Chưa bao giờ mà vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân được
bàn luận và hưởng ứng rộng rãi như hiện nay, nhu cầu thành lập những công đoàn
độc lập đại diện cho người lao động từ đó cũng trở nên rất cấp bách. Cách đây 6
năm, những điều mà hôm nay chúng ta nói đến đã được ba thanh niên trẻ thực hiện
trong những điều kiện hết sức khó khăn và nguy hiểm lúc bấy giờ.
Nhóm ba người bạn gồm Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đã dấn thân để biến ước mơ thành sự thật, đó là việc xây dựng một tổ chức đại diện cho giới lao động Việt Nam. Hậu quả mà những con người tiên phong mở đường ấy phải chịu đựng là từ 7 đến 9 năm tù nghiệt ngã. Họ đã hy sinh tuổi xuân đẹp nhất cho dân tộc và chưa biết còn có thể sống được đến ngày mãn hạn tù hay không.
*
Khi các cuộc đình công chống Trung Quốc mau chóng bùng phát thành bạo lực không thể kiểm soát, người dân cả nước bỗng phải giật mình chất vấn: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có còn đại diện cho giới công nhân, hay chỉ là một tổ chức ăn hại?
Nhóm ba người bạn gồm Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đã dấn thân để biến ước mơ thành sự thật, đó là việc xây dựng một tổ chức đại diện cho giới lao động Việt Nam. Hậu quả mà những con người tiên phong mở đường ấy phải chịu đựng là từ 7 đến 9 năm tù nghiệt ngã. Họ đã hy sinh tuổi xuân đẹp nhất cho dân tộc và chưa biết còn có thể sống được đến ngày mãn hạn tù hay không.
*
Khi các cuộc đình công chống Trung Quốc mau chóng bùng phát thành bạo lực không thể kiểm soát, người dân cả nước bỗng phải giật mình chất vấn: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có còn đại diện cho giới công nhân, hay chỉ là một tổ chức ăn hại?
Sự phản bội của đảng cộng sản đối với ‘đội ngũ tiên
phong’ gây ra một khoảng trống lớn trong các hoạt động bảo vệ quyền lợi công
nhân, khiến tình trạng mâu thuẫn trở nên ngày càng gay gắt. Dù vậy, lãnh vực
công nhân vẫn luôn bị chế độ toàn trị tự cho mình cái quyền độc tôn.
Giữa lúc Biển Đông đang bên bờ vực chiến tranh, TPP
là con đường duy nhất giúp nhà cầm quyền CSVN thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính
trị toàn diện, hay ít nhất có thể thoát khỏi sự thần phục vô điều kiện đối với
Trung Quốc.
Cái giá phải trả cho giấc mộng TPP cũng buộc giới cầm
quyền VN phải tôn trọng quyền tự do thành lập nghiệp đoàn lao động. Điều kiện
này mở ra một cơ hội chưa từng có đối với những người mong mỏi thay thế và lấp đầy
khoảng trống trong lãnh vực bảo vệ quyền lợi công nhân.
Những ‘cú hích’ mạnh mẽ tạo ra nhiều tiếng nói đòi hỏi
phải có một công đoàn độc lập tại Việt Nam. Cuộc họp hôm 5/6 tại chùa Liên Trì
đã dẫn đến thành quả chung của 18 tổ chức, hội đoàn cùng đồng thanh tuyên bố ủng
hộ hoàn toàn công đoàn độc lập do chính công dân Việt Nam thành lập và điều
hành.
Sau cuộc ‘Diên Hồng’ chưa từng có của Xã hội Dân sự,
chắc chắn sẽ phải có thêm rất nhiều nỗ lực để hiện thực hóa giấc mơ về một công
đoàn độc lập hoạt động hiệu quả và thực sự đại diện cho giới công nhân Việt
Nam.
Cách đây 6 năm, một cô gái 23 tuổi đã biến những giấc
mơ này thành hiện thực. Đỗ Thị Minh Hạnh và những người bạn của cô đã cho ra
đời Phong Trào Lao Động Việt vào ngày 29/10/2008. Vào thời điểm bấy
giờ, đây là một nỗ lực phi thường giữa lúc hiểm nguy ngặt nghèo.
Tuổi
trẻ nhiệt huyết
Đỗ Thị Minh Hạnh sinh năm 1985 tại Di Linh, Lâm Đồng.
Từ bé, những chuyến theo mẹ công tác trong Hội Chữ Thập Đỏ khiến Hạnh có những
quan sát khác hẳn với bạn bè cùng lứa tuổi, trong cô bé Hạnh luôn tràn ngập
tình yêu thương và mong muốn giúp đỡ mọi người.
Bác Minh - mẹ Hạnh cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự
hào khi chứng kiến sự trưởng thành của con gái út. Thế nhưng, một biến cố lớn
đã ập đến gia đình vào năm 18 tuổi, Hạnh bị công an bắt vì một tội danh mang
tên ‘phản động’. Những đợt khủng bố liên tiếp của CA nhắm vào bà mẹ thương con
khiến bác Minh nhiều lần gục ngã vì sợ con gái bị bỏ tù.
Thương mẹ, Hạnh hứa sẽ chuyên tâm lo học hành. Dù vậy,
nhiều đêm nước mắt cô chảy dài, hình ảnh những dân oan kêu cứu vô vọng giữa
dòng xe tấp nập Sài Gòn khiến Hạnh không thể ngồi yên.
Đỗ Thị Minh Hạnh - thiên thần của giới công nhân và
những dân oan thấp cổ bé họng
Một ngày, khi không còn nước mắt để khóc, Hạnh bắt đầu
hành động. Cô âm thầm đến hỗ trợ người dân mất đất và công nhân bị bóc lột.
Thời gian này, Hạnh vẫn phải vừa học vừa làm, nhờ vậy
có nhiều cơ hội tiếp xúc với giới công nhân và hiểu thêm về tình cảnh bi đát của
họ. Hạnh bắt đầu ấp ủ giấc mơ giúp công nhân tạo nên sự thay đổi và có đủ khả
năng đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình.
Năm 2008, phong trào dân chủ Việt Nam bị đàn áp khốc
liệt, hàng chục nhà hoạt động bị bỏ tù. Đỗ Thị Minh Hạnh đi đến một quyết định
lớn trong cuộc đời: từ bỏ một công việc lương cao và tạm rời xa ghế nhà trường,
cô muốn dành toàn bộ thời và công sức để dấn thân bảo vệ quyền lợi người lao động.
Biến
ước mơ thành hiện thực
Đối với một cô gái 23 tuổi, tham gia vào lãnh vực
hoàn toàn mới lạ như bảo vệ quyền lợi người lao động là một công việc đầy gian
truân và nguy hiểm.
Trước Hạnh, hai nhà hoạt động khác là anh Đoàn
Huy Chương và Trần Quốc Hiền đã bị chế độ CS kết án nhiều năm tù
giam chỉ sau một thời gian ngắn cho ra đời Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt
Nam. Sự trả thù mạnh tay đối với những nhà hoạt động bảo vệ quyền công
nhân luôn là một rào cản rất lớn.
Bắt đầu với những bước đi chập chững, Đỗ Thị Minh Hạnh
bằng sự quyết tâm và lòng chân thành đã giúp nhiều người vượt qua sự sợ hãi ban
đầu. Điện thoại của cô bắt đầu nhận nhiều các cuộc gọi từ công nhân gọi đến.
Việc ngày càng nhiều, đôi chân Hạnh không khi nào ngơi nghỉ, có khi sáng ở khu công nghiệp Đồng Nai, chiều đã có mặt trong các dãy nhà trọ tồi tàn ở Long An. Có lần, Hạnh đã gần như ngất xỉu vì thiếu ngủ.
Việc ngày càng nhiều, đôi chân Hạnh không khi nào ngơi nghỉ, có khi sáng ở khu công nghiệp Đồng Nai, chiều đã có mặt trong các dãy nhà trọ tồi tàn ở Long An. Có lần, Hạnh đã gần như ngất xỉu vì thiếu ngủ.
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng - thanh niên
đầy hoài bão
Những cố gắng âm thầm của Hạnh đã tạo nên nhiều
thành quả bước đầu, một số công nhân hiểu rõ hơn về quyền lợi chính đáng của
mình và đã mạnh mẽ lên tiếng. Việc làm của Hạnh cũng giúp cô có được nhiều người
ủng hộ hơn, trong đó có anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng - một thanh niên can
đảm và đầy lý tưởng.
Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng ảnh hưởng
nhiều từ ông Trần Ngọc Thành - chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Người Lao Động
và cũng là một nhà hoạt động công đoàn kỳ cựu tại Ba Lan. Ông Trần Ngọc Thành từng
là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, sau khi chứng kiến cuộc cách mạng Đông Âu
với vai trò của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, ông Thành tuyên bố vứt thẻ đảng và
tham gia đấu tranh.
Ông Trần Ngọc Thành là người đã hy sinh cả cuộc đời
và gia sản để đấu tranh giành quyền lợi cho người lao động Việt Nam. Giống như
hầu hết các thành viên của Ủy ban Bảo vệ Người Lao Động, ông Trần Ngọc Thành và
hai người bạn trẻ Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cùng có chung một ước
mơ sẽ thành lập một công đoàn độc lập đại diện cho giới công nhân lao động tại
Việt Nam.
