Tiêu Dao Bảo Cự
6-3-2013
(Từ hiện tượng
Nguyễn Đắc Kiên và Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do)
Vừa
mới xuất hiện, Nguyễn Đắc Kiên có thể được xem như một hiện tượng. Bài viết
ngắn gọn của anh thẳng như một mũi lao phóng trúng đích. Rõ ràng, chính xác,
cương quyết, không ai có thể hiểu lầm hay diễn giải khác. Nó cũng thể hiện phẩm
chất của một con người sáng suốt, rạch ròi, dũng cảm, biết và dám phản kháng.
Bài viết như đúc kết ước mong, khát vọng của rất nhiều người mà từ trước đến
nay chưa ai có thể diễn đạt rõ ràng hơn.
Đây
là thế mạnh của một người trẻ tuổi, dù anh đã 30, không còn trẻ lắm. Lịch sử
Việt Nam nếu kể từ truyền thuyết Thánh Gióng “lên ba chưa biết nói biết cười”
trở thành dũng sĩ phá giặc, đến Trần Quốc Toản 16 tuổi “bóp nát quả cam lúc nào
không biết”, cho đến các chàng trai, cô gái 18-20 các giai đoạn sau này, không
ít người đã làm những chuyện “kinh thiên động địa” ngay từ khi còn rất trẻ. Tuy
nhiên nhìn vào phong trào vận động dân chủ hóa đất nước hiện nay mà phần lớn
những người tham gia đều ở độ tuổi trung niên, sắp già hay thậm chí rất già thì
Nguyễn Đắc Kiên vẫn còn khá trẻ. Và ở độ tuổi này anh đã có sự chín chắn cần
thiết khi tung ra một ngón đòn ngoạn mục cùng với những cách ứng xử, quan điểm
được bộc lộ tiếp theo sau đó.
Đề
nghị của anh về việc bỏ cụm từ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên” trong Lời
Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do là một sự tế nhị, khiêm tốn và khôn ngoan. Các
ý kiến tiếp theo trong lá thư ngỏ và bài viết của anh về tha thứ và hòa giải,
phản động, chưa kể những gì thể hiện trong tập thơ “Những số không vòng trắng”
với cách cảm nhận đau đớn về dân tộc và phận người của một tâm hồn thi sĩ, cho
thấy anh đã dành nhiều thời gian suy niệm về những vấn đề lớn của đất nước.
Hầu
như ngay lập tức sau khi bài viết của anh được tung ra, một số blogger trẻ đã
hình thành Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do, dùng ngay chính nội dung bài
viết của anh để tập hợp những người ủng hộ. Trong thời gian vài ngày đã có vài
ngàn người hưởng ứng. Bản thân tôi cũng đã ký tên vào Lời Tuyên Bố. Có thể nó
sẽ theo kịp hoặc vượt qua con số hưởng ứng cũng rất nhanh chóng đối với Kiến
nghị sửa đổi hiến pháp 1992 (gọi tắt là Kiến Nghị 72 vì có 72 người ký đầu
tiên) cũng mới được tung ra không lâu do các trí thức, văn nghệ sĩ và cựu quan
chức chủ xướng.
Lời
Tuyên Bố có nội dung mạnh mẽ hơn, người ký vào có thể “gặp nguy hiểm” nhiều
hơn, vì nó công khai bác bỏ toàn bộ nền tảng của chế độ chính trị hiện hành và
tốc độ gia tăng của số người hưởng ứng cho thấy một khía cạnh mới của tình
hình. Ấy là sự chán ngán và thất vọng cùng cực đối với chế độ toàn trị lâu nay
và thái độ dứt khoát muốn thay đổi từ cơ bản, gốc rễ. Điều này là một bằng
chứng hiển nhiên, một sự mô tả bằng giấy trắng mực đen không ai có thể chối bỏ.
Đây
là một hiện tượng bất ngờ, xuất hiện ngay sau ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng khi nói về việc góp ý sửa đổi Hiến pháp. Sự hớ hênh hay hoảng hốt (?!)
của Tổng bí thư, cùng với sự chỉ đạo tuyên truyền rập khuôn cho toàn hệ thống,
là cái cớ, cơ hội ngàn vàng cho sự phản ứng bùng phát. Có thể về sau, khi lịch
sử trải qua nhiều đổi thay, người ta sẽ phải nghiền ngẫm trở lại “cú đột phá”
này. Nó không giống cách mạng màu, cách mạng nhung hay cách mạng hoa hồng, hoa
lài… mà nó là “đặc thù Việt Nam”. Còn quá sớm để nói đến những gì tiếp theo
nhưng nhất định sự việc này sẽ trở thành một dấu mốc.
Quan
điểm của Nguyễn Đắc Kiên và những người ủng hộ có thể xem là tiên phong nhất
trong các quan điểm về vấn đề dân chủ hóa đất nước, nhưng chắc chắn chỉ lực lượng
này không thể làm nên sự thay đổi mà cần phải có sức mạnh của toàn dân tộc. Bởi
so với các chế độ độc tài toàn trị đã có ở các nước trên thế giới, dù là quân
chủ, quân phiệt, phát xít, phân biệt chủng tộc hay cộng sản, thì có lẽ chưa có
chế độ toàn trị nào khôn ngoan đáo để và thích ứng nhanh nhạy như chế độ cộng
sản Việt Nam. Bên cạnh đó, dân tộc Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh,
với tâm lý cầu sinh, cầu an, cam phận, nếu không nói là khiếp nhược và tâm lý
hưởng thụ, đã làm cho phong trào dân chủ hóa đất nước gặp vô vàn khó khăn sau
gần bốn thập niên từ khi đất nước thống nhất.
Muốn
thay đổi chế độ toàn trị này nhất định phải có sức mạnh tiên tiến và tổng hợp
của toàn dân tộc, bao gồm tất cả mọi lực lượng, bất kể quá khứ như thế nào,
trong hay ngoài nước, nhất là trong nước, phải có sự đoàn kết và thống nhất về
mục tiêu chung trước mắt và lâu dài.
Một
số lực lượng lâu nay đã từng bước lộ diện: trí thức, văn nghệ sĩ, blogger, sinh
viên, đảng viên, nông dân (đặc biệt là dân oan), công nhân, các tôn giáo… Trong
từng thành phần mới chỉ có một bộ phận nhỏ tiên phong nhưng cũng đã bộc lộ
những khác biệt về quan điểm và bị chia cắt nên chưa tạo nên sức mạnh.
Đặc
biệt đối với các đảng viên, họ phải hứng chịu nhiều lời phê phán: nào hưởng thụ
đầy đủ mọi quyền lợi rồi, bây giờ về hưu mới nói; nào bản chất cộng sản không
thể nào thay đổi, làm gì có người cộng sản chân chính… Có thể những phê phán
này đúng trong một chừng mực nào đó nhưng không phải vì thế mà không thấy được
vai trò rất tích cực của các đảng viên này trong cuộc đại đoàn kết trên tiến
trình dân chủ hóa.
Có
“người cộng sản chân chính” hay không chỉ là một cách nói, một vấn đề ngôn từ
dù có phân tích chi ly đến cùng. Nếu trong thực tế có những người như thế (do
người khác nói hay họ tự nhận), nghĩa là có một số phẩm chất tốt, dù hiểu theo
nghĩa phẩm chất con người hay phẩm chất cộng sản, và họ đóng góp cho công cuộc
chuyển hóa đất nước thì cớ sao lại không hoan nghênh? Chưa kể ngay đối với
những người cộng sản không phải là “cộng sản chân chính” cũng phải có phương
cách hóa giải, nếu không, 4 triệu đảng viên cộng sản và hàng chục triệu người
liên quan, gắn bó với họ sẽ ở đâu trong tiến trình này? Đặt họ vào vị trí đối
địch trong một cuộc nội chiến và khi thắng lợi sẽ tiêu diệt, bỏ tù, hay buộc họ
vượt biên… để lại lặp lại cái vòng lẩn quẩn của dân tộc trong mấy chục năm
qua?! Chỉ mường tượng ra như vậy để thấy rằng không thể cực đoan một chiều.
Cũng
không nên dồn ai vào chân tường bằng thuần lý thuyết, rằng anh phải trả thẻ
đảng, phải ăn năn hối hận, phải từ bỏ mọi bổng lộc đang được hưởng mới xứng
đáng đứng vào hàng ngũ dân chủ (!). Cần quan niệm như thế nào để đừng làm yếu
đi thế lực của dân tộc và tăng thêm sức mạnh cho quyền lực độc tài, khi quyền
lực này còn viện tới cả “cái sổ hưu” để củng cố lực lượng. Vả lại ngay đối với
những người phê phán, ở trong nước có ai đã và đang không dính líu ít nhiều đến
guồng máy toàn trị vì guồng máy này đang bao trùm toàn xã hội? Cho nên tôi rất
tán đồng việc Nguyễn Đắc Kiên nói về tha thứ và hòa giải. Theo tôi, trước đó
còn cần có sự bao dung, không cực đoan, khắc nghiệt hay hận thù. Bao dung trong
quan điểm về những vấn đề lịch sử, bao dung khi xử lý những vấn đề hiện tại và
tương lai, bao dung với con người đã từng có lỗi lầm.
Tiến
trình dân chủ hóa đất nước không cho phép độc quyền chân lý. Hô hào đa nguyên
thì đừng bao giờ nói theo kiểu “ai không theo ta là sai lầm, chống ta”. Về
những sự kiện lịch sử đã kết thúc mà vẫn còn tranh cãi, bất đồng, làm sao trong
tiến trình mò mẫm tìm đường lại có thể độc quyền chân lý hay kích bác nhau?!
Lời Tuyên Bố Công Dân Tự Do phủ định việc sửa chữa Hiến pháp nhưng không phải
vì thế mà đối nghịch với Kiến nghị 72 về góp ý sửa đổi Hiến pháp hay các loại ý
kiến tìm đường khác. Mỗi cách làm có tác dụng riêng, tập hợp lực lượng riêng và
góp phần nâng cao dân trí, đóng góp vào chuyển động chung gây sức ép lên chế độ
toàn trị, ngoại trừ những hình thức giả mà mục đích là để củng cố chứ không
phải chuyển hóa chế độ này.
Cũng
như không nên chỉ lớn tiếng chê trách thanh niên sinh viên hiện nay là ích kỷ,
thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm đối với vận nước. Có thể có tình hình này so với
các thế hệ dấn thân trước đây, nhưng thanh niên chính là sản phẩm của xã hội,
của chế độ, của truyền thống, của nền giáo dục, trong đó có trách nhiệm của những
người đi trước. Thế hệ nào cũng có những anh hùng, những người đi tiên phong và
thế hệ trẻ hiện nay cũng đã có những người như thế xuất hiện.
Cuộc
dấn thân hôm nay là sự đồng hành của nhiều thế hệ, thế hệ trẻ hiện nay và những
thế hệ dấn thân trước đây còn tồn tại, cùng thức tỉnh và hỗ trợ nhau bằng thế
mạnh riêng của mình, trong một giai đoạn đầy khó khăn gai góc. Các phẩm chất
yêu nước, trong sáng, nồng nhiệt, phản kháng, khao khát tự do dân chủ và hòa
bình là phẩm chất tinh hoa của nhiều thế hệ cần được khôi phục và phát huy hơn
bao giờ hết để kiến tạo sức mạnh mới của dân tộc trên con đường dân chủ hóa đất
nước.
Đà
Lạt 3/3/2013
T.D.B.C.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment