Diên
Vỹ chuyển ngữ
Thứ Ba, 10/06/2014
I.
Hoạt động của giàn khoan HYSY 981
Vào ngày 2 tháng Năm 2014, giàn khoan HYSY 981 của một
công ty Trung Quốc bắt đầu hoạt động khoan bên trong khu vực tiếp giáp Quần đảo
Tây Sa của Trung Quốc (xem Phụ
lục 1/5 về những địa điểm hoạt động) với mục đích tìm kiếm dầu và khí đốt.
Khi công đoạn đầu của hoạt động đã hoàn tất, công đoạn thứ hai bắt đầu vào ngày
27 tháng Năm. Hai vị trí hoạt động cách Đảo Trung Kiến thuộc Quần đảo Tây Sa của
Trung Quốc 17 hải lý và nằm trong đường cơ sở hải phận Quần đảo Tây Sa, cách xa
khu bờ biển thuộc đất liền của Việt Nam từ 133 đến 156 hải lý.
Công ty Trung Quốc đã tiến hành thăm dò trong khu vực
biển này từ 10 năm qua, bao gồm các hoạt động địa chấn và thăm dò giếng dầu. Hoạt
động khoan dò do HYSY 981 thực hiện lần này là sự tiếp tục của một quá trình
thăm dò thường xuyên và nằm đúng trong chủ quyền và thẩm quyền lãnh thổ của
Trung Quốc.
II.
Hành động khiêu khích của Việt Nam
Ngay sau khi hoạt động thăm dò của Trung Quốc vừa khởi
sự, Việt Nam đã đưa một lượng lớn các tàu thuyền, bao gồm tàu vũ trang đến khu
vực và phá rối mạnh mẽ và phi pháp hoạt động của Trung Quốc, họ đã đâm vào các
tàu của nhà nước Trung Quốc làm nhiệm vụ dẫn dắt và bảo vệ trong khu vực ấy.
Cùng lúc, Việt Nam cũng đã đưa người nhái và những thiết bị dưới nước vào khu vực
để thả một lượng lớn các chướng ngại vật, bao gồm lưới đánh cá và các vật nổi
trong khu vực biển. Vào lúc 5 giờ chiều ngày 7 Tháng Sáu, đã có đến 63 tàu thuyền
Việt Nam trong khu vực vào thời điểm cao độ nhất để tìm cách chọc thủng tuyến bảo
vệ của Trung Quốc và đâm vào các tàu của chính quyền Trung Quốc với tổng cộng
1.416 lần.
Những hành động nói trên của phía Việt Nam là những
vi phạm nghiêm trọng đối với lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc,
đe doạ trầm trọng đến sự an toàn của nhân viên Trung Quốc và giàn khoan HYSY
981, và là những vi phạm trắng trợn đến luật lệ quốc tế quan yếu, bao gồm: Hiến
chương Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và
Công ước về ngăn ngừa các hành động bất hợp pháp vi phạm an toàn lưu thông hàng
hải Nghị định thư về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp vi phạm sự an toàn của
nền tảng cố định nằm trên thềm lục địa. Những hành động này cũng gây ảnh hưởng
xấu đến quyền tự do và an ninh lưu thông trong khu vực biển, làm tổn hại đến
hoà bình và ổn định trong khu vực.
Trong khi dùng bạo lực một cách phi pháp để gây rối
hoạt động bình thường trên biển của công ty Trung Quốc, Việt Nam còn dung dưỡng
những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong nước. Vào giữa tháng Năm, hàng
nghìn phần tử vô pháp luật tại Việt Nam đã tiến hành việc đánh đập, đập phá,
hôi của và đốt cháy các công ty của Trung Quốc và của một số quốc gia khác. Họ
đã giết hại một cách dã man bốn người có quốc tịch Trung Quốc và gây tổn thương
hơn 300 người khác, và đã gây ra những thiệt hại tài sản to lớn.
Các vùng biển giữa Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc và
vùng biển thuộc đất liền của Việt Nam vẫn chưa được phân định. Hai bên vẫn chưa
tiến hành xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa trong vùng biển
này. Cả hai bên đều có quyền tuyên bố đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo
quy định của UNCLOS. Tuy nhiên, các vùng nước này sẽ không bao giờ trở thành đặc
khu kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dù áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào vào
việc phân định.
Để đối phó với hành động khiêu khích trên biển của
Việt Nam, Trung Quốc đã kiềm chế rất nhiều và và đã tiến hành những biện pháp
phòng ngừa cần thiết. Các tàu của chính phủ Trung Quốc đã được điều đến hiện
trường với mục đích bảo đảm an toàn hoạt động, qua đó đã giữ gìn trật tự qui
trình sản xuất và hoạt động trên biển và an toàn hàng hải một cách hiệu quả.
Trong khi đó, kể từ ngày 2 Tháng Năm, Trung Quốc đã có hơn 30 lần liên lạc với
Việt Nam ở các cấp độ khác nhau, yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt hành động phá rối
phi pháp của mình. Tuy thế, thật đáng tiếc là việc gây rối phi pháp của Việt
Nam vẫn đang tiếp diễn.
IV.
Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc
1. Quần đảo Tây Sa là một phần vốn có của lãnh thổ
Trung Quốc, không gì bác bỏ được. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đã khám phá,
phát triển, khai thác và thực hiện thẩm quyền đối với quần đảo Tây Sa. Trong
triều đại Bắc Tống (960-1126 Sau Công nguyên), chính phủ Trung Quốc đã thiết lập
thẩm quyền đối với quần đảo Tây Sa và đưa hải quân đến tuần tra các vùng biển ấy.
Năm 1909, Đề đốc Lý Chuẩn của hải quân Quảng Đông của nhà Thanh đã dẫn đầu chuyến
thanh sát quân sự trên quần đảo Tây Sa và tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc
bằng cách kéo cờ và bắn một loạt đạn trên đảo Vĩnh Hưng. Năm 1911, chính phủ
Trung Hoa Dân Quốc đã công bố quyết định đưa quần đảo Tây Sa và vùng biển lân cận
vào dưới thẩm quyền của Huyện Ya thuộc đảo Hải Nam.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Nhật Bản đã xâm
lược và chiếm đóng quần đảo Tây Sa. Sau khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, chiếu
theo một loạt các văn bản quốc tế, chính phủ Trung Quốc đã cử quan chức cấp cao
đi tàu quân sự đến quần đảo Tây Sa vào tháng 11 năm 1946 để tiến hành lễ tiếp
nhận các hòn đảo, một tấm bia đá đã được dựng lên để kỷ niệm việc bàn giao và
sau đó quân đội đã trấn thủ ở đấy. Vì thế, Quần đảo Tây Sa, vốn từng bị một quốc
gia khác chiếm đóng bất hợp pháp đã được trả về thẩm quyền của chính phủ Trung
Quốc.
Năm 1959, chính phủ Trung Quốc thiết lập Văn phòng
Quản lý các Quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Vào tháng Giêng năm 1974, quân
đội và nhân dân Trung Quốc đã đánh đuổi đội quân xâm lược của chính quyền Sài
Gòn thuộc miền Nam Việt Nam ra khỏi đảo San Hô và đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo
Tây Sa để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã
ban hành Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp
giáp vào năm 1992 và công bố các điểm cơ sở và đường cơ sở thuộc lãnh hải của
quần đảo Tây Sa vào năm 1996, trong đó đều khẳng định chủ quyền của Trung Quốc
đối với quần đảo Tây Sa và giới hạn các vùng lãnh hải của các đảo. Năm 2012,
chính phủ Trung Quốc đã thành lập những cơ quan hành chính cho thành phố Tam Sa
trên đảo Vĩnh Hưng thuộc Quần đảo Tây Sa.
2. Trước năm 1974, không một chính phủ kế thừa nào của
Việt Nam đã thách thức chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa. Từ cổ
xưa, Việt Nam đã chính thức công nhận quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của
Trung Quốc. Quan điểm này đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của
chính phủ cũng như trên báo chí, bản đồ và sách giáo khoa của họ.
Trong một cuộc họp với đại diện lâm thời Lý Chí Dân
thuộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam vào ngày 15 tháng Sáu năm 1956, Thứ
trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm đã long trọng
tuyên bố rằng “theo dữ liệu của Việt Nam, các Quần đảo Tây Sa và Nam Sa trong lịch
sử là một phần của lãnh thổ Trung Quốc.” Lê Lộc, Quyền Vụ trưởng Vụ châu Á của
Bộ Ngoại giao Việt Nam, người cũng có mặt tại cuộc họp, đã trích dẫn cụ thể dữ
liệu của Việt Nam và chỉ ra rằng, “xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã
là một phần của Trung Quốc vào thời nhà Tống.
Ngày 4 tháng Chín năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã
ban hành một bản tuyên bố (xem Phụ
lục 2/5), trong đó nói rằng bề rộng phạm vi lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa là 12 hải lý và nói rõ rằng “quy định này áp dụng cho tất cả các
vùng lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm cả Quần đảo Tây Sa
… “. Ngày 06 tháng Chín, báo Nhân Dân, tờ báo chính thức của Ủy ban Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam, đã công bố trên trang nhất toàn bộ văn bản tuyên bố của
chính phủ Trung Quốc về lãnh hải của Trung Quốc. Ngày 14 tháng Chín, Thủ tướng
Phạm Văn Đồng của chính phủ Việt Nam đã gửi một công hàm ngoại giao (xem Phụ
lục 3/5) đến Thủ tướng Chu Ân Lai của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, long trọng
tuyên bố rằng “chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công nhận và hỗ trợ
tuyên bố của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan
đến lãnh hải của Trung Quốc đưa ra ngày 04 tháng Chín năm 1958 ” và “chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định này”.
Ngày 09 tháng Năm năm 1965, chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà đã ban hành một tuyên bố liên quan đến các “khu vực chiến sự”
của quân đội Mỹ tại Việt Nam do chính quyền Hoa Kỳ chỉ định. Tuyên bố nói rằng
“Việc Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson chỉ định toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và
các vùng biển lân cận với giới hạn khoảng 100 dặm từ bờ biển của Việt Nam và một
phần của lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc thuộc quần đảo Tây Sa
là ‘khu vực chiến sự’ của quân đội Hoa Kỳ … là sự đe dọa trực tiếp đến an ninh
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và các nước láng giềng …
Trong tập: Bản đồ Thế giới in vào tháng Năm năm 1972
của Cục Khảo sát và Bản đồ thuộc Văn phòng Thủ tướng Việt Nam đã ghi quần đảo
Tây Sa theo tên Trung Quốc (xem Phụ
lục 4/5). Sách giáo khoa địa lý lớp chín do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
phát hành năm 1974 có một bài dạy mang tên “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (xem Phụ
lục 5/5). Trong đó viết, “Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo
Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Bành Bồ, Châu Sơn… làm thành một bức Trường thành bảo
vệ lục địa Trung Quốc….”
Nhưng giờ đây chính phủ Việt Nam lại đảo ngược lời
nói của mình bằng cách tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Tây Sa của Trung Quốc.
Đó là một vi phạm trắng trợn các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm các
nguyên tắc không được đảo ngược thừa nhận pháp lý và các tiêu chí căn bản trong
quan hệ quốc tế
V.
Giải quyết tình hình một các đúng đắn
Trung Quốc là một lực lượng trung thành trong việc
duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Hải và thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa
các nước trong khu vực. Trung Quốc kiên quyết duy trì mục đích và nguyên tắc của
Hiến chương Liên Hợp Quố, các tiêu chí căn bản của quan hệ quốc tế và các
nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế. Trung Quốc không bao giờ muốn có bất
kỳ một mối bất ổn trong khu vực láng giềng của mình.
Trung Quốc muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam,
nhưng có những nguyên tắc mà Trung Quốc không thể từ bỏ. Các kênh liên lạc giữa
Trung Quốc và Việt Nam đang mở ra. Trung Quốc kêu gọi Việt Nam cần ghi nhớ các
lợi ích chung của các mối quan hệ song phương và hòa bình và ổn định ở Biển Nam
Hải, tôn trọng chủ quyền, quyền về chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc,
ngay lập tức chấm dứt tất cả các hình thức phá rối các hoạt động của Trung Quốc
và triệu hồi tất cả các tàu thuyền và nhân sự ra khỏi khu vực để giảm bớt căng
thẳng và khôi phục lại sự bình yên trên biển càng sớm càng tốt. Trung Quốc sẽ
tiếp tục nỗ lực của mình để giao tiếp với Việt Nam nhằm giải quyết tình hình hiện
nay một cách đúng đắn.
VI.
Phụ lục
Tin
liên quan
Trung
Quốc đưa ra bằng chứng: Sách Địa Lý Lớp 9 Việt Nam nói Tây Sa, Nam Sa là của
Trung Quốc (10/06/2014)
-----------------------------
MỘT
BẢN DỊCH KHÁC :
June 9, 2014 at 12:31pm
No comments:
Post a Comment