình ôn hòa, tự do tham gia vào các quyết định chính trị của nước đó mà không sợ bị bắt hay bị đàn áp. Về lâu dài, đây là mục đích chúng tôi đang hướng tới.
VOA: Quốc tế gọi những người bất đồng chính kiến bị Việt Nam giam cầm là tù nhân lương tâm nhưng Việt Nam gọi đó là những phạm nhân phạm pháp. Làm sao để hai đường thẳng, trong trường hợp này, gặp nhau tại một điểm?
Ông Malinowski: Cách đạt giao điểm là phải đảm bảo các luật lệ của họ phải chính đáng và phù hợp với các nguyên tắc mà nhà nước Việt Nam nói họ theo đuổi, những nguyên tắc ghi trong chính Hiến pháp của họ. Đúng là một số nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam phạm pháp vì Hà Nội có những luật lệ ngăn cấm người dân chỉ trích nhà nước một cách ôn hòa. Trong trường hợp này, chúng tôi thấy luật lệ của Việt Nam là không chính đáng và không đúng với những nguyên tắc do chính họ nêu lên cũng như không đúng với các cam kết của họ với luật quốc tế.
VOA: Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ mang lại kết quả cụ thể ra sao trong khi các cuộc thảo luận thường niên này vẫn tiếp diễn qua nhiều thập niên mà Việt Nam vẫn nằm trong số các nước vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất theo ghi nhận từ các báo cáo nhân quyền quốc tế?
Ông Malinowski: Sẽ có kết quả cụ thể nếu trong những ngày sắp tới chúng ta thấy có tiến bộ trong những lĩnh vực như cải cách Bộ Luật Hình sự mà nhà nước Việt Nam nói đang tiến hành. Chúng ta sẽ thấy kết quả cụ thể nếu các cá nhân bị bắt vì các điều luật trong Bộ Luật Hình sự trái với luật quốc tế được phóng thích, nếu có tiến bộ rằng thêm nhiều giáo phái tôn giáo được đăng ký hoạt động. Thật ra đã có một số tiến bộ trong lĩnh vực này ở Tây Nguyên và một vài nơi khác, nhưng chúng tôi yêu cầu gia tăng hơn nữa. Hoặc giả như có tiến bộ trong lĩnh vực quyền của người lao động, vốn là phần rất quan trọng trong Đối thoại Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Hoa Kỳ với Việt Nam. Đối thoại Nhân quyền là phương tiện rất quan trọng để đi tới mục đích vì chúng tôi có mối giao hảo rất tốt với chính phủ Việt Nam. Mục tiêu của Đối thoại là những tiến bộ cụ thể cho phép người dân Việt Nam cổ xúy ôn hòa cho nhân quyền của họ.
Ông Malinowski: Như thường lệ, chúng tôi nêu lên trường hợp các cá nhân bị tù hay bị bắt vì đã thể hiện quan điểm một cách ôn hòa. Ngoại trưởng John Kerry tham gia cuộc đối thoại năm nay và ông đã nêu lên với phái đoàn Việt Nam rằng cho phép người dân thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến hay tự do hội họp là lợi ích của Việt Nam. Giống như một bình nước sôi, sẽ tốt hơn nhiều nếu ta mở nắp để hơi nóng thoát ra thay vì cố gắng đậy lại để rốt cuộc dẫn tới một sự bùng nổ lớn hơn. Chúng tôi cũng nêu lên nhu cầu cần phải cải cách pháp lý ở Việt Nam để đảm bảo rằng Bộ Luật Hình sự Việt Nam phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và phù hợp với cam kết của Hà Nội với luật quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do hội họp.
VOA: Phản hồi của Việt Nam ra sao trước các mối quan tâm đó ra sao, thưa ông?
Ông Malinowski: Họ phản hồi một cách xây dựng. Họ thừa nhận là Việt Nam cần đạt những tiến bộ nhưng đồng thời cũng nêu lên rằng nhà nước Việt Nam đang đạt tiến bộ. Họ công nhận rằng nhất thiết luật hình sự phải phù hợp với Hiến pháp Việt Nam. Họ cũng công nhận Việt Nam có các cam kết theo luật quốc tế. Chúng tôi không đồng ý với nhà nước Việt Nam về trường hợp các cá nhân bị giam giữ vì thực thi nhân quyền. Chúng tôi cũng đã đối thoại xây dựng về các vấn đề cụ thể này.
