Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-21
2013-03-21
Nhà tranh đấu dân chủ Phạm Thanh
Nghiên, bị kêu án bốn năm tù giam ba năm quản chế vì tội tuyên truyền chống phá
nhà nước vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình Sự, đã mãn hạn tháng Mười Hai năm 2012
với sức khỏe yếu kém.
Cấm đi chữa bệnh
Từ Hải Phòng, cô Phạm Thanh Nghiên cho
Thanh Trúc biết bệnh tình cô đang có biến chứng phức tạp đáng ngại nhưng không
được phép ra khỏi địa phương, thậm chí không được ra khỏi phường đang cưtrú, dù
đã hai lần nộp đơn bày tỏ ý muốn vào Sài Gòn để tìm kiếm phương cách chữa trị
tốt hơn:
Phạm Thanh Nghiên: Theo những lần phải gặp họ và nói là vì tôi rất hay vi pham
luật quản chế của họ, cho nên không cứ gì ba năm mà họ có quyền gia hạn án quản
chế, tức là cầm tù tại gia đối với tôi, thời gian dài hơn ba năm.
Thanh Trúc: Thưa cô Phạm Thanh Nghiên, cô đã làm những gì mà họ nói như vậy?
Phạm Thanh Nghiên: Ai mà ở Việt Nam, đặc biệt với những người đi tù giống nhưtôi là những người hoạt động đấu tranh nhân quyền dân chủ cho Việt Nam, đều biết rằng ngoài án phạt giam ra thì chúng tôi còn phải chịu án quản chế. Án quản chế này, như trường hợp của tôi và rất nhiều anh em khác, chúng tôi chỉ được phép đi lại trong phạm vi của phường thôi. Trước kia thì một số người cũng lầm tưởng địa phương ở đây là phạm vi của thành phố nhưng không phải, thực ra chỉ là phường thôi. Mà phường ở Việt Nam, đặc biệt cái phường ở thành phố Hải Phòng, là rất hẹp. Thì theo qui định của họ, nếu chúng tôi muốn ra khỏi địa phận của phường thì phải xin phép phường và được phường đồng ý. Muốn ra khỏi quận cũng phải được trưởng công an quận đồng ý, và nếu muốn đi khỏi thanh phố thì phải được ông giám đốc công an của thành phố đồng ý. Tức là mình phải làm đơn từ để họ duyệt mình mới có thể đi.
Phạm Thanh Nghiên: Ai mà ở Việt Nam, đặc biệt với những người đi tù giống nhưtôi là những người hoạt động đấu tranh nhân quyền dân chủ cho Việt Nam, đều biết rằng ngoài án phạt giam ra thì chúng tôi còn phải chịu án quản chế. Án quản chế này, như trường hợp của tôi và rất nhiều anh em khác, chúng tôi chỉ được phép đi lại trong phạm vi của phường thôi. Trước kia thì một số người cũng lầm tưởng địa phương ở đây là phạm vi của thành phố nhưng không phải, thực ra chỉ là phường thôi. Mà phường ở Việt Nam, đặc biệt cái phường ở thành phố Hải Phòng, là rất hẹp. Thì theo qui định của họ, nếu chúng tôi muốn ra khỏi địa phận của phường thì phải xin phép phường và được phường đồng ý. Muốn ra khỏi quận cũng phải được trưởng công an quận đồng ý, và nếu muốn đi khỏi thanh phố thì phải được ông giám đốc công an của thành phố đồng ý. Tức là mình phải làm đơn từ để họ duyệt mình mới có thể đi.
Thế thì tôi luôn luôn bị họ cho rằng,
họ kết luận rằng tôi luôn luôn vi phạm. Bởi vì thứ nhất là tôi chưa bao giờ
công nhận cái bản án dành cho tôi cả, cho nên đương nhiên cái án ba năm là tôi
không bao giờ chấp thuận cả vì đó là cái án cái luật rất vô lý. Tôi cũng có
những nhu cầu đi lại, chưa cần nói đến việc tôi có thể phải ra ngoài thành
phốvới những nhu cầu chính đáng. Nhiều lần họ canh gác sách nhiễu này kia,
trongđó có lần tôi đã bị họ phạt. Hôm đó là ngày giỗ của mẹ nhà văn Nguyễn Xuân
Nghĩa, tôi tới thắp hương cho bà cụ theo lời mời của cô Nga vợ chú Nghĩa. Tôi
vừa vào thắp hương thì công an đã ập vào, đưa tôi tới trụ sở, phạt 1,5
triệuđồng và thẩm vấn tôi suốt mấy giờ đồng hồ.
Thanh Trúc: Trở lại vấn đề sức khỏe của cô hiện tại, cô có thể cho biết
chính xác cô đang bị bệnh gì?
Phạm Thanh Nghiên: Đó là bệnh đau đầu mà trước khi đi tù tôi cũng đã có đi thăm
khám, tuy nhiên đang uống thuốc dở thì tôi bị bắt, cho nên cũng chưa chữa trị
được. Đến bây giờ, khi về tôi cũng có đi khám. Đi khám ở thành phố Hải Phòng
thì họ nói rằng tôi chỉ bị một số vấn đề về viêm họng thôi, họ không tìm ra
nguyên nhân bị đau đầu và cũng không giải thích được vì sao tôi luôn luôn bị sốt
nhẹ. Việc tôi bị sốt nhẹ kéo dài gần hai năm nay, tức là một năm rưỡi trong tù
đến bây giờ là sáu tháng.
Tôi đặc biệt là gặp một số vấn đề khá
nghiêm trọng về mắt. Bác sĩ ở Hải Phòng kết luận ngoài bệnh cận thị và loạn thị
thì họ tìm ra một bệnh mới, cho rằng tôi bị “thoái hóa về mô sắc tố và phù đĩa
thị”. Họ cho thuốc tuy nhiên tôi uống mà không khỏi.
Sau đó thì tôi lên Hà Nội và một bác sĩ
rất uy tín nói rằng tôi bị “giai thị bạc màu phía thái dương và mỏng điều
tiết”. Tôi uống thuốc của bà khoảng hai tháng sau lại bị đau lại, và quả thật
khi đang nói với quí vị đây thì mắt tôi đang rất nhức mỏi.
Và tôi còn gặp một số vấn đề khác vềcổ
họng cũng như là vai gáy, về dạ dày, đặc biệt những cơn sốt nhẹ hàng ngày. Tôi
rất lo lắng, không biết mình bị bệnh gì bởi vì bác sĩ ở Hải Phòng và Hà Nội
không giải thích cho tôi kỹ những hiện tương như vậy. Cho nên tôi đã muốn vào
Sài Gòn vì tôi cho rằng ở đó có những phương tiện và kỹ thuật về y tế tốt hơn.
Tôi đã làm đơn và cũng xin nói thêm một
chút là tôi đã làm một thông báo để đi khám chữa bệnh, tuy nhiên sau vài tiếng
đồng hồ nộp đơn thì một toán công an
phường ập vào kiểm tra hộ khẩu và ra lệnh miệng rằng tôi không được đi đâu.
Họ cũng giải thích là đơn tôi viết là
sai vì không có chữ “Đơn Xin” cũng như không chịu viết dòng chữ “Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc”.
Lần thứ hai, sau những biểu hiện khá
nghiêm trọng về sức khỏe, tôi cũng đã làm một đơn thứ hai. Xin nói thêm rằng
đây không phải tôi thỏa hiệp với họ bởi vì mọi thứ luật họ đưa ra tôi cho rất
là vô lý. Một người không bình thường cũng không thể chấp hành những cái luật
của họ,chưa cần nói đến vấn đề là họ vi phạm nghiêm trọng những qui định về các
quyền dân chủ chính trị, các quyền con người mà họ đã ký kết với quốc tế. Tôi
làm láđơn này vì cho rằng nếu không làm thì họ sẽ gây khó khăn trong quá trình
tôi đi khám chữa bệnh. Thứ hai nữa họ sẽ khủng bố tinh thần người nhà tôi như
những gì họ đã làm trong suốt sáu tháng qua.
Sách nhiễu liên tục
Thanh Trúc: Thưa cô Phạm Thanh Nghiên, cô đã thảo lá đơn thứ hai, đã nộp
lên rồi, cô có nhận được sự trả lời nào không?
Phạm Thanh Nghiên: Một lần họ thông báo đã nhận được đơn rồi. Trong những
ngàyđó tôi phải đi truyền nước đi tiêm bởi vì tình trạng sức khỏe của tôi là bị
suy nhược. Thế thì cũng có việc là họ theo dõi họ ra tận nơi tôi đang điều trị.
Sau đó, ngày Một tháng Ba, tôi có lên
làm việc theo giấy triệu tập của họ, thì tám người giới thiệu là các cơquan
chức năng để trả lời tôi. Trước đó vài hôm, trong một cuộc gặp, tôi cũng nói
tôi yêu cầu phải trả lời đơn của tôi bằng văn bản. Bà Lã Thị Thuy Thủy, đại
diện công an thành phố, có hứa sẽ trả lời bằng văn bản cụ thể. Ông Nguyễn Văn
Kỳ, phó chủ tịch ủy ban nhân dân phường Đông Hải 1, cũng đại diện cho phướng
nói như vậy.
Nhưng ngày mùng Một tháng Ba tôi lên
thì họ chỉ trả lời miệng, họ nói chúng tôi trả lời miệng cho chị có khả năng
chính yếu tốt chứ không nhất thiết là phải trả lời bằng văn bản. Đó là một
sựtrả lời tôi cho rất là buồn cười. Và đến nay thì tôi cũng chưa nhận được bất
cứmột văn bản nào trả lời chính thức. Họ cũng tuyên bố rằng nếu tôi cố tình đi
thì họ sẽ bắt, kể cả vào Sài Gòn rồi thì họ sẽ vào tận nơi họ bắt lại.
Thanh Trúc: Tình hình này cho thấy nếu cô đi thì cô sẽ bị gán vào tội vi
phạm lệnh quản chế?
Phạm Thanh Nghiên: Vâng, tôi cũng nói thêm là ngoài ra thì họ cũng đã nói chuyện
với mẹ tôi, khi tới nhà tôi thì họ nói rất nhẹ nhàng là nếu tôi cố tìnhđi thì
sẽ gặp những điều không hay và họ sẽ không chịu trách nhiệm. Họ có nói thẳng
với tôi rằng vì tôi là đối tượng đặc biệt. Tôi nghĩ đó chính là lý do họkhông
cho tôi đi.
Thanh Trúc: Cô vừa ra tù, còn bị quản chế, sức khỏe không được tốt mà cô
vẫn viết bài tung lên mạng nên dĩ nhiên phải tạo sự chú ý rồi. Cô không có điều
gì sợ hãi ngại ngần hay sao?
Phạm Thanh Nghiên: Nếu như sợ hãi ngại ngùng thì tôi đã không đấu tranh ngay từ
đầu. Hoặc nếu trong quá trình đấu tranh mà họ bẻ gãy được ý chí của tôi thì có
lẽ rằng tôi cũng sẽ không ngồi để nói chuyện với quí vị về tình trạng nhân
quyền của tôi ngày hôm nay.
Xin nhắc lại một lần nữa câu nói ngày
tôi vừa bước chân ra khỏi nhà tù, tôi đã nói với truyền thông là không có lý do
gì để tôi không tiếp tục tranh đấu.
Thanh Trúc: Thưa cô Phạm Thanh Nghiên, cầu chúc mọi sự tốt đẹp đến với
bản thân cũng như sức khỏe của cô.
No comments:
Post a Comment