04.03.2013
Bộ Chính trị đảng
Cộng sản Việt Nam (CSVN) đang lao vào một vùng chính trị cực kỳ nguy hiểm. Điều
nghiêm trọng là họ vẫn nhơn nhơn tự đắc là mình đúng, được nhân dân ủng hộ.
Nắm chính quyền trong tay, họ chủ quan, duy ý chí, coi nhân dân không ra gì.
Họ vừa vượt qua ngưỡng cửa của sự miệt thị nhân dân, chụp mũ và đe dọa những công dân yêu nước, dấn thân, sau khi họ mời góp ý vào bản dự thảo do họ đưa ra.
Sự hỗn xược đối với nhân dân đã lên đến tuyệt đỉnh khi họ hết sức cay cú thấy rõ rằng bản dự thảo do họ đưa ra bị công luận chẳng những dứt khoát bác bỏ mà còn vạch trần âm mưu đen tối của họ là đưa ra một hiến pháp của đảng CS, do đảng CS, vì đảng CS, trong khi 72 trí thức tiêu biểu đã thảo ra một dự thảo khác tiến bộ và tâm huyết của dân, do dân, vì dân.
Xin hãy nghe phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/2/2013 tại Vĩnh Phúc:
“Vừa rồi có luồng ý kiến có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức. Xem ai có tư tưởng đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân dội không? Người ta đang có quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”. Rồi ông đe dọa sẽ phải xử lý những người suy thoái ấy.
Và đâu phải đe dọa nữa. Ngay ngày hôm sau, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia Đình và Xã Hội bị Bộ Y tế đuổi khỏi tòa soạn của báo này do đã viết trên blog cá nhân những ý kiến ngược lại những lập luận của ông tổng bí thư.
Đây là một mối nhục cho quốc thể, cho thể diện quốc gia, khi lãnh đạo của một nước dùng sinh kế của cán bộ để áp đặt đúng sai. Đòn thù hèn hạ này đã bị thế giới phê phán và công luận trong nước lập tức lên án bằng một Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do , một văn kiện đã nhanh chóng được 3,000 người lý tên ủng hộ.
Có thể nói đây là đòn phủ đầu của Bộ Chính trị đối với cả một tầng lớp trí thức liên minh với nông dân, thanh niên, phụ nữ, người buôn bán nhỏ và giới kinh doanh vừa và nhỏ, mà thực lực biểu hiện rõ trong bản lấy chữ ký về yêu cầu xây dựng hẳn một bản hiến pháp mới, hiện đã có 6.612 người ký, một con số kỷ lục trong một thời gian kỷ lục. Theo các nhận xét ghi dưới các bài trên mạng, Bản dự thảo của trí thức có 80% công luận đồng tình, khi Bản dự thảo của Quốc hội chỉ được có 3%.
Để hỗ trợ cho người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng trong tình thế hiễm nghèo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vội xông ra tiếp ứng, tuyên bố thủ đô Hà Nội đã lấy xong ý kiến nhân dân về bản Dự thảo Hiến pháp, sẽ kết thúc sớm vào ngày 7/3 này, nghĩa là sớm hơn dự kiến 24 ngày, trong khi 72 trí thức và hơn 6 ngàn người ủng hộ cho rằng thời gian 3 tháng lấy ý kiến là quá ít, lại trùng vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều lễ hội, cần kéo dài cả năm mới đủ. Đây cũng là thái độ trịch thượng, quan liêu, coi thường ý kiến nhân dân. Rõ ràng việc lấy ý kiến chỉ là hình thức bên ngoài, mọi việc đã bàn định xong xuôi cả rồi, cứ thế mà làm.
Giới trí thức còn nhớ trong tháng 10/2010, sau khi Bộ Chính trị mời gọi trí thức góp ý vào các văn kiện Đại hội XI, đã có khoảng 40 ý kiến thành tâm, có giá trị khoa học và thực tiễn, có lập luận chặt chẽ được trình bày…nhưng tất cả đều bị vứt bỏ. Rõ ràng đó là thái độ mục hạ vô nhân, khinh thường đến tột cùng nhân dân và trí thức. Vậy thì lấy ý kiến nhân dân làm gì, nay lại còn hỗn xược đe dọa “xử lý”?
Xử lý là thế nào? Như xử lý các trí thức Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang…ư? Cho 72 nhân sĩ, trí thức lên chân núi Tam Đảo chăn bò ư? Đi khuân giấy in cho các nhà in Nhân Dân và nhà in Sự thật, hay bắt ngồi viết hàng trăm trang kiểm điểm về suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức ư? Hay là đi khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, hay đi xây cảng Kê Gà làm thuê cho bành trướng?...Để xem họ sẽ xử lý những người bị lên án là “suy thoái” ra sao.
