Salil
Shetty
Tuệ
Mẫn chuyển ngữ, CTV
Phía Trước
Posted on Jun 6, 2014
Nhân kỷ niệm 25 năm cuộc thảm sát ở Thiên An Môn,
Trung Quốc tiếp tục viết thêm một di sản mới về cuộc đàn áp.
Vào đêm trước dịp kỷ niệm 25 năm cuộc đàn áp Thiên
An Môn, bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) buộc phải tăng
tốc làm việc thêm ca. ĐCSTQ tiếp tục ca ngợi những ưu điểm về “Giấc mơ Trung Quốc”
do Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra, rằng chính phủ có kế hoạch thông qua những “cải
cách và mở cửa” sâu rộng. Các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát
đã liên tục đề cao tầm nhìn của Tập Cận Bình về một nước Trung Quốc trẻ trung dựa
trên những giá trị như “bình đẳng, công bằng” và “đạo đức cao”. Tuy nhiên, ngay
cả những người quan sát lạc quan nhất cũng có thể thấy rằng “giấc mơ” này vẫn
còn xa rời thực tế. Trong khi các quan chức chính phủ rao giảng về sự “bình đẳng
và công bằng” thì an ninh và công an Trung Quốc lên kế hoạch bắt giam cũng như
canh gác những nhân vật chỉ trích chính phủ trước ngày 4 tháng Sáu vừa qua.
Đáng lo ngại hơn là làn sóng khủng bố – chẳng hạn
như hàng chục nhà hoạt động bị bắt giữ, thẩm vấn, hoặc quản thúc tại gia trong
những tuần gần đây – đã đi xa hơn so với những năm trước. Các chiến dịch đàn áp
các nhà hoạt động tại một thời điểm chính trị nhạy cảm như vậy thật đáng buồn
và hoàn toàn có thể đoán trước được. Chiến dịch do chính phủ yểm trợ nhằm ngăn
chặn những buổi tưởng niệm hàng trăm – và có lẽ hàng ngàn thường dân – đã bị giết
hoặc bị thương trong cuộc đàn áp năm 1989 là một sự kiện diễn ra hàng năm.
Nhưng năm nay, các nổ lực dập tắt tiếng nói của nhiều nhân vật bất đồng chính
kiến đã diễn ra một cách nghiêm trọng hơn – thậm chí nghiêm trọng hơn cả dịp kỷ
niệm 20 năm – với nhiều phương pháp khắc nghiệt được triển khai và nhiều người
phải đối mặt với các án tù hình sự.
Kỷ niệm Thiên An Môn là một thử nghiệm quan trọng đối
với tuyên bố của Tập Cận Bình trong việc tạo dựng một xã hội cởi mở hơn ở nước
này. Đây là một thử nghiệm mà cho đến nay ông đã hoàn toàn đã thất bại, do đó
ông chọn cách đàn áp thay vì thực sự đề ra các bước cải cách. Tương tự như những
người tiền nhiệm, Tập Cận Bình dường như không thể nhìn thẳng vào lịch sử. Ông
tiếp tục cố chấp không nhìn nhận quá khứ và cố gắng quét sạch sự thật về những
gì đã xảy ra vào năm 1989. Chính phủ của ông đã cấm cha mẹ của các nạn nhân
trong vụ thảm sát đẫm máu ở Thiên An Môn không được tưởng niệm một cách công
khai. Các cuộc kêu chính phủ đối mặt sự thật, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm
từ gia đình các nạn nhân hoàn toàn rơi vào im lặng.
Tập Cận Bình cũng đã thất bại trong việc thoát ra khỏi
kiểu suy nghĩ “ổn định được đặt lên trên tất cả các vấn đề khác”, điều đã tạo
thêm một vòng luẩn quẩn của sự bất công.
Có lẽ trường hợp cụ thể nhất là nhà báo nổi tiếng
Gao Yu. Bà Yu năm nay 70 tuổi, và là một người vận động kiên trì cho các nạn
nhân trong cuộc đàn áp năm 1989. Bà đã bị bắt giữ trước dịp tưởng niệm Thiên An
Môn vào tháng trước và bị buộc tội tiết lộ bí mật nhà nước cho một trang trang
web nước ngoài hồi tháng Tám năm ngoái liên quan đến Văn bản số 9 của ĐCSTQ. Lần
cuối cùng công luận thấy bà là ngày 24 tháng Tư trước khi xuất hiện trên truyền
hình Trung Quốc vào ngày 8 tháng Năm để “nhận tội”. Và bà Yu chỉ là một trong
nhiều nhà hoạt động mà chính phủ đã nhắm mục tiêu bắt giữ theo các điều luật
hình sự mơ hồ và tùy tiện tại nước này.
Văn bản số 9, một văn bản về tư tưởng lưu hành trong
nội bộ ĐCSTQ, không thể được xem một bí mật quốc gia. Và nó cho thấy thái độ
khinh thường các quyền con người của các lãnh đạo Trung Quốc: Tài liệu này cho
thấy sự thù địch cay đắng đối với các giá trị phổ quát, nền tảng pháp quyền, xã
hội dân sự, tự do báo chí, và tự do tư tưởng.
Tuyên bố của Tập Cận Bình về chính sách cải cách sâu
rộng đang ngày càng trở nên sáo rỗng giữa lúc các lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục
bày tỏ sự thù địch đối với các quyền căn bản của con người. Bất cứ ai cố gắng đề
cập đến vấn đề này đều được xem như đang thách thức uy quyền của ĐCSTQ và bị xử
lý một cách nghiêm trọng.
Cái chết của một nhà hoạt động khác hồi tháng Ba,
Cao Shunli – người trong nhiều tháng đã bị từ chối các dịch vụ y tế trong khi bị
giam giữ – chỉ ra rõ sự lãnh đạo của các nhà chức trách cũng như sự quyết tâm của
họ đối với việc cải cách. Bà Cao đã có nhiều hoạt động đóng góp vào các phiên
báo cáo nhân quyền của Trung Quốc diễn ra dưới sự bảo trợ của Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc (được biết đên với tên gọi Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát –
Universal Periodic Review).
Bất kể những sự kiện trên, Tập Cận Bình vẫn tuyên bố
rằng Trung Quốc là một quốc gia hoạt động dựa trên nền tảng pháp quyền, tức thượng
tôn pháp luật. Sự sai lầm này được tiếp tục nhìn thấy trong các cuộc trấn áp đối
với những người liên kết với Phong trào Công dân mới, một mạng lưới các nhà hoạt
động gặp nhau để thảo luận về các vấn đề như tính minh bạch của chính phủ và
quyền giáo dục của trẻ em. Đáng chú ý nhất là bản án bốn năm cho lãnh đạo phong
trào, Xu Zhiyong, người bị cáo buộc tổ chức các cuộc biểu tình. Đơn yêu cầu
phúc thẩm của ông đã bị từ chối hồi tháng Tư vừa qua.
Về lý thuyết, các cuộc kêu gọi của Phong trào Công
dân mới về minh bạch hóa và chấm dứt tham nhũng đều phù hợp với những điều mà Tập
Cận Bình đề ra. Thúc giục chính phủ đáp ứng những yêu cầu chính đáng của nhân
dân Trung Quốc được xem là ‘tội ác’ trong các cuộc đàn áp chính trị như thể này
ở Trung Quốc.
Dường như vó một sự liên kết trực tiếp từ các cuộc
kêu gọi bởi những người biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 25 năm trước
đây với những điều được thực hiện ngày hôm nay. Hầu hết tất cả mọi người đều muốn
thấy sự thay đổi trong hệ thống chính trị hiện hành dựa trên các quyền căn bản
mà chính bản hiến pháp Trung Quốc cũng đã thừa nhận.
Nếu chúng ta đánh giá Tập Cận Bình dựa trên các phản
ứng của ông ấy trong dịp kỷ niệm 25 năm thảm sát ở Thiên An Môn thì dường như
ông đã thất bại hoàn toàn. Tập Cận Bình đã không nắm bắt cơ hội lịch sử này để
chứng minh rằng ông thật sự là một nhà cải cách uy tín. Thay vào đó, ông đã lựa
chọn con đường đàn áp, tiếp tục cố chấp và có thái độ gay gắt đối với lịch sử.
Nhìn nhận lịch sử một cách trung thực và thực sự thúc đẩy nhân quyền sẽ xây dựng
một nền tảng vững chắc cho tương lai, một chính phủ chính danh đối với cả trong
lẫn ngoài nước. Nếu không có các điều đó, ước mơ của Trung Quốc sẽ tiếp tục kết
thúc như một cơn ác mộng.
©
2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment