Thứ
tư, ngày 13 tháng ba năm 2013
Lâu nay các gói nợ xấu các ngân hàng
ém thông tin không báo cáo thực cho Ngân Hàng Nhà Nước, vì sợ bị bắt phải nộp
quỹ dự phòng, làm thiếu vốn kinh doanh. Đến hôm nay tình hình các ngân hàng thì
dư tiền gửi tiết kiệm của dân, nhưng lại không dám cho vay các dự án, vì hầu
hết các dự án tốt thì không cần vay, còn dự án không tốt lại không đủ điều kiện
cho vay.
Các khoảng vay cũ dính vào bất động
sản và sản xuất kinh doanh bị vướng vào "nợ xấu" do tình hình đóng
băng bất động sản và giảm sức mua của dân chúng làm tăng tỷ lệ ứ đọng hàng hóa.
Dòng tiền đình trệ, huyết mạch kinh tế bị thuyên tắc, nền kinh tế bị kiệt sức.
Từ đó, sức chịu đựng của các ngân
hàng lâu nay còn gánh gồng được, nhưng đến hôm nay thì không thể ém nợ xấu và
giúp các đại gia bằng cách đảo nợ tránh nợ xấu nữa rồi. Vì làm như thế sẽ tự
ngân hàng giết mình.
Cho nên, hôm nay bắt đầu rộ lên thông
tin hàng chục ngàn tỷ đồng ở các ngân
hàng bốc hơi, là vì các ngân hàng phải tự cứu mình bằng cách
đóng quỹ dự phòng cho NHNN và trung thực khai báo nợ xấu.
Vài tuần tới mọi người sẽ bắt đầu nghe thấy thông tin thực
của con số nợ xấu này của toàn hệ thống ngân hàng. Và vài tháng tới bà con sẽ
nghe thấy nhiều đại gia tự thông báo phá sản và thanh lý tài sản.
Sau cơn bĩ cực này, doanh nghiệp nào
sống sẽ sống khỏe, doanh nghiệp nào sống giả dối lâu nay sẽ đột tử và biến mất
trên chốn giang hồ.
Đó là với doanh nghiệp, còn với dân
thì, chuyện dân
nghèo cùng đường tự vận từ đầu năm 2013 đến nay không hiếm.
Nông dân chờ khiếu kiện mất đất
do cường hào ác bá đỏ đang hoành hành dưới sự lãnh đạo "sáng suốt"
của đảng cầm quyền.
Nhưng bên cạnh đó hình ảnh ngân hàng
muốn hạ lãi suất để có thể cho vay mà sống thì không thể, vì những món vay cũ
của ngân hàng từ dân có lãi suất quá cao. Ngân hàng muốn hạ lãi suất những món
vay cũ của khách hàng cũng không được. Tiến thoái lưỡng nan. Ngân hàng đang như
con rắn tự ăn cái đuôi của mình. Nền kinh tế nước nhà cũng như thế, đang tự ăn
thịt của mình.
Liệu với tình hình như thế này, thì
các chính khách có còn ngoan cố giữ nguyên hiến pháp độc quyền lãnh đạo, bất
phi chính trị hóa quân đội, không tam quyền phân lập và "nhà nước"
đại diện toàn dân để sở hữu đất đai kiếm ăn nữa không? Vì kinh tế quyết định
chính trị, mà chính trị chỉ có thể làm ảnh hưởng xấu hoặc tốt lên đối với kinh
tế. nhưng với mô hình chính trị như các chính khách đã, đang và sẽ tiếp tục bảo
thủ đã là động lực đẩy kinh tế tồi tệ như hôm nay.
Không ai khác, chính đảng cầm quyền
sẽ tự đào hố chôn mình, nếu vẫn còn tư duy bảo thủ và chậm tiến mà, không cần
quan tâm đến bất kỳ "thế lực thù địch" nào trong dân chúng và nước
ngoài. Hãy tự nhìn lại mình, đừng tự dối mình bằng việc đổ lỗi cho nhân dân.
Tư Gia, 20h59' ngày thứ Tư, 13/3/2013
Bài
đọc liên quan:
No comments:
Post a Comment