Những ước mơ lớn gặp nhau, ngày 29/10/2008, Phong
Trào Lao Động Việt ra đời với sự hình thành các nhóm công nhân âm thầm
hoạt động trên nhiều khu công nghiệp.
Nhu cầu phát triển phong trào công nhân khiến Hùng
và Hạnh ngày càng hăng hái dấn thân, mặc dù điều kiện hết sức khó khăn và thường
xuyên đối mặt với các mối nguy hiểm.
Từ một cô gái xinh đẹp, chỉ sau vài tháng Hạnh trở
nên đen đúa vì nắng gió, khuôn mặt xanh xao vì làm việc quá sức và ăn uống thiếu
chất. Tài sản duy nhất của Hạnh là chiếc xe máy Tàu cũng đã bị bán đi để có chi
phí đi lại và làm việc.
Hạnh luôn tin tưởng rằng, không ai đơn độc trên con
đường chính nghĩa. Thực vậy, sau quãng đường không ngừng nghỉ, hai bạn đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt thành của những người bạn đồng hành mới, trong đó có anh
Đoàn Huy Chương.
Đoàn Huy Chương - người đấu tranh không mệt mỏi
Đoàn
Huy Chương là người sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam, bị chế độ CS bắt giam và kết án 18 tháng tù. Giữa năm 2008, Chương ra
khỏi tù mang theo nhiều chứng bệnh nặng, bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền của
người trụ cột gia đình.
Đoàn Huy Chương mang hình ảnh của một người chiến sỹ
phục quốc, ngọn lửa tranh đấu nhiệt huyết trong anh không bao giờ tắt. Bất chấp
việc bị công an quản chế và theo dõi gắt gao, Chương vẫn bí mật liên lạc và
tham gia làm việc cùng hai bạn Hùng, Hạnh.
Một điều có lẽ ít ai biết là vào năm 2009, sau khi
vượt thoát sự theo dõi dày đặc của lực lượng công an, Đoàn Huy Chương một mình
băng rừng vượt suối theo đường bộ và bí mật đến Thái Lan. Tại đây, Chương được
một nhà hoạt động Miến Điện huấn luyện và hướng dẫn các kỹ năng tổ chức, hỗ trợ
công nhân đình công, đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng.
Trở về Việt Nam mang theo những kiến thức học được,
nhóm Hạnh - Hùng - Chương tiếp tục hăng say làm việc và đã đạt được những thành
quả ngoài sức tưởng tượng. Sự tham gia hưởng ứng của giới công nhân nhiều tỉnh
thành cùng sự hỗ trợ của Ủy ban Bảo vệ Người Lao Động đã giúp Phong
Trào Lao Động Việt có những bước đi vững chắc.
Nỗ lực không mệt mỏi của nhóm Hạnh - Hùng - Chương
giúp giới công nhân mạnh mẽ đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng. Nhiều cuộc
đình công nổ ra từ từ Sài Gòn cho đến Trà Vinh, trong đó cuộc đình công tại nhà
máy Mỹ Phong là một trong nhiều thành quả mà Phong Trào Lao Động Việt đạt được.
Để có được hình ảnh sau cùng là cuộc đấu tranh của
hơn 10 ngàn công nhân Trà Vinh, ngoài những nỗ lực vượt trội, ba người bạn trẻ
Hạnh - Hùng - Chương đã phải đánh đổi bằng mồ hôi, máu xương và những
tháng năm tù đày nghiệt ngã.
Vụ
đình công tại Nhà máy Mỹ Phong
Trên thực tế, nhóm Hạnh - Hùng - Chương đã làm được
nhiều việc rất đáng trân trọng và lớn lao hơn nữa. Tuy nhiên, do thời điểm chưa
cho phép nên bài viết này chỉ xin kể lại vụ việc tại nhà máy Mỹ Phong như một
ví dụ điển hình về hoạt động của ba bạn trẻ chúng ta.
Nhà máy giày da Mỹ Phong là công ty có vốn 100% của
Đài Loan, với 2 chi nhánh cùng đặt tại Trà Vinh, tổng cộng có khoảng 11.000
công nhân.
Đầu năm 2010, tại đây liên tục xảy ra nhiều trường hợp
chuyên gia Trung Quốc, Đài Loan chửi bới, đánh đập lao động Việt Nam. Công nhân
nữ bị chuyên gia nước ngoài ném giày vào mặt gây thương tích, số khác bị chửi bới,
xúc phạm bằng cách phải chui xuống gầm bàn để nhặt những lô giày mà các chuyên
gia này vừa ném đi. Nhiều trường hợp bị ngất xỉu vì làm việc quá sức...
Mặc dù tình trạng vi phạm quyền lợi người lao động tại
nhà máy Mỹ Phong diễn ra hết sức nghiêm trọng và đều diễn ra trước mặt cán bộ
công đoàn nhà máy, nhưng phía công đoàn vẫn tỏ ra vô cảm.
Cuối tháng 1/2010, trước tết nguyên đán 2 tuần, ban
giám đốc công ty Mỹ Phong ngang nhiên ăn chặn tiền lương và thưởng tết của công
nhân, điều này đã tạo nên làn sóng bất bình trong công ty. Một số người đã nhờ
công đoàn nhà máy can thiệp, nhưng đáp lại vẫn là những cái lắc đầu vô cảm.
Trên thực tế, các cán bộ công đoàn đều nhận tiền từ nhà máy Mỹ Phong, nên họ đứng
về giới chủ và bỏ mặc công nhân.
Nhận được lời cầu cứu của một số anh chị em công
nhân, ba bạn Hạnh - Hùng - Chương lập tức có mặt. Sau khi lắng nghe chia sẻ và
hiểu nguyện cọng của giới công nhân, các bạn đã giải thích để những người lao động
hiểu được quyền lợi chính đáng của mình. Đồng thời, một kế hoạch đấu tranh bằng
cách đình công nhanh chóng được mọi người hưởng ứng.
Các yêu sách đòi hỏi quyền lợi chính đáng gửi lên lập
tức bị ban giám đốc nhà máy Mỹ Phong vứt vào sọt rác. Căng thẳng giữa người lao
động và giới chủ ngày một gia tăng. Thông tin về kế hoạch đình công bị bại lộ bởi
sự trà trộn của cán bộ công đoàn.
Để ngăn chặn đình công, giới chủ công ty đã yêu cầu
lực lượng bảo vệ và công an chi viện, đóng chốt ngay tại nhà máy. Đồng thời, để
không cho công nhân tập trung, ban giám đốc ra lệnh khóa kín cổng các phân xưởng,
ngăn cách mọi liên lạc. Hành động này khiến một số công nhân nữ bị nhốt đã ngộp
thở dẫn đến ngất xỉu. Sự phẫn nộ ngày một gia tăng nhưng chưa ai dám đứng lên
kêu gọi đấu tranh.
Công nhân nhà máy Mỹ Phong (Trà Vinh) đình công đòi
quyền lợi
Ngày 28/01/2010, ba thanh niên trong màu áo công
nhân đã vượt thoát hàng rào công an, bảo vệ dày đặc để xuất hiện bên trong nhà
máy đúng vào giờ nghỉ. Ba thanh niên này chính là Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn
Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Lời kêu gọi đình công đấu tranh ngay lập tức
vang lên và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ, dẫn đến những cuộc đình công kéo
dài liên tiếp trong nhiều ngày.
Đáp lại, ban giám đốc ra lệnh khóa chặt cổng các
phân xưởng nhằm không cho công nhân ra ngoài. Việc đóng kín cổng đã khiến 16 nữ
công nhân ngất xỉu do ngộp thở, buộc lòng các công nhân phải phá cổng để đưa những
người ngất xỉu đi cấp cứu.
Liên đoàn lao động tỉnh Trà Vinh liền xuất hiện tạo
dựng hiện trường đập phá giả nhằm vu khống cuộc đình công. Hai công nhân tham
gia đình công bị giám đốc và bảo vệ công ty bắt giữ, sau đó giao nộp cho công
an. Hành động này như đổ dầu vào lửa, sự phẫn nộ leo thang có nguy cơ dẫn đến
tình trạng mất kiểm soát.
Nhóm Hạnh - Hùng - Chương đã kiên trì giải thích và
nhận được sự hưởng ứng của nhiều công nhân. Cuộc đình công diễn ra có tổ chức
và giúp ngăn chặn được một số hành động thiếu kiềm chế như đập phá máy móc, nhà
xưởng...
Sau 3 ngày đình công liên tiếp, ban giám đốc nhà máy
Mỹ Phong đã buộc phải xuống nước, chấp thuận yêu sách cả thiện mức lương. Do là
thời điểm gần tết, nhiều công nhân cần tiền để lo cho gia đình nên đã tỏ ý muốn
quay trở lại làm việc. Bầu không khí phân vân bắt đầu xuất hiện trong giới công
nhân.
Đỗ Thị Minh Hạnh và các bạn cô cho rằng, việc chấp
nhận chế độ lương bổng cho công nhân chỉ là giải pháp đối phó của công ty, và
đây không phải là mục đích cao nhất của cuộc đình công. Cho dù tăng lương,
nhưng giới chủ công ty vẫn tiếp tục xúc phạm, hành hung người lao động như trước
thì vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề.
Lập tức, một kế hoạch khác được nhóm Hạnh - Hùng -
Chương gấp rút thực hiện ngay trong đêm.
Truyền đơn tại nhà máy Mỹ Phong, Trà Vinh
Ngày 31/1 và 1/2/2010, xung quanh nhà máy Mỹ Phong
xuất hiện hàng ngàn truyền đơn kêu gọi tiếp tục đình công, đấu tranh cho những
công nhân bị đuổi việc trước đó, đòi hỏi thành lập công đoàn do chính công nhân
bầu ra, yêu cầu công ty phải tôn trọng nhân phẩm người lao động... Những truyền
đơn này sau đó đã được truyền tay đến rất nhiều người, khiến những công nhân
đang quay trở lại làm việc cũng lập tức nghỉ việc để tham gia cuộc đình công.
Lần đầu tiên sau năm 1975, tại Việt Nam xuất hiện một
cuộc đình công mà người lao động mạnh mẽ yêu cầu trách nhiệm của giới công
đoàn, đòi hỏi phải được tôn trọng nhân phẩm và đấu tranh cho những công
nhân khác. Một cuộc đình công với thái độ rõ ràng và tinh thần đoàn kết rất
cao.
Chính điều này đã khiến phía công ty tỏ ra lúng túng
khi bắt đầu xuống nước đối thoại với công nhân. Ngay cả khi phía công ty chấp
nhận yêu sách về lương bổng cũng không thể khiến các cuộc đình công chấm dứt.
Đòi hỏi được tôn trọng nhân phẩm là điều kiện tiên quyết để người lao động quay
trở lại làm việc.
Thậm chí, lực lượng hỗn hợp gồm công an, Liên đoàn
lao động cùng đại diện giới chức Trà Vinh phải vất vả kéo đến can thiệp nhưng vẫn
không giải quyết được tình hình.
Cuối cùng, sau 7 ngày đình công liên tục, phía công
ty buộc lòng phải đáp ứng hoàn toàn các yêu sách được đưa ra, công nhân nhà máy
Mỹ Phong mới bắt quay trở lại làm việc.
Cuộc đình công của hàng vạn công nhân Mỹ Phong đã
thành công vang dội, gây được sự ảnh hưởng tích cực đối với công nhân các nhà
máy lân cận. Tuy nhiên, sự thành công quá lớn của một cuộc đình công có kỷ luật
đã khiến lực lượng công an huy động lực lượng truy tìm 3 người đứng sau tổ chức.
VIDEO :
Công
nhân nhà máy Mỹ Phong (Trà Vinh) đình công (Dân Báo TV)
Trả
thù nghiệt ngã
Năm 2010, nhà cầm quyền CSVN rầm rộ chuẩn bị đại lễ
Nghìn năm Thăng Long cùng với việc gia tăng đàn áp nhân quyền. 16 nhà hoạt động
bị kết án và bỏ tù chỉ vì thể hiện lòng yêu nước, lên tiếng đòi tự do dân chủ.
Phong trào Lao Động Việt gồm Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn
Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương cùng nhiều người khác lên kế hoạch rải truyền
đơn mang tên “Lời Kêu gọi Ngàn Năm Thăng Long”, cảnh báo họa xâm
lăng Trung Quốc, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh đòi dân chủ nhân quyền cho
Việt Nam.
Liên tục nhiều ngày trong dịp tết Canh Dần năm 2010,
hàng trăm ngàn truyền đơn “Lời Kêu gọi Ngàn Năm Thăng Long” được phát
tán khắp Sài Gòn, Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Riêng trong sáng ngày 9/2/2010,
truyền đơn xuất hiện tràn ngập tại các quận Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú, Bình
Chánh, Quận 10… Nhiều nơi, truyền đơn trắng xóa cả tuyến đường.
Bộ công an Việt Nam lập tức ban hành công điện khẩn
cấp truy nã, bằng mọi giá phải bắt nhóm ba bạn Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng
Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương.
Ngày 11/02/2010, công an bắt giữ anh Đoàn Huy Tâm,
anh trai của Đoàn Huy Chương, đồng thời bắn tin với gia đình sẽ thả anh Tâm nếu
Chương ‘chịu ra đầu thú’. Sau khi thông báo tình hình gửi lời chia tay đến với
Hùng và Hạnh, ngày 13/02/2010, Chương trực tiếp đến cơ quan công an để cứu anh
trai và bị bắt mất tích từ đó.
Đỗ Thị Minh Hạnh trước khi bị bắt
Sau khi Chương bị bắt, Hạnh và Hùng biết rằng sắp đến
lượt mình. Hạnh dành những ngày ít ỏi còn lại để trở về Di Linh chăm sóc mẹ,
còn Hùng vẫn tiếp tục đi khắp các tỉnh rải truyền đơn.
Trong những ngày sau cùng, Hạnh tâm sự với bạn bè rằng
“Ước gì có thêm thời gian, mình sẽ làm được nhiều việc hơn cho đất nước”,
khi ấy không ai hiểu điều chị nói.
Ngày 23/02/210, Hạnh bị công an bắt và đánh đập dã
man tại Di Linh. Khi cơ quan công an áp giải Hạnh về nhà lục soát, dù đã bị
còng tay, nhưng cô vẫn tiếp tục bị đánh bởi những cú đấm vào đầu và mặt.
Khuôn mặt be bét máu của con gái lúc bị công an bắt
đã khiến bà Minh - mẹ Hạnh vô cùng hoảng sợ. Nhiều tháng trời, bạn bè Hạnh
không thể liên lạc với gia đình. Người mẹ ấy không muốn bạn bè con gái mình bị
liên lụy, bà không muốn bất cứ ai phải chịu trận đòn thù tương tự như những gì
con bà phải chịu đựng. Đến nay, mỗi khi nhớ lại trận đòn kinh hoàng của công an
đối với Hạnh, khuôn mặt bà Minh lại ràn rụa nước mắt.
Vài tiếng sau khi Hạnh bị bắt, lúc rạng sáng ngày
24/02, công vây bắt Nguyễn Hoàng Quốc Hùng khi anh đang rải truyền đơn tại Đồng
Nai. Ngay đêm hôm đó, Hùng bị công an đánh đập và tra khảo hết sức tàn nhẫn.
Hùng bị biệt giam suốt 8 tháng trời, gia đình không được tiếp xúc.
Ngày 26/10/2010, phiên tòa sơ thẩm không luật sư,
không báo chí được mở ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh. Nhân chứng có mặt tại
phiên tòa hôm ấy là một công nhân Mỹ Phong từng bị đuổi việc vì tham gia đình
công.
Trước khi áp giải đến tòa, công an đã đe dọa và ép
buộc anh công nhân này phải tố cáo nhóm Hạnh Hùng Chương, và phải khai theo những
gì soạn sẵn. Dù vậy, khi đến phần xét hỏi, anh công nhân liền phản bác bản
cung, anh một mực nói rằng Chương đến giúp anh ta tìm một công việc tốt hơn tại
Sài Gòn, ngoài ra không nói bất cứ điều gì bất lợi cho Chương.
Người công nhân này sau đó quay sang mỉm cười, gật đầu
chào Chương. Rồi anh đưa mắt nhìn về những viên công an đang bừng bừng nổi giận,
anh công nhân sẵn sàng đón nhận tất cả sự trả thù sắp giáng xuống cho gia đình.
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị kết án 9 năm tù
giam. Người ngồi ghế là Đoàn Huy Chương bị kết án 7
năm tù giam
Tại tòa, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng trông nhợt nhạt và
tiều tụy với những bước đi mệt mỏi. Hùng lên tiếng tố cáo việc bị CA bức cung
và tra tấn, thậm chí suýt bị nguy hiểm đến tính mạng. Anh hổn hển nói từng câu
khó nhọc, nhưng chưa dứt lời thì chiếc micro bị cắt.
Phiên tòa diễn ra chóng vánh và kết thúc với một bản
án nặng nề cho cả ba bạn. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị kết án 9 năm tù giam, Đỗ Thị
Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương bị kết án 7 năm tù giam. Cả ba bạn trẻ đều không
nhận tội, không xin khoan hồng.
Cuối phiên xử, để tạm biệt hai bạn, Hạnh cười rất
tươi và nói lớn: “Anh Hùng, anh Chương ơi. Em hát cho hai anh nghe nha”.
Rồi cô cất tiếng hát bài “Tiễn bạn lên đường” ngợi ca tình bạn lúc chia
tay. Giọng cô trong trẻo, thánh thót vang lên giữa phiên tòa ô nhục của chế độ.
Đoàn Huy Chương hát theo những câu điệp khúc. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng dù không
còn hơi sức nhưng vẫn nở nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt nhợt nhạt, lần đầu
tiên anh cười kể từ lúc bị lôi đến phiên tòa với hai công an kè kè sốc nách.
Khi Chương vừa hát xong thì anh liền bị đánh và lôi
đi. Hạnh cũng bị lôi ra xe, một viên công an cầm dùi cui đánh vào gáy cô, rồi một
người khác nắm tóc đập đầu vào thành xe nhiều lần. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng còn lại
chút hơi tàn cố hét lớn “Đả đảo cộng sản” trước khi anh bị đánh gục
ngay tại chỗ.
Trong tù, cả ba bạn trẻ tiếp tục bị trả thù và hành
hạ vô cùng nghiệt ngã. Trong một lần gặp vợ, Đoàn Huy Chương đã bật khóc và xin
lỗi vợ, anh nói không biết còn có thể sống được đến ngày ra tù hay không. Còn Đỗ
Thị Minh Hạnh đã bị điếc hoàn toàn phần tai trái sau nhiều lần bị công an đánh
vào đầu, một bên ngực của cô teo cứng lại - dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Gia
đình Hạnh đã nhiều lần yêu cầu được đưa đi khám chữa bệnh, nhưng phía trại giam
không hề đáp ứng.
Đỗ Thị Minh Hạnh - thiên thần trong ngục tối
Ước
mơ nối tiếp ước mơ
Dù bị tù đày khắc nghiệt, Đoàn Huy Chương tiếp tục đấu
tranh tuyệt thực trong trại giam Z30A để đòi quyền lợi chính đáng. Đỗ Thị Minh
Hạnh từ chối lao động nhằm phản đối trại giam Thủ Đức bóc lột sức lực tù nhân
và làm giàu cho cán bộ quản giáo. Công an buộc phải chuyển Đỗ Thị Minh Hạnh ra
trại giam tận Hà Nội nhằm ngăn chặn tầm ảnh hưởng của cô đối với những tù nhân
khác.
Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy
Chương vẫn luôn tiếp tục đấu tranh trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, thậm
chí có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Tinh thần dấn thân của cả ba bạn là tấm
gương và nguồn cảm hứng mãnh liệt cho những người đấu tranh ở trong và ngoài nước.
Dù buộc phải lui vào hoạt động bí mật, Phong trào
Lao Động Việt vẫn tiếp tục ước mơ còn dang dở của ba bạn Hạnh - Hùng - Chương.
Nhiều hoạt động như phát tờ rơi, hướng dẫn quyền lao động, đình công có tổ chức... trong những năm vừa qua đều mang dấu ấn của 3 người bạn trẻ tiên phong mở đường.
Nhiều hoạt động như phát tờ rơi, hướng dẫn quyền lao động, đình công có tổ chức... trong những năm vừa qua đều mang dấu ấn của 3 người bạn trẻ tiên phong mở đường.
Bên ngoài, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động
gồm bà Ca Dao, các ông Nguyễn Đình Hùng, Đoàn Việt Trung, Nguyễn Tánh, Trần Ngọc
Thành… đã bí mật đưa mẹ Hạnh là bà Trần Thị Ngọc Minh sang Châu Âu, bắt đầu chiến
dịch vận động quốc tế đòi trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh và tất cả các tù nhân
lương tâm tại Việt Nam.
Mỗi lần nhắc đến con, bà Minh đều bật khóc . Ảnh: Huỳnh Minh Tú
Trong lần vào trại giam cuối cùng trước khi rời Việt
Nam, bà Minh nước mắt chảy dài ôm con và nói: “Má sẽ làm tất cả để con được
tự do, dù có phải đi đến tận cùng trời cuối đất má cũng sẽ đi kêu cứu cho con.
Má sẽ...”, bắt gặp ánh mắt chăm chú của người cán bộ quản giáo, bà Minh chợt
im lặng. Đã hai năm qua, người mẹ ấy chưa được nói lời từ biệt con, và cũng
chưa có cơ hội gặp lại con. Trong những chuyến vận động sang tận Mĩ, Úc... đêm
nào bà cũng khóc nhớ con.
Ngày
17/1/2014, một đại hội được tổ chức tại Thái Lan đã công khai tuyên bố thành lập
Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, gọi tắt là Lao Động Việt. Đây là một liên
minh với sự tham gia của 4 tổ chức, gồm: Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, Hiệp Hội
Đoàn Kết Công Nông Việt Nam, Phong Trào Lao Động Việt và Ủy Ban Bảo Vệ
Người Lao Động Việt Nam.
Đại hội kỳ 1 đã bầu ông Trần Ngọc Thành giữ
chức Chủ tịch, Lao Động Việt chính thức hoạt động bán công khai sau một thời
gian phải bí mật. Bước đầu, Lao Động Việt đã thành lập được một số công đoàn cơ
sở tại Malaysia và Việt Nam.
Sự ra đời của Lao Động Việt là nỗ lực giúp phong
trào đấu tranh đòi quyền lợi của giới công nhân cả nước ngày càng mạnh mẽ, một
công đoàn thực sự đại diện cho người lao động.
Cùng với xu thế thời đại, xã hội dân sự Việt Nam có
những bước đi vững chãi cùng những lợi ích từ TPP mang lại đã góp phần mở ra vận
hội mới cho hoạt động công đoàn độc lập tại Việt Nam. Chưa bao giờ phong trào đấu
tranh cho quyền lợi người lao động được quan tâm và đòi hỏi mạnh mẽ như hiện
nay. Tuyên bố chung của 18 tổ chức dân sự hôm 8/6 cũng đã ủng hộ việc phải có một
công đoàn độc lập tại Việt Nam.
Trong thời gian sắp tới, cuộc đấu tranh cho quyền lợi
người lao động sẽ còn rất nhiều thử thách và chông gai. TPP không phải là cây gậy
thần có thể khiến chế độ toàn trị chấp nhận cạnh tranh trong các hoạt động công
đoàn - lãnh vực mà đảng cộng sản tự cho mình cái quyền độc tôn thống trị. Sự trở
mặt sau khi nhà cầm quyền CSVN được vào WTO và tổ chức xong hội nghị APEC hồi
2006 là những bài học còn rất gần.
Dù vậy, Đỗ Thị Minh Hạnh cùng các bạn của cô đã để lại
những di sản vô cùng quý giá về tình đoàn kết, thái độ đấu tranh kiên cường và
tinh thần bất khuất trước bạo quyền.
Sự đoàn kết của 4 tổ chức tạo thành Liên Đoàn Lao Động
Việt Tự Do chính là sự tiếp nối ước mơ và con đường mà Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn
Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đã mở lối tiên phong.
Trong một cuộc phỏng vấn vào lúc cận kề ngày bị bắt,
Đỗ Thị Minh Hạnh từng nói: “Nếu chúng ta không lên tiếng thì ai sẽ lên tiếng?
Nếu chúng ta không làm thì ai sẽ làm? Và nếu như có nguy hiểm đi chăng nữa thì
chúng tôi vẫn chấp nhận điều đó.”
Chấp nhận hiểm nguy, nhóm ba người bạn Đỗ Thị Minh Hạnh,
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đã hy sinh những năm tháng đẹp nhất đời
người để cống hiến và đấu tranh cho quyền lợi người lao động. Trong cảnh sống
lao tù, cả ba vẫn trước sau như một: không nhận tội, không sợ hãi, không lùi bước.
Hôm 13/3/2014, trong ngày sinh nhật lần thứ 5 trong
tù, Đỗ Thị Minh Hạnh đã nhờ ba gửi đến tất cả mọi người bức thư như sau:
“Con xin cảm ơn tất cả mọi người đã yêu thương và
dành tình cảm đặc biệt cho con trong ngày sinh nhật. Thật ấm áp và hạnh phúc.
Xin hẹn mọi người ngày sinh nhật 13/3/2017”.
“Xin
hẹn mọi người ngày sinh nhật 13/3/2017” - Hạnh bị
bắt vào năm 2010 khi 25 tuổi, đến ngày mãn hạn bản án 7 năm tù giam vào năm 2017
thì cô đã bước sang tuổi 32. Những năm tháng đẹp nhất đời người con gái trôi
qua sau song sắt nhà tù.
“Xin
hẹn mọi người ngày sinh nhật 13/3/2017” - lời nhắn
nhủ của Hạnh gửi đến tất cả chúng ta. Hạnh không nhận tội, không xin khoan hồng
và cũng không thỏa hiệp để được ra tù trước thời hạn. Cô chấp nhận ngồi tù đến
khi hết án chứ không xin xỏ chế độ độc tài.
“Xin
hẹn mọi người ngày sinh nhật 13/3/2017” - sợ rằng
khối u trong ngực sẽ không cho phép Hạnh sống được đến ngày đó. Mặc dù dấu hiệu
ung thư đã quá rõ ràng, nhưng nhà cầm quyền CSVN vẫn không để gia đình đưa Hạnh
được khám chữa bệnh đúng chuyên khoa. Phải chăng, chế độ độc tài muốn trả thù Hạnh
bằng cách để cô chết dần chết mòn như đã từng làm với thầy giáo Đinh Đăng Định?
Dứt khoát, công đoàn độc lập sẽ luôn phải gắn liền
cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi người lao động và cuộc đấu tranh đòi trả tự do
cho những người tiên phong là Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn
Huy Chương và tất cả các tù nhân lương tâm khác. Vốn quý của dân tộc dứt khoát
phải được tự do, đây cũng là điều kiện tiên quyết để đưa đất nước đến dân chủ
và cường thịnh.
Ước mơ của Hạnh cũng chính là ước mơ của Chúng Ta!
-------------------------------------------
Trần
Khải Thanh Thủy - Cập nhật: 19/08/2011
Nguyệt
Quỳnh - Cập nhật:
4/10/2011
Trần
Trung Đạo - Boston, Hoa Kỳ 17
tháng Ba, 2011
DÂN
LÀM BÁO - Posted on13/09/2011
Mười
Hai Bến Nước - Thứ ba, ngày 09
tháng tám năm 2011
No comments:
Post a Comment