Thời đại đã thay đổi nhiều rồi. Nỗi sợ cường quyền đã giảm đi trông thấy. Hãy nghe nguyên Đại sứ Nguyễn Trung công khai yêu cầu cả khóa Trung ương đảng và Bộ Chính trị hãy xin lỗi nhân dân và chịu án kỷ luật là về nhà nghỉ hẳn, xin thôi tham chính, vì đã phạm quá nhiều sai lầm tệ hại, không bị ra tòa là may. Đó mới thật là “xử lý” cần thiết, công bằng.
Điều mỉa mai khổng lồ nằm ở chỗ chính Bộ Chính trị và chính quyền các cấp mới suy thoái nặng nề, được ghi trong nghị quyết đảng hẳn hoi, nó nằm chình ình trong cơ quan lãnh đạo đảng chứ không còn ở đâu khác. Một chính quyền tham nhũng, thối nát đến mục rữa là tận cùng suy thoái.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên không hề “suy thoái”, anh có lương tâm trong sáng, có tư duy tiên tiến, anh được ông Trọng vô tình “phong thánh”, được bạn bè quý mến, được ngay dư luận tiến bộ trên thế giới ca ngơị tinh thần dũng cảm bảo vệ sự thật khi tuyên bố “Tôi càng tiếp tục chiến đấu cho lẽ phải, vì nhân dân”.
Một cơ quan lãnh đạo già cỗi, mất hẳn liên hệ với nhân dân đông đảo đang thức tỉnh, nay lại bị cô lập, cay cú liền điên rồ coi nhân dân là thù địch dể hăm dọa “xử lý” bộ phận tiên tiến nhất, cũng đồng thời là bộ phận tinh hoa dũng cảm thông minh nhất còn lại của đảng Cộng sản.
Thật không cái dại nào giống cái dại nào!
Trước tình hình này, ông Nguyễn Minh Cần đã báo động “Thậm cấp chí nguy!”, ông Nguyễn Thanh Giang nhận xét: “Ông Nguyễn Phú Trọng hàm hồ!”
Còn quảng đại quần chúng thì không khỏi ngỡ ngàng thắc mắc: Coi nhân dân là thù địch, Bộ Chính trị sẽ sống với ai?
Nắm chính quyền trong tay, họ chủ quan, duy ý chí, coi nhân dân không ra gì.
Họ vừa vượt qua ngưỡng cửa của sự miệt thị nhân dân, chụp mũ và đe dọa những công dân yêu nước, dấn thân, sau khi họ mời góp ý vào bản dự thảo do họ đưa ra.
Sự hỗn xược đối với nhân dân đã lên đến tuyệt đỉnh khi họ hết sức cay cú thấy rõ rằng bản dự thảo do họ đưa ra bị công luận chẳng những dứt khoát bác bỏ mà còn vạch trần âm mưu đen tối của họ là đưa ra một hiến pháp của đảng CS, do đảng CS, vì đảng CS, trong khi 72 trí thức tiêu biểu đã thảo ra một dự thảo khác tiến bộ và tâm huyết của dân, do dân, vì dân.
Xin hãy nghe phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/2/2013 tại Vĩnh Phúc:
“Vừa rồi có luồng ý kiến có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức. Xem ai có tư tưởng đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân dội không? Người ta đang có quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”. Rồi ông đe dọa sẽ phải xử lý những người suy thoái ấy.
Và đâu phải đe dọa nữa. Ngay ngày hôm sau, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia Đình và Xã Hội bị Bộ Y tế đuổi khỏi tòa soạn của báo này do đã viết trên blog cá nhân những ý kiến ngược lại những lập luận của ông tổng bí thư.
Đây là một mối nhục cho quốc thể, cho thể diện quốc gia, khi lãnh đạo của một nước dùng sinh kế của cán bộ để áp đặt đúng sai. Đòn thù hèn hạ này đã bị thế giới phê phán và công luận trong nước lập tức lên án bằng một Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do , một văn kiện đã nhanh chóng được 3,000 người lý tên ủng hộ.
Có thể nói đây là đòn phủ đầu của Bộ Chính trị đối với cả một tầng lớp trí thức liên minh với nông dân, thanh niên, phụ nữ, người buôn bán nhỏ và giới kinh doanh vừa và nhỏ, mà thực lực biểu hiện rõ trong bản lấy chữ ký về yêu cầu xây dựng hẳn một bản hiến pháp mới, hiện đã có 6.612 người ký, một con số kỷ lục trong một thời gian kỷ lục. Theo các nhận xét ghi dưới các bài trên mạng, Bản dự thảo của trí thức có 80% công luận đồng tình, khi Bản dự thảo của Quốc hội chỉ được có 3%.