VOA: Có người cho rằng thúc đẩy các vụ phóng thích tù nhân lương tâm, nếu không phải ở mức hàng loạt mà chỉ vài trường hợp đơn lẻ, có thể đưa tới phản ứng ngược vì Hà Nội không ngừng tống giam những người bất đồng chính kiến để đem đổi chác lấy quyền lợi. Ý kiến của ông thế nào?
Ông Malinowski: Đó là lý do vì sao tập trung tới lĩnh vực cải cách luật lệ và Hiến pháp là vô cùng quan trọng. Dĩ nhiên khi có người nào bị bắt giam mà chúng tôi thấy bất công cho dù ở Việt Nam, Trung Quốc, hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu phóng thích họ vì chúng tôi bênh vực nhân quyền. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng giải pháp cho vấn đề là làm sao phải đảm bảo luật nội địa phù hợp với luật quốc tế, tuân thủ những luật lệ tôn trọng quyền của bất kỳ ai ở bất cứ nước nào đều phải được tự do bày tỏ quan điểm, tự do biểu tình ôn hòa, tự do tham gia vào các quyết định chính trị của nước đó mà không sợ bị bắt hay bị đàn áp. Về lâu dài, đây là mục đích chúng tôi đang hướng tới.
VOA: Quốc tế gọi những người bất đồng chính kiến bị Việt Nam giam cầm là tù nhân lương tâm nhưng Việt Nam gọi đó là những phạm nhân phạm pháp. Làm sao để hai đường thẳng, trong trường hợp này, gặp nhau tại một điểm?
Ông Malinowski: Cách đạt giao điểm là phải đảm bảo các luật lệ của họ phải chính đáng và phù hợp với các nguyên tắc mà nhà nước Việt Nam nói họ theo đuổi, những nguyên tắc ghi trong chính Hiến pháp của họ. Đúng là một số nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam phạm pháp vì Hà Nội có những luật lệ ngăn cấm người dân chỉ trích nhà nước một cách ôn hòa. Trong trường hợp này, chúng tôi thấy luật lệ của Việt Nam là không chính đáng và không đúng với những nguyên tắc do chính họ nêu lên cũng như không đúng với các cam kết của họ với luật quốc tế.
VOA: Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ mang lại kết quả cụ thể ra sao trong khi các cuộc thảo luận thường niên này vẫn tiếp diễn qua nhiều thập niên mà Việt Nam vẫn nằm trong số các nước vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất theo ghi nhận từ các báo cáo nhân quyền quốc tế?
Ông Malinowski: Sẽ có kết quả cụ thể nếu trong những ngày sắp tới chúng ta thấy có tiến bộ trong những lĩnh vực như cải cách Bộ Luật Hình sự mà nhà nước Việt Nam nói đang tiến hành. Chúng ta sẽ thấy kết quả cụ thể nếu các cá nhân bị bắt vì các điều luật trong Bộ Luật Hình sự trái với luật quốc tế được phóng thích, nếu có tiến bộ rằng thêm nhiều giáo phái tôn giáo được đăng ký hoạt động. Thật ra đã có một số tiến bộ trong lĩnh vực này ở Tây Nguyên và một vài nơi khác, nhưng chúng tôi yêu cầu gia tăng hơn nữa. Hoặc giả như có tiến bộ trong lĩnh vực quyền của người lao động, vốn là phần rất quan trọng trong Đối thoại Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Hoa Kỳ với Việt Nam. Đối thoại Nhân quyền là phương tiện rất quan trọng để đi tới mục đích vì chúng tôi có mối giao hảo rất tốt với chính phủ Việt Nam. Mục tiêu của Đối thoại là những tiến bộ cụ thể cho phép người dân Việt Nam cổ xúy ôn hòa cho nhân quyền của họ.
VOA:
Có cách nào để làm cho Đối thoại Nhân quyền hiệu quả
hơn, để không chỉ là kênh bày tỏ quan tâm mà còn là một công cụ mang lại những
cải thiện quan trọng?
Ông Malinowski: Sở dĩ có hy vọng cao rằng đối thoại nhân quyền năm nay đạt tiến bộ xuất phát từ đối thoại TPP. Mỹ muốn thấy Việt Nam là một phần trong cộng đồng các nước Châu Á-Thái Bình Dương cùng ngồi lại với nhau không chỉ vì các lợi ích chung về thương mại mà còn vì những giá trị chung. Việt Nam hiểu rõ điều này. Ngoại trưởng Kerry và Tổng thống Obama đã nói rõ với Hà Nội rằng làm thành viên trong cộng đồng này có những trách nhiệm ràng buộc, và một trong những vấn đề mà chúng tôi kỳ vọng chính là tiến bộ về nhân quyền. Việt Nam thừa biết rằng thỏa thuận thương mại với Việt Nam cần phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Cho nên, cuộc đối thoại nhân quyền là cách mà qua đó chúng tôi có thể thảo luận chính xác các bước nào Việt Nam cần thiết phải thực hiện để có thể trở thành thành viên của TPP trong năm nay.
VOA: Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành thành viên của TPP trong năm nay không giữa lúc tất cả các nước TPP bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ về quyền của người lao động, trong đó có quyền tự do lập hội và công đoàn độc lập mà Việt Nam chưa thực thi?
Ông Malinowski: Tôi nghĩ Việt Nam có cơ hội, một cơ hội thật sự, nhưng liệu nhà nước Việt Nam có thực hiện những bước cần thiết để nắm bắt cơ hội hay không là câu hỏi mà tôi không thể trả lời thay họ được. Chính phủ Mỹ đã chỉ ra rõ ràng, không chỉ riêng tôi trong cuộc Đối thoại Nhân quyền với Việt Nam mà quan trọng hơn là Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng đã nói rằng chúng tôi đang trông đợi tiến bộ trong nhiều lĩnh vực mà đặc biệt là trong lĩnh vực quyền của người lao động và quyền tự do lập hội vì đây là những yếu tố liên quan trực tiếp tới lợi ích của chúng tôi trong mối quan hệ giao thương tự do, cởi mở, và công bằng với Việt Nam.
VOA: Với những động thái gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông, có ý kiến cho rằng Việt Nam nên nhanh chóng mở rộng hơn quan hệ với Mỹ. Khả năng Việt Nam có thể được Mỹ hỗ trợ quân sự hay bán võ khí sát thương giữa chính sách tái cân bằng của Washington ở Châu Á như thế nào, thưa ông?
Ông Malinowski: Vấn đề an ninh ở đây nhắc nhớ rằng Việt Nam là một nước tương đối nhỏ trước một nước láng giềng rất lớn. Việt Nam cần luật quốc tế, cần trở thành thành viên trong cộng đồng mà nền tảng dựa trên sự tôn trọng những luật lệ chung được mọi người hiểu biết và tôn trọng. Và một phần trong sự giao kèo ấy bao gồm những luật lệ bảo vệ con người. Có những luật lệ quốc tế bảo vệ các nước trước sự xâm lược, trước sự xâm phạm chủ quyền biển đảo, và cũng có những luật lệ quốc tế bảo vệ con người. Cho nên, là thành viên của cộng đồng có nghĩa là chấp nhận toàn bộ gói luật lệ chung ấy. Đó là điều Mỹ đã nêu rõ với Việt Nam rằng vì sao từng bước tiến tới việc tuân thủ luật quốc tế về nhân quyền là một lợi ích cho Việt Nam. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam chắc chắn có thể cải thiện và sẽ cải thiện, sẽ tăng cường sâu hơn nữa khi sự tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam được tăng cường.
VOA: Chính sách của Mỹ với Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền trong thời gian tới sẽ ra sao, thưa ông?
Ông Malinowski: Thời gian đó chính là đây, hiện giờ nhân quyền là một phần hết sức quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ vì chúng tôi quan tâm đến tương lai, sự ổn định của Việt Nam, và sự an lành cho người dân Việt Nam. Tiếp tục tiến gần đến việc tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn quốc tế về nhân quyền rõ ràng mang lại lợi ích cho Việt Nam. Sở dĩ nhân quyền là một phần trong quan hệ Việt-Mỹ vì nó rất quan trọng đối với người dân và Quốc hội Hoa Kỳ. Khi hành pháp Mỹ yêu cầu dân chúng và Quốc hội có những bước xây dựng mối quan hệ sâu sắc và gần gũi hơn với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh và thương mại thì nhân quyền chính là những thắc mắc họ nêu lên. Họ kỳ vọng nhìn thấy những tiến bộ từ phía Việt Nam. Có rất nhiều lý do, đặc biệt là trong năm nay với các cuộc thương thảo về Hiệp định TPP, với chính sách tái cân bằng của Mỹ tại Châu Á, khiến vấn đề nhân quyền của Việt Nam sẽ nằm rất cao trong nghị trình làm việc của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng và kỳ vọng tiến bộ từ Việt Nam.
VOA: Ông nghĩ thế nào về khuyến nghị rằng Mỹ nên dành ngân quỹ từ Qũy Nhân quyền và Dân chủ của Bộ Ngoại giao giúp thúc đẩy nhân quyền và xã hội dân sự tại Việt Nam?
Ông Malinowski: Mỹ cổ xúy xã hội dân sự và nhân quyền thông qua sự hỗ trợ trực tiếp đối với các tổ chức bảo vệ nhân quyền ở các nước sở tại trên khắp thế giới, kể cả ở Châu Á, Việt Nam, và hàng chục nước khác. Đây là một phần trong phương thức hỗ trợ nhân quyền của Mỹ. Sự thay đổi không đến từ bên ngoài mà chỉ có thể xuất phát từ chính bên trong quốc gia đó, thông qua công việc của những người hoạt động ôn hòa, những người dân tại Việt Nam yêu nước và quan tâm đến hiện tình đất nước. Nếu chúng tôi có thể giúp, hay có thể là đối tác với các nỗ lực đó, cho dù ở Việt Nam hay ở bất kỳ một nước nào khác trên thế giới, thì đó là điều chúng tôi rất muốn làm.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Ông Malinowski: Sở dĩ có hy vọng cao rằng đối thoại nhân quyền năm nay đạt tiến bộ xuất phát từ đối thoại TPP. Mỹ muốn thấy Việt Nam là một phần trong cộng đồng các nước Châu Á-Thái Bình Dương cùng ngồi lại với nhau không chỉ vì các lợi ích chung về thương mại mà còn vì những giá trị chung. Việt Nam hiểu rõ điều này. Ngoại trưởng Kerry và Tổng thống Obama đã nói rõ với Hà Nội rằng làm thành viên trong cộng đồng này có những trách nhiệm ràng buộc, và một trong những vấn đề mà chúng tôi kỳ vọng chính là tiến bộ về nhân quyền. Việt Nam thừa biết rằng thỏa thuận thương mại với Việt Nam cần phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Cho nên, cuộc đối thoại nhân quyền là cách mà qua đó chúng tôi có thể thảo luận chính xác các bước nào Việt Nam cần thiết phải thực hiện để có thể trở thành thành viên của TPP trong năm nay.
VOA: Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành thành viên của TPP trong năm nay không giữa lúc tất cả các nước TPP bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ về quyền của người lao động, trong đó có quyền tự do lập hội và công đoàn độc lập mà Việt Nam chưa thực thi?
Ông Malinowski: Tôi nghĩ Việt Nam có cơ hội, một cơ hội thật sự, nhưng liệu nhà nước Việt Nam có thực hiện những bước cần thiết để nắm bắt cơ hội hay không là câu hỏi mà tôi không thể trả lời thay họ được. Chính phủ Mỹ đã chỉ ra rõ ràng, không chỉ riêng tôi trong cuộc Đối thoại Nhân quyền với Việt Nam mà quan trọng hơn là Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng đã nói rằng chúng tôi đang trông đợi tiến bộ trong nhiều lĩnh vực mà đặc biệt là trong lĩnh vực quyền của người lao động và quyền tự do lập hội vì đây là những yếu tố liên quan trực tiếp tới lợi ích của chúng tôi trong mối quan hệ giao thương tự do, cởi mở, và công bằng với Việt Nam.
VOA: Với những động thái gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông, có ý kiến cho rằng Việt Nam nên nhanh chóng mở rộng hơn quan hệ với Mỹ. Khả năng Việt Nam có thể được Mỹ hỗ trợ quân sự hay bán võ khí sát thương giữa chính sách tái cân bằng của Washington ở Châu Á như thế nào, thưa ông?
Ông Malinowski: Vấn đề an ninh ở đây nhắc nhớ rằng Việt Nam là một nước tương đối nhỏ trước một nước láng giềng rất lớn. Việt Nam cần luật quốc tế, cần trở thành thành viên trong cộng đồng mà nền tảng dựa trên sự tôn trọng những luật lệ chung được mọi người hiểu biết và tôn trọng. Và một phần trong sự giao kèo ấy bao gồm những luật lệ bảo vệ con người. Có những luật lệ quốc tế bảo vệ các nước trước sự xâm lược, trước sự xâm phạm chủ quyền biển đảo, và cũng có những luật lệ quốc tế bảo vệ con người. Cho nên, là thành viên của cộng đồng có nghĩa là chấp nhận toàn bộ gói luật lệ chung ấy. Đó là điều Mỹ đã nêu rõ với Việt Nam rằng vì sao từng bước tiến tới việc tuân thủ luật quốc tế về nhân quyền là một lợi ích cho Việt Nam. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam chắc chắn có thể cải thiện và sẽ cải thiện, sẽ tăng cường sâu hơn nữa khi sự tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam được tăng cường.
VOA: Chính sách của Mỹ với Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền trong thời gian tới sẽ ra sao, thưa ông?
Ông Malinowski: Thời gian đó chính là đây, hiện giờ nhân quyền là một phần hết sức quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ vì chúng tôi quan tâm đến tương lai, sự ổn định của Việt Nam, và sự an lành cho người dân Việt Nam. Tiếp tục tiến gần đến việc tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn quốc tế về nhân quyền rõ ràng mang lại lợi ích cho Việt Nam. Sở dĩ nhân quyền là một phần trong quan hệ Việt-Mỹ vì nó rất quan trọng đối với người dân và Quốc hội Hoa Kỳ. Khi hành pháp Mỹ yêu cầu dân chúng và Quốc hội có những bước xây dựng mối quan hệ sâu sắc và gần gũi hơn với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh và thương mại thì nhân quyền chính là những thắc mắc họ nêu lên. Họ kỳ vọng nhìn thấy những tiến bộ từ phía Việt Nam. Có rất nhiều lý do, đặc biệt là trong năm nay với các cuộc thương thảo về Hiệp định TPP, với chính sách tái cân bằng của Mỹ tại Châu Á, khiến vấn đề nhân quyền của Việt Nam sẽ nằm rất cao trong nghị trình làm việc của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng và kỳ vọng tiến bộ từ Việt Nam.
VOA: Ông nghĩ thế nào về khuyến nghị rằng Mỹ nên dành ngân quỹ từ Qũy Nhân quyền và Dân chủ của Bộ Ngoại giao giúp thúc đẩy nhân quyền và xã hội dân sự tại Việt Nam?
Ông Malinowski: Mỹ cổ xúy xã hội dân sự và nhân quyền thông qua sự hỗ trợ trực tiếp đối với các tổ chức bảo vệ nhân quyền ở các nước sở tại trên khắp thế giới, kể cả ở Châu Á, Việt Nam, và hàng chục nước khác. Đây là một phần trong phương thức hỗ trợ nhân quyền của Mỹ. Sự thay đổi không đến từ bên ngoài mà chỉ có thể xuất phát từ chính bên trong quốc gia đó, thông qua công việc của những người hoạt động ôn hòa, những người dân tại Việt Nam yêu nước và quan tâm đến hiện tình đất nước. Nếu chúng tôi có thể giúp, hay có thể là đối tác với các nỗ lực đó, cho dù ở Việt Nam hay ở bất kỳ một nước nào khác trên thế giới, thì đó là điều chúng tôi rất muốn làm.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
No comments:
Post a Comment