Để hỗ trợ cho người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng trong tình thế hiễm nghèo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vội xông ra tiếp ứng, tuyên bố thủ đô Hà Nội đã lấy xong ý kiến nhân dân về bản Dự thảo Hiến pháp, sẽ kết thúc sớm vào ngày 7/3 này, nghĩa là sớm hơn dự kiến 24 ngày, trong khi 72 trí thức và hơn 6 ngàn người ủng hộ cho rằng thời gian 3 tháng lấy ý kiến là quá ít, lại trùng vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều lễ hội, cần kéo dài cả năm mới đủ. Đây cũng là thái độ trịch thượng, quan liêu, coi thường ý kiến nhân dân. Rõ ràng việc lấy ý kiến chỉ là hình thức bên ngoài, mọi việc đã bàn định xong xuôi cả rồi, cứ thế mà làm.
Giới trí thức còn nhớ trong tháng 10/2010, sau khi Bộ Chính trị mời gọi trí thức góp ý vào các văn kiện Đại hội XI, đã có khoảng 40 ý kiến thành tâm, có giá trị khoa học và thực tiễn, có lập luận chặt chẽ được trình bày…nhưng tất cả đều bị vứt bỏ. Rõ ràng đó là thái độ mục hạ vô nhân, khinh thường đến tột cùng nhân dân và trí thức. Vậy thì lấy ý kiến nhân dân làm gì, nay lại còn hỗn xược đe dọa “xử lý”?
Xử lý là thế nào? Như xử lý các trí thức Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang…ư? Cho 72 nhân sĩ, trí thức lên chân núi Tam Đảo chăn bò ư? Đi khuân giấy in cho các nhà in Nhân Dân và nhà in Sự thật, hay bắt ngồi viết hàng trăm trang kiểm điểm về suy thoái chính trị, tư tưởng và đạo đức ư? Hay là đi khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, hay đi xây cảng Kê Gà làm thuê cho bành trướng?...Để xem họ sẽ xử lý những người bị lên án là “suy thoái” ra sao.
Thời đại đã thay đổi nhiều rồi. Nỗi sợ cường quyền đã giảm đi trông thấy. Hãy nghe nguyên Đại sứ Nguyễn Trung công khai yêu cầu cả khóa Trung ương đảng và Bộ Chính trị hãy xin lỗi nhân dân và chịu án kỷ luật là về nhà nghỉ hẳn, xin thôi tham chính, vì đã phạm quá nhiều sai lầm tệ hại, không bị ra tòa là may. Đó mới thật là “xử lý” cần thiết, công bằng.
Điều mỉa mai khổng lồ nằm ở chỗ chính Bộ Chính trị và chính quyền các cấp mới suy thoái nặng nề, được ghi trong nghị quyết đảng hẳn hoi, nó nằm chình ình trong cơ quan lãnh đạo đảng chứ không còn ở đâu khác. Một chính quyền tham nhũng, thối nát đến mục rữa là tận cùng suy thoái.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên không hề “suy thoái”, anh có lương tâm trong sáng, có tư duy tiên tiến, anh được ông Trọng vô tình “phong thánh”, được bạn bè quý mến, được ngay dư luận tiến bộ trên thế giới ca ngơị tinh thần dũng cảm bảo vệ sự thật khi tuyên bố “Tôi càng tiếp tục chiến đấu cho lẽ phải, vì nhân dân”.
Một cơ quan lãnh đạo già cỗi, mất hẳn liên hệ với nhân dân đông đảo đang thức tỉnh, nay lại bị cô lập, cay cú liền điên rồ coi nhân dân là thù địch dể hăm dọa “xử lý” bộ phận tiên tiến nhất, cũng đồng thời là bộ phận tinh hoa dũng cảm thông minh nhất còn lại của đảng Cộng sản.
Thật không cái dại nào giống cái dại nào!
Trước tình hình này, ông Nguyễn Minh Cần đã báo động “Thậm cấp chí nguy!”, ông Nguyễn Thanh Giang nhận xét: “Ông Nguyễn Phú Trọng hàm hồ!”
Còn quảng đại quần chúng thì không khỏi ngỡ ngàng thắc mắc: Coi nhân dân là thù địch, Bộ Chính trị sẽ sống với ai?
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment